Phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

* Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: – Năm 1911 – 1920, Nguyễn Ái Quốc đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, đó là con đường cách mạng vô sản. – Nguyễn Ái Quốc khẳng định cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường cách mạng vô sản mới giành thắng lợi. * Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng: – Năm 1921 Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pháp. Năm 1922 viết báo “Người cùng khổ” và viết nhiều bài cho các báo “Nhân đạo, Đời sống công nhân và đặc biệt là cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp (1925). – Tháng 6/1923, sang Liên Xô, dự Hội nghị Quốc tế Nông dân, viết bài cho báo Sự thật của Đảng Cộng sản Liên Xô, tạp chí Thư tín Quốc tế của Quốc tế Cộng sản. Tháng 7/1924, Người dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V. – Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian từ năm 1920 đến năm 1924, chủ yếu trên mặt trận tư tưởng chính trị nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào nước ta. – Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) để trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng, truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam. Tháng 6/1925, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Quảng Châu (Trung Quốc). * Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Công sản Việt Nam: – Năm 1929, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở Việt Nam là: Động Dương Cộng sản đảng; An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn. – Sự hoạt động riêng lẻ của ba tổ chức này gây ảnh hưởng không tốt đến tiến trình cách mạng Việt Nam, cần phải hợp nhất. – Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản tổ chức và chủ trì hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản để đi đến thống nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trả lời
* Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: – Năm 1911 – 1920, Nguyễn Ái Quốc đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, đó là con đường cách mạng vô sản. – Nguyễn Ái Quốc khẳng định cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường cách mạng vô sản mới giành thắng lợi. * Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng: – Năm 1921 Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pháp. Năm 1922 viết báo “Người cùng khổ” và viết nhiều bài cho các báo “Nhân đạo, Đời sống công nhân và đặc biệt là cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp (1925). – Tháng 6/1923, sang Liên Xô, dự Hội nghị Quốc tế Nông dân, viết bài cho báo Sự thật của Đảng Cộng sản Liên Xô, tạp chí Thư tín Quốc tế của Quốc tế Cộng sản. Tháng 7/1924, Người dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V. – Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian từ năm 1920 đến năm 1924, chủ yếu trên mặt trận tư tưởng chính trị nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào nước ta. – Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) để trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng, truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam. Tháng 6/1925, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Quảng Châu (Trung Quốc). * Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Công sản Việt Nam: – Năm 1929, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở Việt Nam là: Động Dương Cộng sản đảng; An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn. – Sự hoạt động riêng lẻ của ba tổ chức này gây ảnh hưởng không tốt đến tiến trình cách mạng Việt Nam, cần phải hợp nhất. – Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản tổ chức và chủ trì hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản để đi đến thống nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.