[Quan điểm của bạn] Bạn có yêu động vật hơn yêu đồng loại mình không?

  1. Văn hóa

Sáng nay mình lướt net và tình cờ đọc được một trích dẫn với nội dung khá kì quặc, nhưng khi bắt đầu suy tư về nó thì mình lại thấy có vẻ đúng. Đây là nguyên văn câu trích dẫn:

"It's interesting. People go to an animal shelter and pick a dog that's been kicked, beaten, and has lost a leg and an eye, and they'll take that dog home and give it love and support, but they don't do that with people."

(câu này của Nikki Sixx)

Mình không giỏi ngôn ngữ nên chỉ xin dịch đại ý câu trên là "nhiều người sẵn sàng nhận chó mèo bị đánh đập, tàn tật, trong tình trạng chết đói,...về nuôi, nhưng họ sẽ không giúp đỡ những con người tội nghiệp khác theo cách đó".

Mình có 1 cô bạn, cũng là 1 người thích chó mèo, nhưng không ít lần cô này bảo mình là cô rất "ghét con người", không thích lại gần và tiếp xúc với con người.

Rồi thì có những câu nói như "chồng/vợ/bồ có thể không có, nhưng chó nhất định phải có 1 con" cũng thể hiện gần như cùng quan điểm phân biệt đối xử này.

Theo các bạn thì tại sao lại có hiện tượng phân biệt này? Liệu có phải con người chúng ta còn ít xứng đáng với tình yêu từ chính đồng loại mình, so với loài vật vô tri giác? 

undefined
Từ khóa: 

quan điểm của bạn

,

loài vật

,

tình yêu

,

đồng loại

,

văn hóa

Mình là người khá yêu động vật,mình nuôi hơn chục con mèo. Mn nhìn vào bảo mình mắc nợ, mình chỉ cười và nói: nếu đó là cái nghiệp phải trả, mình thích trả cho động vật hơn là trả cho con người. Mình thấy rằng việc chăm lo, yêu thương cho các con vật khá là thỏai mái, nó không những giúp mình giảm thư giãn đầu óc mà còn đem lại sự vui vẻ, hạnh phúc cho động vật. Đơn giản là động vật rất thuần khiết. Con người thì không đơn giản như vậy, hãy thử bạn "lượm" một người nào đó về nuôi xem. Việc đáp ứng nhu cầu hạnh phúc cho một con người rất là phức tạp, cứ chiếu theo tháp nhu cầu là hiểu ngay. Chưa kể họ được mình nhận nuôi vậy có thật sự hạnh phúc không, có nghi ngờ động cơ của mình không, có ghen tị với người cưu mang họ không, có càng lúc càng tham lam đòi hỏi quá đáng không, có thấy bị thương hại không. Từ đó rất dễ nảy sinh nhiều điều xấu. Tóm lại con người quá phức tạp để có thể cưu mang, cái giá của sự tiến hóa 😂😂chúng ta chỉ có thể làm là giúp họ phần nào thôi. Tâm linh hơn thì ai cũng có cái nghiệp cần phải trả, họ có những khó khăn để học từ đó những bài học cho bản thân mình. Can thiệp có mức độ mn ạ chứ mình không bác bỏ việc giúp đỡ đồng lọai nhé.
Trả lời
Mình là người khá yêu động vật,mình nuôi hơn chục con mèo. Mn nhìn vào bảo mình mắc nợ, mình chỉ cười và nói: nếu đó là cái nghiệp phải trả, mình thích trả cho động vật hơn là trả cho con người. Mình thấy rằng việc chăm lo, yêu thương cho các con vật khá là thỏai mái, nó không những giúp mình giảm thư giãn đầu óc mà còn đem lại sự vui vẻ, hạnh phúc cho động vật. Đơn giản là động vật rất thuần khiết. Con người thì không đơn giản như vậy, hãy thử bạn "lượm" một người nào đó về nuôi xem. Việc đáp ứng nhu cầu hạnh phúc cho một con người rất là phức tạp, cứ chiếu theo tháp nhu cầu là hiểu ngay. Chưa kể họ được mình nhận nuôi vậy có thật sự hạnh phúc không, có nghi ngờ động cơ của mình không, có ghen tị với người cưu mang họ không, có càng lúc càng tham lam đòi hỏi quá đáng không, có thấy bị thương hại không. Từ đó rất dễ nảy sinh nhiều điều xấu. Tóm lại con người quá phức tạp để có thể cưu mang, cái giá của sự tiến hóa 😂😂chúng ta chỉ có thể làm là giúp họ phần nào thôi. Tâm linh hơn thì ai cũng có cái nghiệp cần phải trả, họ có những khó khăn để học từ đó những bài học cho bản thân mình. Can thiệp có mức độ mn ạ chứ mình không bác bỏ việc giúp đỡ đồng lọai nhé.

Không liên quan tới tình yêu lắm ạ, cái này là bài toán về chi phí. Bạn sẽ thấy một số người sẵn sàng nuôi thú cưng hơn là sinh con với cùng lý do.

Chi phí nuôi một em mèo cưng mềm khoảng 100k tiền cát, 300k tiền ăn một tháng là 400k -> năm 4.8 triệu, cộng thêm chi phí chăm sóc sức khoẻ, đồ chơi nữa là 6tr. Mèo biết tự vệ sinh và biết tự chăm sóc nên mỗi ngày chỉ cần khoảng 20p chăm sóc là được.
Chi phí nuôi một em bé gấp 10-20 lần khoảng đó, và thời gian cần bỏ ra cũng vậy.

Cộng thêm các rắc rối về pháp lý và đạo đức có thể gặp phải khi nuôi một con người, khi nuôi một thú cưng thì trách nhiệm cần phải gánh vác không nặng nề như là nuôi đồng loại. => Người ta sẽ dễ dàng thể hiện tình yêu thương với động vật hơn.

Phép so sánh là một biện pháp thường dùng để miêu tả, làm rõ các tính chất của sự vật, hiện tượng hoặc đưa ra một hình dung về các quan điểm nào đó khi cần truyền đạt đến người khác. Điều đó rất thuận tiện, tuy nhiên sẽ không hay khi người ta vô tình hay cố ý so sánh những thứ không cùng tính chất mà chỉ có vẻ giống giống nhau.

Chuyện yêu thương động vật và yêu thương con người ở đây cũng vậy. Động vật chỉ cần được cho ăn, được quan tâm một chút là đủ. Còn với con người, đó chỉ là những gì cơ bản nhất mà thôi.

Không phải ngẫu nhiên mà người xưa có câu "cứu vật, vật trả ơn, cứu nhơn, nhơn trả oán". Động vật do đầu óc đơn giản chỉ biết yêu thương, trung thành với người có ân với nó, người cho nó ăn. Còn con người phức tạp hơn, đa phần đều bị tham, sân, si ảnh hưởng nên sự tiếp xúc giữa người với người phức tạp hơn rất nhiều. Sự phức tạp đó khiến người ta e ngại.

Khi ta yêu thương một người, hay cứu một người, chưa nói đến việc họ có trả oán cho ta không, nếu mà họ yêu thương lại ta, thì đó cũng chưa chắc là chuyện vui, có khi còn phiền phức hơn là trả oán.

Vậy nên: hiện tượng một số người yêu thương động vật mà không thể hiện tương tự với người khác, cơ bản là do họ chưa có đủ năng lực yêu thương, chưa thể chịu được những khả năng khi trao đi yêu thương đó.

Về quan điểm cá nhân: mình không phân biệt người hay vật, và không có nhu cầu thể hiện yêu thương với đối tượng nào (không muốn tự dưng mang người hay vật về nuôi). Nếu thấy người hay vật gặp khó khăn mà mình có thể giúp, mình sẽ giúp, có ai khác giúp thì mình không giành. Mỗi người hay vật đều có nhân quả riêng, và khi có nhân duyên thì sẽ gặp, nếu tác động vào đối tượng nào đó dù là yêu thương hay thù ghét, chăm sóc hay đả thương đều là đang tham gia vào nhân quả của đối tượng đó. Mình không muốn xen vào quá nhiều, dù là người hay vật. À, có ưu tiên đồng loại hơn một chút ở đây.

Hi bạn, mình nghĩ nó xuất phát từ việc con người chúng ta "khó nắm bắt, khó đoán trước" hơn là các loài động vật. Bạn chỉ cần thường xuyên cho một chú chó ăn, tắm rửa, chăm sóc, dắt nó đi chơi...tự khắc nó sẽ quấn quýt bạn, thậm chí bảo vệ ngược lại bạn. Với con người thì không như vậy, bạn yêu thương hay giúp đỡ một người hết lòng không có nghĩa người đó sẽ cư xử lại y hệt với bạn.

Thế nên những ai không quen với việc "cho đi mà không cầu báo đáp" thì nhận nuôi chó mèo có lẽ sẽ thích hợp hơn cho họ. Vấn đề chi phí như bạn

Toan Huynh
 phân tích phía dưới cũng là một nguyên nhân rất hợp lý.

Theo mình thì tâm lý nhận nuôi động vật và chăm sóc yêu thương động vật thì 1 phần có thể là do động vật sẽ dễ dàng nghe lời và bị trừng phạt chúng nếu chúng ko nghe lời. Nếu quá thì chỉ là cắn hoặc sủa lại. Còn về con người thì không thể nào biết trước được họ sẽ làm gì lại mình nếu mình trừng phạt họ. Nói chung con người được xem là “nguy hiểm” hơn động vật. Như người ta hay nói đùa là “người thì phản mình chứ chó nó ko phản mình”.

-> tâm lý thống trị nằm ẩn sâu trong việc nuôi nhận chăm sóc yêu thương “động vật”. 

Với bản thân mình, mức độ yêu quý phụ thuộc vào mức độ thân thiết, mối quan hệ, đối phương có đối xử tốt với mình hay ko...; thú cưng hay đồng loại cũng đều như thế hết. Thế nên, thú cưng của mình tất nhiên là mức độ ưu tiên sẽ cao hơn so với 1 thành phần nào đó ko quen.

Ngoài ra, chó nếu bạn cứu nó, đối tốt với nó, cho nó ăn và nó coi bạn là chủ thì nó sẽ ko bao h phản bội lại bạn cả. Tất nhiên là nếu nó bị dại ko còn nhận biết được gì thì lại là câu chuyện khác, người bú đá vào còn nhét tỏi đầy mồm ny cơ mà. Câu "chó không chê chủ nghèo" ko phải là ko có cơ sở. Còn con người thì chưa chắc - "cứu vật vật trả ơn cứu nhân nhân trả oán" - đôi khi làm ơn mắc oán, cứu người rồi lại mua thêm phiền phức vào mình, có khi còn liên lụy đến người thân và gia đình nữa.

Trở lại với câu hỏi cuối bài của bạn, đính chính 1 chút là động vật nó ko vô tri vô giác, và với mình thì đúng là như thế đấy. Nhân chi sơ tính bản ác - con người nói chung so với động vật như chó nhà chẳng hạn thì ít xứng đáng hơn thật.

Mình xin đúc rút từ những câu trả lời trước. Sự khác biệt là:

Động vật thì chỉ cần cho ăn, chỉ cần quan tâm một chút là đủ, nhưng con người thì không.

Việc đáp ứng nhu cầu hạnh phúc cho một con người rất là phức tạp , cứ chiếu theo tháp nhu cầu là hiểu ngay . Chưa kể họ được mình nhận nuôi vậy có thật sự hạnh phúc không , có nghi ngờ động cơ của mình không , có ghen tị với người cưu mang họ không , có càng lúc càng tham lam đòi hỏi quá đáng không , có thấy bị thương hại không . Từ đó rất dễ nảy sinh nhiều điều xấu . Tóm lại con người quá phức tạp để có thể cưu mang , cái giá của sự tiến hóa ra chúng ta chỉ có thể làm là giúp họ phần nào thôi .