[Quan điểm của bạn] Dịch vụ đòi nợ thuê có nên bị cấm không?

  1. Tin Tức

Xét theo các điều luật kinh doanh hiện tại ở VN, đòi nợ thuê hiện vẫn là một 'lĩnh vực' kinh doanh hợp pháp. Vấn đề chính có lẽ nằm ở chỗ các quy định xoay quanh hình thức kinh doanh cụ thể vẫn còn chưa rõ ràng.

Nhiều công ty đòi nợ thuê bị cáo buộc là có những hành vi biến tướng như 'khủng bố tinh thần' con nợ. Một trường hợp mới đây là vụ việc thả gián chết vào đồ ăn và tạt chất bẩn vào quán Phở Hoà (tpHCM). Việc này theo mình không những chẳng mang lại ích lợi trực tiếp nào phục vụ việc đòi nợ, mà còn gây ảnh hưởng đến các công dân, khách hàng vô tội bị vạ lây, làm dơ bẩn môi trường sống công cộng.

Và mình càng không hiểu nổi tại sao một dịch vụ kinh doanh như này mà lại có thể được hợp pháp hoá, ngay từ đầu? Nó không hề mang tính văn minh, và 'công tác đòi nợ' hoàn toàn có thể được nhận lãnh bởi các cơ quan chức năng khác mà?

Các bạn nghĩ sao về vấn đề này?

undefined
Từ khóa: 

đòi nợ thuê

,

kinh doanh

,

rối loạn trật tự

,

giang hồ

,

tin tức

Cá nhân mình cho rằng ko nên cấm hoàn toàn, nó biến tướng theo kiểu đe dọa, tra tấn, khủng bố tinh thần (và thể xác) con nợ thì báo CA đến giải quyết.

Chừng nào người dân còn ra ngoài vay tiền ở các tổ chức tín dụng khác ngoài ngân hàng thì vẫn sẽ cần và có những tổ chức chuyên dụng để đi đòi nợ. Đã vay thì phải trả.

Muốn dẹp cái này thì dẹp hết tất cả các tổ chức cho vay tiền khác ngoài ngân hàng đi là được, cấm hết là tự nó tan rã thôi.

Trả lời

Cá nhân mình cho rằng ko nên cấm hoàn toàn, nó biến tướng theo kiểu đe dọa, tra tấn, khủng bố tinh thần (và thể xác) con nợ thì báo CA đến giải quyết.

Chừng nào người dân còn ra ngoài vay tiền ở các tổ chức tín dụng khác ngoài ngân hàng thì vẫn sẽ cần và có những tổ chức chuyên dụng để đi đòi nợ. Đã vay thì phải trả.

Muốn dẹp cái này thì dẹp hết tất cả các tổ chức cho vay tiền khác ngoài ngân hàng đi là được, cấm hết là tự nó tan rã thôi.

Mình thì trong mọi trường hợp, luôn ủng hộ tự do của công dân. Và vì thế tôi không ủng hộ việc cấm đòi nợ thuê chỉ vì nhiều trường hợp "biến tướng".

Vấn đề của vụ biến tướng nằm ở chỗ: Khi những cơ sở đòi nợ thuê không có ngán công quyền thì nó mới dám làm mạnh và công khai như thế. Và vì thế, muốn giải quyết vấn đề biến tướng thì lại cần đội ngũ cảnh sát đủ mạnh và uy tín, không bị mua chuộc bởi chính các cơ sở đòi nợ thuê này.

Thêm nữa là cơ chế luật pháp có nghiêm ngặt hay không, trừng phạt thật nặng những trường hợp vi phạm khi phát hiện và được toà thụ lý. Khi có cơ chế luật pháp siết chặt, các hành vi biến tướng sẽ được phòng ngừa từ xa.

Giờ nhìn với một góc khác: Nếu cấm dịch vụ đòi nợ thuê thì sao?

Câu trả lời là nó cũng giống như cấm mại dâm, cấm ma tuý và cấm súng ở VN: Càng cấm thì càng mọc lên và hơn thế nữa lại kéo theo nhiều tệ nạn hơn.

Chuyện này làm tôi nhớ tới câu chuyện cấm rượu ở Mỹ, nó được hỗ trợ từ mafia, để họ có thể bán rượu lậu với giá cao hơn. Và tất nhiên, vì bị cấm nên số lượng người cạnh tranh bị giảm xuống đáng kể, và vì nhu cầu luôn luôn có nên tiền sẽ được điều tiết vào một số mafia lớn mà thôi.

Giờ cấm dịch vụ đòi nợ thuê, kết quả sau cùng sẽ là: dịch vụ đòi nợ thuê sẽ có mức phí cao và con nợ sẽ được "giúp đỡ nhiều hơn" (nhấn mạnh giúp đỡ trong ngoặc kép).

Mình nghĩ không cấm được. Sẽ là xử lý các đơn vị làm trái với pháp luật thôi. Vì mình thấy rất khó định tội được các nghiệp vụ tấn công về mặt tinh thần.

Nếu động tay động chân thì có bằng chứng để xử lý ngay. Nhưng khi tấn công về mặt tinh thần thì khó. Ví dụ mình được nghe kể về 1 bên đòi nợ họ mang tới tầm 20 người xăm xổ đứng xếp hàng bên cạnh nhà con nợ thôi, không động tay động chân gì cả, nên cũng chẳng thể xử lý.

Ngoài ra, có cách dã man hơn mà mình cũng từng được nghe kể, đó là nhắn tin tới số của con nợ về vị trí hiện tại của con cái họ. Tụi nó không đe dọa trực tiếp, chỉ đưa tới thông tin. Nên khó xử lý lắm.

Theo mình được biết thì rất nhiều các DN hiện nay bán toàn bộ khoản nợ của mình cho dịch vụ này, thậm chí ngân hàng cũng bán khoản nợ này cho đơn vị dịch vụ đòi nợ thuê sau đó đơn vị này làm sao thì tùy miễn là thu hồi được số nợ và đảm bảo có lợi nhuận.

Theo mình thì về bản chất dịch vụ này là hợp pháp. Và cũng nên tồn tại. Trong thời gian vừa qua, xảy ra rất nhiều vụ việc mang tính hình sự là do sự biến tướng trong hoạt động. 

Tuy nhiên, nếu thật sự cơ quan chức năng theo dõi và quản lý chặt chẽ hơn nữa và có sự theo dõi bỗ sung luật định cho phù hơp thì mình nghĩ sẽ xử lý được những mặt trái của nó, tuy nhiên khó mà có thể hoàn toàn triệt để ngay ở các quốc gia phát triển.

Trích luật gia Nguyễn Văn Hậu:

Theo nghị định 104/2007 quy định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ chỉ cho phép các DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ được thực hiện các biện pháp thích hợp để thu thập, phân tích, đối chiếu các thông tin liên quan, xác định rõ các khoản nợ; thông báo việc đòi nợ và đề nghị khách nợ cung cấp thông tin, phối hợp hỗ trợ hoặc áp dụng các biện pháp thích hợp, phù hợp với luật pháp để khách nợ thực hiện nghĩa vụ trả nợ; nhận tài sản do khách nợ hoặc tổ chức, cá nhân khác liên quan giao để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách nợ. “Mục đích sử dụng các phương pháp trên để đàm phán, thương thuyết với chủ nợ. Chứ không phải dùng các biện pháp gây mất thiện cảm, gây mất trật tự an toàn xã hội để ép khách nợ trả nợ như hiện nay”

Tinh thần trong Nghị định 104/2007 cũng thể hiện rất rõ tiêu chuẩn của người lao động trong hoạt động dịch vụ đòi nợ thuê: không có tiền án; trình độ học vấn từ trung cấp trở lên thuộc một trong các ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh. .. “Luật quy định rất rõ nhưng vẫn để xảy ra thực trạng biến tướng thì do quản lý không chặt và chế tài DN vi phạm còn thấp, chưa có tính răn đe. Vì vậy, điều cần làm là sửa luật để tính lại khâu quản lý, chế tài và xử lý cơ quan chức năng được luật cho phép quản lý nhưng để “lọt” giang hồ tham gia vào DN dịch vụ đòi nợ, chứ không phải cấm”

Đòi nợ thuê là nhu cầu có thật, và không cấm được đâu ạ, nếu cấm thì nó sẽ đổi thành bán giấy nợ cho xã hội đen. Ta đã có pháp luật về việc đòi nợ thuê, nếu công ty/ đối tượng nào hoạt động sai thì xử lý. Nếu luật có thiếu sót thì cải tiến.

Cấm chưa bao giờ là giải pháp tốt nhất :D 


 

Tôi ủng hộ dịch vụ đòi nợ thuê hợp pháp. Ở đây ta cần bàn đến chế tài pháp luật Việt nam quá yếu. Lực lượng chức năng không sát hoặc ăn dơ với các công ty đòi nợ có các hành vi không đúng luật. Dẫn đến hệ lụy nhiều ảnh hưởng mặt trái không đúng luật của dịch vụ đòi nợ. Hãy tưởng tượng bạn là người cho vay khi đi đòi con nợ chây ỳ, nếu không đòi được cả Bạn và toa tàu đằng sau bạn sẽ ra đê để ở(nếu có vị trí để ở). Nếu có vay có trả đúng hạn cần gì đến đòi nợ thuê? Quan trọng là tinh thần thượng tôn pháp luật!