[Review sách] The One Thing!

  1. Sách

  2. Tâm sự cuộc sống

https://cdn.noron.vn/2021/09/24/1lnjryjvdmtlz3yrvdv1oma-1632452218.jpg

“Nếu săn 2 con thỏ cùng một lúc, thì bạn sẽ chẳng bắt được con nào.”

Đó là mở đầu phần giới thiệu cho cuốn sách self-help này của Gary Keller & Jay Papasan, câu nói đó gần như tác giả đã mong muốn và định hình tất cả chúng ta về cùng một câu hỏi:

Điều quan trọng nhất mà chúng ta mong muốn trong từng khoảng khắc là gì?”

Đến đây, tôi có sự liên tưởng đến một câu nói trong cuốn sách “Nhà giả kim” mà tôi đã rất thích:

Khi người nào muốn điều gì thì cả vũ trụ sẽ chung sức lại để người ấy đạt được điều mơ ước.

Tuổi trẻ, chúng ta luôn muốn làm thật nhiều điều, trải nghiệm nhiều nơi, hay học hỏi nhiều lĩnh vực khác nhau. Tất cả chúng ta đều có một quỹ thời gian như nhau. 24 giờ mỗi ngày. Điều vô lý ở đây là, chúng ta đều mong muốn tất cả những thứ ta muốn làm nó cùng một thời điểm. Đó có thể là một phần của lý do vì sao, chúng ta rất chăm chỉ, rất bận rộn, làm nhiều việc nhưng không hiệu quả và chưa thành công.

Chúng ta có một niềm tin sai lầm rằng có thể làm nhiều việc cùng một lúc(multitask — đa nhiệm). Cuốn sách đã lập luận và chỉ ra luận điểm trên là hoàn toàn sai lầm. Đa nhiệm đơn giản là hành động tạo cơ hội làm hỏng nhiều hơn một việc cùng một thời điểm. Cố làm nhiều việc một lúc thì rất có thể bạn sẽ không làm tốt việc nào cả.

Khi làm việc trên máy tính, bạn bật cả tá các tab trên trình duyệt, một vài phần mềm, một vài công cụ chat, thảo luận…Bạn đang làm việc A, thì bỗng nhiên được giao nhiệm vụ làm việc B, hoặc ai đó nhắn cho bạn cần làm gấp việc C. Bạn quyết định phải thực hiện việc C ngay và đưa việc A vào queue. Cứ như vậy tiếp diễn, bạn nghĩ nó có hiệu quả không? Đấy chỉ là một ví dụ khá đơn giản cho việc bạn không nên làm nhiều việc cùng một lúc.

Hãy sắp xếp và lập danh sách độ ưu tiên(priority) và xác định rõ điều gì là quan trọng nhất trong từng thời điểm. Hãy đặt ra những câu hỏi tập trung giúp bạn định hướng được công việc, cuộc sống của bạn.

“Điều gì là điều quan trọng nhất mà tôi có thể làm vào (hôm nay, tháng này, tuần này, quý này, năm này, 5 năm tới, ngay bây giờ) là gì?”

Đối với các doanh nghiệp, công ty hay startup cũng vậy. Hãy làm những điều quan trọng nhất trong từng thời điểm. Hãy lấy GoogleApple là một ví dụ. Google tập trung vào điều quan trọng nhất của họ là công cụ tìm kiếm, và cố gắng làm nó tất nhất có thể. Steve Job đã từng cắt bỏ 340 sản phẩm trong tổng số 350 sản phẩm để chỉ tập trung vào 10 sản phẩm cốt lõi trong giai đoạn tái lập Apple.

“Hãy giống như một con tem gắn chặt vào mục tiêu cho tới khi bạn đến đích.”

Trong những phần cuối của cuốn sách, tác giả đặc biệt làm rõ các kết quả khi khai phá các khả năng tiềm ẩn của chúng ta dựa vào việc chúng ta xác định cách sống theo độ ưu tiên, sống có mục đích và sống vì hiệu quả.

Sống vì hiệu quả không có nghĩa là bạn phải làm việc vất vả, luôn bận rộn hay phải thức đến nửa đêm. Nó liên quan đến các ưu tiên, lập kế hoạch và quyết tâm bảo vệ thời gian của bạn. Tập trung vào những điều quan trọng nhất còn có nghĩa là bạn quyết định những gì mình không làm.

Sống có mục đích giúp bạn đình hình hướng đi. Sống vì hiệu quả và nỗ lực hết mình, tập trung vào điều quan trọng nhất giúp bạn thành công.

Và cuối cùng, nếu bạn đã biết cách tập trung và sắp xếp được độ ưu tiên của mình, thì hãy cố gắng, nỗ lực hết mình, dám nghĩ lớn để tạo ra những điều khác biệt.

“Chỉ có những người dám đi quá xa mới có thể phát hiện ra con người ta có thể tiến xa đến đâu.”

---

Bạn chỉ mất có vài phút để đọc nó, nhưng tôi thì mất vài tiếng để tổng hợp và note lại, nên không có lý gì mà bạn đọc đến đây mà không ủng hộ tôi bằng cách like, comment hoặc share nó cho mọi người. 😘

Hà Nội, 23h00, 02/07/2019

Từ khóa: 

the one thing

,

bùi huy cường

,

sách

,

tâm sự cuộc sống

Cảm ơn bài review của bạn Huy Cường ^^ rất ấn tượng với bài review cuốn "Tương lai sau đại dịch Covid" của bạn.

Trả lời

Cảm ơn bài review của bạn Huy Cường ^^ rất ấn tượng với bài review cuốn "Tương lai sau đại dịch Covid" của bạn.

Mình cũng tự cảm thấy bản thân không phù hợp với làm việc đa nhiệm, càng đa nhiệm người ta càng xa rời thực tế thì phải?