Ruột đóng vai trò người gác cửa

  1. Trí tuệ nhân tạo

 Probiotics (lợi khuẩn) đã được xem như một loại thần dược tự nhiên giúp con người tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ tiêu hóa và giúp chống lại rất nhiều bệnh tật phát sinh từ bên trong.

Cơ chế hoạt động, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể của Probiotics khá đơn giản. Vốn dĩ, trong đường ruột của chúng ta có chứa rất nhiều vi khuẩn và chúng được chia ra là 2 loại: chủng vi khuẩn gây hại và chủng vi khuẩn “có ích còn gọi là lợi khuẩn”. Khi các vi khuẩn gây hại phát triển bùng phát, cơ thể yếu đi, hệ thống miễn dịch trở nên suy kém, các loại bệnh tật có thể tấn công dễ dàng. Ngược lại, khi có chế độ ăn uống phù hợp, đồng thời cung cấp thêm cho cơ thể một lượng lớn lợi khuẩn mỗi ngày một cách tự nhiên thì cơ thể sẽ trở nên khỏe mạnh hơn, vượt qua bệnh tật dễ dàng.

đường ruột là lối xâm nhập đầu tiên của các loại vi khuẩn gây hại nên trong thực tế, khoảng 70%-85% các tế bào miễn dịch của cơ thể được phát hiện ra ở đường ruột. Lợi khuẩn đã được chứng minh là có thể nâng cao khả năng miễn dịch và sức đề kháng của ruột bằng cách tác động tích cực lên một số chức năng của hệ miễn dịch ở đường ruột, giúp bảo vệ sức khoẻ trước các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.

Bác sĩ Tim Crowe, chuyên gia dinh dưỡng ở đại học Deakin (Melbourne, Úc), giải thích: “Thành đường ruột là một lá chắn giữa những gì bạn tiêu hóa và máu. Nó giống như một tấm lưới”. Các vi khuẩn tốt sẽ bám vào tấm lưới này và ngăn cản các vi trùng gây bệnh đã qua mặt hệ miễn dịch. Chúng còn giúp phân giải thức ăn, qua đó cung cấp những dưỡng chất quan trọng.

Probiotics còn giúp đẩy lùi các vi khuẩn gây bệnh đường ruột, sinh sôi và chiếm chỗ các vi khuẩn gây hại, ức chế khả năng gây hại của chúng, giúp cân bằng hệ thống vi sinh trong đường ruột.

Lợi khuẩn tăng hoạt tính thực bào để tiêu diệt vật ngoại lai, giúp đào thải các vi sinh vật gây hại. Tăng kháng thể IgA, IgG, IgM và tăng sự sinh tiết IgA, kích hoạt sự hoạt động sản sinh kháng thể. Tăng interferon γ giúp hỗ trợ các tế bào bạch cầu chống lại tác nhân gây nhiễm bệnh.

Theo các nghiên cứu, 70% hệ miễn dịch của con người là do lợi khuẩn kiến tạo nên. Chính vì vậy, bổ sung một lượng lớn lợi khuẩn sống vào tận ruột non và đại tràng sẽ giúp tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

2. Thải độc ruột

Có lẽ ít ai ngờ rằng lợi khuẩn kiến tạo nên 75% kháng thể của cơ thể. Và chúng ta hiểu hệ miễn dịch là gì? Hàng ngày cơ thể chúng ta tiếp nhận rất nhiều chất độc hại xâm nhập vào cơ thể và có rất nhiều tế bào lạ sản sinh ra, đây chính là mầm mống gây ra các bệnh hiểm nghèo như ung thư. Nhưng chính hệ miễn dịch là những chiến binh luôn đi tuần tra và khi phát hiện ra những tế bào lạ để ra xử lý, tiêu diệt. Trách nhiệm của hệ miễn dịch là thông báo cho cơ thể những gì đang tấn công. Chính vì vậy hệ miễn dịch chính là lá chắn đắc lực bảo vệ, nhưng nếu hệ miễn dịch suy giảm sẽ là cơ hội cho các bệnh tật tấn công.

Theo Katharine Woessner, một bác sĩ chuyên khoa dị ứng, hen và miễn dịch ở California, phần lớn nhất của hệ thống miễn dịch nằm ở ruột (hay đường tiêu hóa), bà ví “Ruột đóng vai trò người gác cửa”. Ruột phải làm việc vất vả nhất của hệ miễn dịch… vì nó liên tục phải điều hòa những gì đang diễn ra. Bà nói: Hệ tiêu hóa của bạn hoạt động để phân biệt vi khuẩn xấu với vi khuẩn tốt là chìa khóa cho sức khoẻ miễn dịch nói chung.

Theo các nghiên cứu, lợi khuẩn chính là nhà máy kiến tạo nên 75% hệ miễn dịch cho cơ thể chúng ta. Nhưng hầu hết chúng ta lại không biết được tầm quan trọng của lợi khuẩn và đây được ví như hệ miễn dịch bị lãng quên.

Chính vì vậy, bổ sung lợi khuẩn giúp tăng cường hệ miễn dịch, là chìa khóa giúp bảo vệ sức khỏe tổng thể, phòng ngừa các bệnh hiểm nghèo tấn công gia đình bạn.

3. Tăng cường khả năng hấp thu cho người già và trẻ nhỏ

Có khoảng 100 nghìn tỷ vi khuẩn trong đường ruột, số lượng vi khuẩn nặng đến 1.5kg, tương đương với lá gan, đây cũng là cơ quan lớn nhất của cơ thể.

Theo các chuyên gia khoa học thì tỷ lệ cân bằng lý tưởng của vi khuẩn đường ruột là khi số lượng vi khuẩn có lợi chiếm 85% và vi khuẩn có hại là 15%.

Giúp hấp thu các chất dinh dưỡng, sản xuất vitamin nhóm B, chuyển hóa vitamin K1 -> K2, giúp hấp thu canxi chống loãng xương cho người già, giúp tăng hấp thu canxi, sắt và nhiều khoáng chất khác, tăng tổng hợp một số vitamin nhóm B cho cơ thể.

Trẻ bất dung nạp đường lactose có thể ăn các chế phẩm giàu lợi khuẩn từ sữa (sữa chua, phô mai). Lợi khuẩn giúp chuyển hóa đường lactose trong sữa thành dưỡng chất cơ thể dễ hấp thu hơn.

Trong cuốn sách The enzym factor – tác giả người Nhật Hiromi Shinya: Có hơn 5000 loại enzim làm việc trong cơ thể con người, có thể khái quát thành 2 nhóm như sau: những enzim bên trong cơ thể và những enzim bên ngoài theo dạng thức ăn. Trong số enzym được tạo ra bên trong cơ thể, có khoảng 3000 loại được tạo ra bởi vi khuẩn đường ruột.

Theo công trình nghiên cứu của Tiến sỹ Tomotari Mitsuoka (Đại học Tokyo, 1978): Số lượng lợi khuẩn Bifido giảm theo tuổi tác: trẻ nhỏ lúc mới sinh ra có đến 99% lợi khuẩn Bifidobacterium (gọi tắt là Bifido), người trưởng thành chỉ còn 10%, những người già trên 60 tuổi chỉ còn 1%. Chính vì vậy, hệ tiêu hóa của con người ngày càng yếu đi.

Việc bổ sung một lượng lớn lợi khuẩn sống, đặc biệt lợi khuẩn Bifido là lợi khuẩn chính yếu chiếm hơn 90% tổng số lợi khuẩn vào tận ruột non và đại tràng sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột hỗ trợ hiệu quả hấp thu cho người già và trẻ nhỏ.

4. Giảm tác dụng phụ của kháng sinh

Kháng sinh tiêu diệt cả hại khuẩn lẫn lợi khuẩn trong cơ thể, gây rối loạn tiêu hóa. Vậy nên, bác sĩ thường kê thêm chế phẩm bổ sung lợi khuẩn cho người bệnh nhằm giảm tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là trẻ nhỏ, người ốm, người điều trị bệnh hoặc mắc các bệnh nan y. Trong hoặc sau điều trị, nên bổ sung một lượng lớn lợi khuẩn để tăng lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Từ khóa: 

du lịch

,

trí tuệ nhân tạo