[sách] Một vài trích dẫn trong cuốn Nóng Giận Là Bản Năng Tĩnh Lặng Là Bản Lĩnh

  1. Sách

Mình trích dẫn những câu mình thích trong sách.
"Nghĩ hoa nở, hoa sẽ nở
Nghĩ hoa tàn, hoa sẽ tàn
Biết đường buông bỏ, sẽ thảnh thang"
"Điềm tĩnh dưỡng thần, phật dịch ô vật."
"Bớt ham muốn thì tâm trí tĩnh lặng, có chủ kiến nhưng vẫn phải khiêm tốn"
"Ít ham muốn thì tâm tĩnh lặng"
"Bỏ tính nóng nảy, cuộc đời mới có thể tĩnh lặng như nước"
Làm việc kị nhất là nóng vội, nóng vội thì không kịp bố trí công việc của mình, sao có thể ung dung làm việc được?
Khi trời giá rét thì mong mùa hè, khi nóng lực thì lại mong mùa đông. Nếu từ bỏ mơ mộng hão huyền thì sẽ được an yên thoải mái. Ăn rau còn hơn để bụng rỗng, nhà cỏ còn hơm nhà lộ thiên. Cuộc sống nếu biết đủ, phiền não sẽ hết ngay.
Giữ cho tâm thanh tịnh cũng như tưới nước cho hoa mỗi ngày vậy, không ngừng tinh hoá tâm trí và thể xác, bỏ đi những biến chất và tạp niệm không tốt là được rồi. 
Lòng tĩnh lặng mới có thể nhìn thấu gốc rễ của sự việc.
Biết đủ thường hài lòng, trọn đời không hổ thẹn
Biết dừng thì dừng được, trọn đời không xấu hổ.
Người đời thường cầu lớn không cầu nhỏ. Thật ra, thứ thích hợp với bản thân mới là thứ tốt nhất.
Phàm việc gì biết đủ thì thường thoả mãn, người đến mức vô cầu, phẩm hạnh sẽ tự cao.
Cầu danh lợi quá đà sẽ có lúc phải lừa gạt người đời, theo lợi ích quá đà sẽ có lúc bất chấp mà làm chuyện xấu xa.
Mười phần phúc khí, chỉ hưởng ba phần.
Cho dù chúng ta có mười phần phúc khí, hãy chỉ hưởng ba phần thôi, phần còn lại có thể để dành cho sau này.
Mặn có cái vị của mặn, nhạt có cái vị của nhạt
Lao động chính là cách sống mà ông trời ban cho
Nhẫn nhịn là một loại tu hành trong cuộc sống.
Nhẫn nhịn và kiên trì rất đau khổ, nhưng dần dần chũng sẽ đem lại lợi ích cho bạn
Khoan dung với người khác là tốt với chính mình
Khai mở tuệ giác, không sợ những lời đồn đại đàm tiếu
Không oán trách, không giận dữ thì trái tim là mảnh đất trong sạch.
Bớt một phần tranh chấp, thêm một phần ung dung, lòng khoan dung làm cho bạn cảm thấy vui vẻ từ trong tâm. Cuộc sống như vậy sẽ bình thản ung dung, là sự độ lượng chân chính, là một niềm vui lớn.
Đừng để ham muốn trói buộc trái tim mình
Làm người nhất định phải kiềm chế ham muốn. Muốn sống một cuộc sống yên ổn tự tại, không phiền não thì phải giảm bớt ham muốn của bản thân. " Ham muốn giống như nước biển, càng uống thì càng khát."
Con người không khống chế được ham muốn thì ham muốn sẽ khống chế chúng ta.
Con người không nên quá đặt nặng tiền bạc, quá yêu tiền bạc sẽ khiến tâm trí trì trệ, bệnh cũng không dễ mà bình phục, một khi coi tiền bạc là vật ngoài thân thì tự khắc thấy lòng mình bình thản, không sinh bệnh tật. Cảnh giác với lòng tham luôn là một trong mười điều răn của Phật giáo. Động tác chắp tay trong Phật giáo ngụ ý người trong thế gian đừng để đồng tiền ăn mòn nội tâm.
Trút bỏ gánh nặng cho nhẹ lòng.
Không bị khuấy động bởi vật bên ngoài đó là tĩnh
Không bị quấy nhiễu bởi vật bên ngoài đó là hư.
Khi bạn rơi lệ vì bỏ lỡ ánh dương, bạn sẽ lại bỏ lỡ những ngôi sao. Tại sao phải khóc vì theo đuổi thứ không quay lại nữa? Hãy nhớ lấy, tự giày vò mình vì oán trách sai lầm của người khác là một việc hết sức ngu suẩn, hãy bớt than trách người khác mà dành thời gian thay đổi bản thân. Khi không thể thay đổi người khác, và cũng không thể chịu đựng được nữa, thì hãy rời xa họ và không quan tâm đến họ nữa, lẽ nào đó không phải là cách giải quyết tốt nhất sao? Không tự làm khổ mình vì oán trách sai lầm của người khác chính là yêu quý tâm hồn và sức khoẻ của chính mình, cũng chính là mang lại càng nhiều hạnh phúc và cơ hội cho bản thân.
Mọi thứ trong quá khứ đã chết theo ngày hôm qua, mọi thứ trong hiện tại được sinh ra ở ngày hôm nay.
Cuộc sống không hề thiếu cái đẹp, chỉ là chúng ta có muốn để tâm đi tìm hay không thôi. Nếu biết nhìn ra những điều tốt đẹp ẩn chứa trong cuộc sống bình dị thường ngày thì sẽ được thấy thế gian này luôn êm đềm. 
Thuận theo tự nhiên, thì mọi chuyện với vừa ý
Tuỳ duyên mà chúng ta thường nói chính là thuận theo tự nhiên, mà thuận theo tự nhiên thì tức là không cưỡng cầu. Mọi sự trên đời có đến tám, chín phần mười là chuyện không như ý, đâu thể chuyện gì cũng được toại nguyện? Xuất thân khác nhau, trải nghiệm khác nhau, nên đương nhiên thành bại cũng khác biệt rất lớn. Có rất nhiều chuyện mà sức người không thể khống chế, thay vì nhất quyết thay đổi, chi bằng để mọi chuyện thuận theo tự nhiên, thẳng thắn đối mặt với hiện thực.
Phật dạy:"Tuỳ duyên tự tại, tuỳ hỉ mà làm. Nếu có thể mặc cho mọi chuyện theo tự nhiên, thì con người sẽ sống tự tại trên thế gian". Hãy giữ cõi lòng bình lặng, mặc kệ thế sự rối bời, thuận theo vận mệnh duyên số, sống thong thả an nhàn.
Sửa đổi bản thân
  1. Học hỏi: Đọc từ khi còn nhỏ, mai này thường xuyên đọc lại sẽ cảm thấy có gì đó gần gũi, thân thiết.
  2. Cảnh tỉnh: vừa phải học, vừa phải thường xuyên kiểm điểm lại bản thân, từ lời nói cho đến hành động, cái nào là cái ác thì phải sửa chữa.
  3. Sửa đổi: sau khi tự kiểm điểm, nếu biết là sai thì cố mà sửa. Sửa sai là chuyện cực kì quang minh chính đại, đủ để thể hiện nhân cách vĩ đại.
  4. Khiêm tốn: người không phân thiện ác, không e ngại nhân quả, tuyệt đối không thừa nhận rằng mình có lỗi, nói chi đến việc sửa sai? Khổng Tử nói "hay chuyện nhân nghĩa mà không làm theo, biết điều bất thiện không sửa đổi, đó là những nỗi lo lắng của ta"
  5. Cẩn thận khi một mình: tất cả những việc chúng ta làm đều bắt nguồn từ suy nghĩ trong lòng.
  6. Khoan dung:điều cấm kị ở đời là cay nghiệt mưu lợi.
  7. Chịu thiệt: người xưa có câu:" ta không biết thế nào quân tử, nhưng chuyện gì cũng muốn chiếm lợi thì ấy chính là tiểu nhân".
  8. Nói ít: chuyện này vô cùng quan trọng
  9. Không nói về nỗi lầm của người khác: Khổng Tử dạy :" nên nghiêm khắc với bản thân, khoan dung với người khác".
  10. Không che dấu tội lỗi của mình: chúng ta phải biết che dấu nỗi lầm là một việc rất đáng xấu hổ.
  11. Không lặp lại tội lỗi 
  12. Không phỉ báng, không biện giải
  13. Không giận giữ
"Ngồi yên thì suy ngẫm lỗi của mình,nhàn rỗi thì đừng bàn chuyện người khác". Đây là danh ngôn tu thân của người xưa, và điều này nên trở thành một phẩm chất cần có của chúng ta trong xã hội hiện đại ngày nay.
Tục ngữ nói " thà chửi người khác trước mặt, còn hơn nói xấu sau lưng".
Thận trọng ngay cả khi chỉ có một mình, đừng tự lừa dối bản thân.
Tâm đừng nghĩ bậy, thân đừng làm bậy, miệng đừng nói bậy, quân tử thì lòng phải ngay thẳng. Không lừa mình, dối người, gạt trời cao, có ở một mình cũng phải thận trọng. Ở nơi đông người, phải giữ miệng, khi ở một mình phải phòng tâm.    -Đại Sư Hoằng Nhất

Một triết gia từng nói: "Cho dù là khi chỉ có một mình, bạn cũng đừng làm việc xấu, phải biết giữ liêm sỉ hơn cả khi đứng trước mặt người khác." Tu dưỡng là một quá trình đối mặt với con người thật của mình, không phải làm để người khác coi, cho nên không thể chỉ làm cho có. Sự khác nhau giữa "chân quân tử" và "ngụy quân tử" nằm ở chỗ có thể "thân trọng ngay cả khi chỉ có một mình" hay không. Nếu trước mặt người khác ra vẻ đạo mạo mà sau lưng thì thủ đoạn, nham hiểm thì có khác nào kẻ tiểu nhân. Trong hoàn cảnh không có gì trói buộc người ta càng dễ lơi là. Cho nên muốn chở thành một người thật sự có tu dưỡng thì phải cảnh giác, khi chỉ có một mình cũng phải yêu cầu nghiêm ngặt đối với bản thân.

"Thận trọng khi chỉ có một mình" là một yêu cầu đối với tâm trí. Chúng ta làm điều này không phải vì người khác mà là vì chính mình. Lúc này điều chúng ta phải đối mặt là con người thật của mình, lấy lỗi lầm trong quá khứ làm bài học, trở thành một người đáng để người khác và chính mình tôn trọng.

Tâm an là phúc

Kinh Pháp Hoa có nói: "sức khoẻ là lợi ích lớn nhất, thoả mãn là tài sản quý nhất, tin cậy là duyên phận đẹp nhất, tâm an lại là hạnh phúc lớn nhất."

Tục ngữ nói: "ban ngày không làm chuyện khuất ất, nửa đêm cũng không sợ quỷ đến gõ cửa"

Con người lúc gặp gian nan sẽ thấy đau khổ khi phải trầy trật đấu tranh, nhưng chỉ cần vượt qua thì sẽ không còn buồn khổ nữa. Nhưng nếu phải chịu cắn rứt lương tâm, thì dù cố gắng hơn nữa, đấu tranh hơn nữa, cũng không cách nào tránh khỏi đau khổ.

Có người cho rằng, điều đáng sợ nhất trong cuộc đời không phải khó khăn, mà là làm trái lương tâm, phải chịu đựng sự cắn rứt trong tâm hồn.

Nói cho khéo, nói cho hay 

 Chuyện gì niên quan đến cuộc đời người khác thì cho dù mắt thấy tai nghe cũng không nên mở miệng. Đừng nói bừa những điều làm tổn hại người khác, dù chỉ là chuyện phiếm. Kết quán thù, gây phiền phức, tổn hại âm đức, đều từ đó mà ra. - Đại Sư Hoằng Nhất 

Bỏ thói quen xấu bằng cách tự kiểm điểm mình, tự hiểu ra

Giữ lòng tĩnh lặng để sống ung dung

Chào đón những điều đến với mình, luôn thấy trong lòng ung dung thanh thản, đó là biết kiềm chế. - Đại Sư Hoằng Nhất

Người biết kiềm chế luôn rất thận trọng điềm tĩnh, không quá khích khi gặp chuyện vui, không suy sụp khi gặp chuyện buồn, khó khăn đến mấy cũng sẽ không hoảng hốt lúng túng. Họ sẽ cố gắng tự mình nghĩ cách giải quyết, và có khi người khác còn chưa biết thì vấn đề đã được giải quyết rồi.

Vẫn tiến bước giữa nơi cây cối rậm rạp, vẫn đứng vững trong lúc mưa to gió lớn

Ở nơi hoa lá um tùm mà vẫn gạt ra để đi được, mới thấy rõ mưu lược. Gặp lúc mưa to gió lớn mà vẫn đứng vững, mới thấy rõ bản lĩnh.

Đắc ý dửng dưng, thất ý bình thản

Làm người phải biết vượt lên cách nghĩ và hành động của người thường, đối nhân xử thế ân cần khoan dung. Khi yên ả thì giữ cho đầu óc tỉnh táo, lúc gian nan quả quyết can trường. Đắc ý cũng coi như không, mà thất ý cũng không buồn nản.

"Đắc ý dửng dưng" nghĩa là dù có được những thứ ngoài thân như chức tước, tiền bạc, danh tiếng cũng đừng tự kiêu mà bỏ quên mọi thứ.

"Thất ý bình thản" ngụ ý dẫu gặp khó khăn trắc trở trong học hành, sự nghiệp, hôn nhân, gia đình, cuộc sống cũng không nên oán trời trách người, không cam chịu sa ngã. Nếu có thể thì hãy phấn đấu vươn nên từ nghịch cảnh, dũng cảm nỗ lực, làm lại từ đầu. Cho dù thế giới bên ngoài hay bản thân có chuyện vui buồn gì, đều phải giữ tâm thái độ lượng thản nhiên.

Buông bỏ chính là bỏ mọi lại mọi ràng buộc, phiền não. Nếu như chúng ta không học được cách buông bỏ, thì không thể đạt đến cảnh giới cao hơn.

Bỏ những cuộc xã giao vô nghĩa 

Những cuộc xã giao nếu bớt được thì nên bớt, không nhất thiết phải miễn cưỡng lấy lệ.

Trân trọng cuộc đời, học cách sống nghiêm túc mỗi ngày 

Chuyên tâm cũng là một sự cố chấp, chỉ những người không để bản thân bị ảnh hưởng bởi những chuyện vụt vặt bên ngoài, mới có thể chạy băng băng đến mục tiêu của mình. Chuyên tâm để nhìn cho rõ mục tiêu, để cổ vũ tinh thần, đề cao cảnh giác, đạt được thứ mà chúng ta muốn.

Vui mừng tiếp nhận khổ nạn, gửi tâm sự cho gió mây

Trui rèn tâm trí qua gian khổ, tận hưởng thú vui ở đời, khoan dung với người khác, cẩn trọng trong lời nói cử chỉ

Đời người chỉ là quãng ngày gửi tạm trốn hồng trần, không có gì là không bỏ được

Không bị kích động bởi những thứ bên ngoài đó chính là tĩnh, không bị lấp đầy bởi những thực tế bên ngoài đó chính là hư

Phú quý cũng chỉ như sương trên lá

Cuộc sống như mặt trời ngả về tây, phú quý cũng chỉ như sương trên lá.

Không nỡ buông bỏ thì chỉ quẩn quanh trong vũng bùn

Nỡ được nỡ được, không nỡ không được, có nỡ mới có được, muốn được thì phải nỡ

Hãy sống như hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời

Tung bay từng cánh rời cành lá

Lặng thinh rơi xuống hoá tro tàn 

Nặng lòng một nỗi niềm cô quạnh 

Hỏi xuân cớ chi mãi đi xa

Nhớ thuở hoàng hôn hoa khoe sắc

Đơm bông nở rộ thoắt héo tàn

Xuân qua cành trơ hoa nào thấy

Than nỗi tháng năm, tuổi xế chiều

Vinh nhục thịnh suy trong thoáng chốc 

Phù hoa sương sớm trời không đổi

Tuổi xuân phai sắc, chẳng trở về.

Chúng ta thường nói, chuyện hôm nay chớ để ngày mai, bởi vì chúng ta không biết ngày mai sẽ sảy ra chuyện gì, cũng không thể bảo đảm ngày mai có làm được việc này nữa không. Hơn nữa ngày mai còn rất nhiều việc đang chờ chúng ta, nếu như chúng ta luôn để việc hôm nay lùi sang ngày mai, vậy thì công việc của chúng ta tích luỹ ngày một nhiều. Chỉ khi hoàn thành công việc cần làm mỗi ngày đầy đủ đúng giờ thì mới có thể ngày ngày thư giãn vui vẻ.

Hư danh âu chỉ là giấc mộng Nam Kha

Thân bại danh liệt âu cũng chỉ vì mưu cầu danh lợi. Cầu danh rồi lại thành hại danh, danh cũng có là gì?

Cuộc sống của một con kiến cũng đáng quý

Luôn mang lòng biết ơn để có thêm lăng lượng tích cực 

"Cảm ơn" trong từ điển Oxford được giải thích là: "sẵn sàng bày tỏ lòng biết ơn và báo đáp người khác khi nhận được lợi ích"

Một triết gia nói: "Bi kịch và bất hạnh lớn nhất trên thế giới chính là một người có thể nói ra câu 'Không có ai cho tôi bất cứ thứ gì.' mà không biết ngượng." Chỉ cần bạn còn sống trên thế giới này, thì có nghĩa bạn vẫn đang hưởng thụ rất nhiều dịch vụ mà nhiều người cung cấp cho bạn. Nếu như bạn khoẻ mạnh, không ốm đau bệnh tật, lúc đói có đồ ăn, lúc khát có nước uống, khi buồn ngủ có giường để nằm, khi lạnh có quần áo để mặc, dường như không có bất cứ điều gì phải ca thán, thì bạn đã là người cực kì hạnh phúc rồi. Nếu bạn vẫn cho rằng mình không có gì hết, hoặc là không đủ hạnh phúc, thì đó là vì bạn chưa học được cách biết ơn.

Muốn người đời yêu quý, bạn phải yêu quý người ta trước 

Nếu muốn người đời yêu mình, thì bạn phải yêu người đời trước đã, giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ bản thân. Trên thực tế, thứ ta nhận lại luôn nhiều hơn những thứ ta cho đi, bởi vì thứ bạn nhận được là hạnh phúc từ trong tâm hồn, giúp đỡ người khác cho ta cảm giác tại và hiểu được ý nghĩa chân chính của cuộc sống. Do đó, chúng ta phải giúp đỡ những người khác hay thậm chí những loài vật gặp khó khăn. Khi ấy, bạn sẽ thấy mình đang trở thành người hoàn hảo, và bạn cũng có được nguồn sức mạnh to lớn hơn.

Cả đời nhường bước, không có gì thiệt

Người có lý càng tỏ ra khiêm nhường, thì càng cho thấy đây là người thấu tình đạt lý, có tấm lòng rộng lượng, càng được người khác khâm phục.

Chịu thiệt là phúc

"Chịu thiệt" chính là bỏ đi ý nghĩ tranh lợi, không tranh lợi chính là buông bỏ phiền não. Cho nên người chấp nhận chịu thiệt, lấy việc chịu thiệt làm niềm vui, đều khá vui vẻ. Nếu như một người có thể dùng sự chịu thiệt bên ngoài đổi lấy sự yên ổn trong tâm hồn, thì chắc chắn sẽ nhận được niềm hạnh phúc của cuộc sống.

Biết khiêm tốn thì mới không ngừng trưởng thành 

Albert Einstein : "Khiêm tốn không phải nghĩ rằng mình rất tệ, mà là hoàn toàn không nghĩ đến mình."

Đối mặt với khổ mọi khổ nạn đều vì cuộc sống tốt hơn 

Quân tử chi giao, kỳ đạm như thuỷ

Chấp tượng nhi cầu, chỉ xích thiên lý.

Vấn dư hà thích, khoách nhi vong ngôn

Hoa chi xuân mãn, thiên tâm nguyệt viên

Nghĩa là: Quan hệ giữa những người quân tử trong sạch như nước, nếu chỉ xét hiện tượng bên ngoài thì còn xa mới tới được chân tướng. Nếu người hỏi tôi sẽ đi về đâu, tôi cũng không biết trả lời thế nào vì con đường phía trước mênh mông vô bờ. Nhưng chỉ cần thấy được hoa xuân đầy cành, trăng sáng vằng vặc, thì nơi an nhiên ấy là trốn về của tôi.

Đa tình tận cùng hoá vô tình

Một phần vô tình, có thể bớt việc.

Hai phần vô tình, có thể bớt lo.

Ba phần vô tình, có thể thanh tịnh.

Bốn phần vô tình, có thể giảm bớt ân oán tình thù.

Năm phần vô tình, có thể thật sự yêu thương người khác. 

Sáu phần vô tình, người có tình yêu thương lẫn nhau.

Bảy phần vô tình, là đa tình.

Tám phần vô tình, là tuyệt tình .

Chín phần vô tình, là si tình. 

Mười phần vô tình, có chân tình.

Theo đuổi cuộc sống không trọn vẹn

Phật nói, thế giới của chúng ta là "thế giới quay tròn", tất cả sự vật trong thế giới này đều không trọn vẹn. Do đó, con người phải nhìn vào chỗ không chọn vẹn của mình, chứ đừng mù quáng theo đuổi sự hoàn hảo.

Nhiều khi, chúng ta không cảm thấy hạnh phúc với những thứ mình có, ngược lại vì thế mà mất đi rất nhiều thứ tốt đẹp. Chính vì cuộc đời còn nhiều thiếu sót nên tương lai mới có vô vàn khả năng và bước ngoặt.

Nếu như bạn không thể chấp nhận sự không hoàn mỹ của cuộc sống, bạn cũng không có tư cách nhận được cuộc sống hoàn hảo. Chỉ khi chấp nhận những thứ không hoàn hảo trong cuộc sống, tiếp tục vận động và cảm thấy biết ơn đời, thì mới đạt được cuộc sống "hoàn hảo".

Chạy theo hạnh phúc của người khác sẽ không bao giờ hạnh phúc

Bậc thầy triết học Ấn Độ, Osho nói : "Hoa hồng là hoa hồng, hoa sen là hoa sen. Chỉ nên xem, đừng so sánh."

Đúng là chúng ta có thể lấy những mặt xuất sắc của người khác làm tấm gương, nhưng nhất định phải giữ bản sắc của chính mình.

Chúng ta thường chỉ quan tâm hình tượng của mình trong mắt người khác và luôn suy đoán, cố gắng khiến mình trở nên phù hợp với suy nghĩ của họ. Trên thực tế, một người có thành công hay không không nằm ở việc anh ta tốt hơn người khác bao nhiêu, mà là liệu anh ta có thể hạnh phúc và thoả mãn về mặt tinh thần hay không. Do đó, một người điềm tĩnh sẽ không bao giờ quan tâm đến cách người khác đánh giá về mình. Được hay mất, thông minh hay ngu ngốc, thành công hay thất bại đều không trở thành yếu tố cản trở hạnh phúc của chúng ta. Chiến thắng thì sao, thất bại thì sao, tôi chỉ làm chính mình, sống những ngày của riêng tôi. Hạnh phúc của tôi không liên quan đến bất cứ ai, chỉ liên quan đến trái tim của tôi.

 

            

Khoan dung với mội người còn khó hơn là yêu thương người đó, điều này đòi hỏi một sự dũng cảm cực lớn. Nhưng chỉ có khoan dung, tâm hồn ta mới được giải thoát.

 

Từ khóa: 

sách

Cảm ơn bạn đã dành thời gian tổng hợp và chia sẻ

Trả lời

Cảm ơn bạn đã dành thời gian tổng hợp và chia sẻ

Chia sẻ thú vị. Càng ngày mình càng có nhu cầu tĩnh lặng hơn.