Sinh viên mới ra trường nên viết CV như thế nào?

  1. Kỹ năng mềm

Thật sự để mà nói, những sinh viên mới ra trường như bọn mình chưa thể có nhiều kinh nghiệm làm việc bởi đa số khi còn đi học, bọn mình chỉ làm một số công việc part time trong thời gian ngắn, thậm chí đôi khi còn làm trái ngành. Thế nên trong CV sẽ không có nhiều thông tin liên quan đến kinh nghiệm làm việc, vậy nên viết CV như thế nào để có thể được chú ý và tuyển dụng?

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Hiện tại có rất nhiều mẫu CV có sẵn ở trên mạng, mình cần chọn trong những mẫu đó để thể hiện được sự chuyên nghiệp, chỉn chu và đầu tư của mình khi viết CV.

Theo mình trong CV cần thể hiện được:

- Học vấn: thay vì chỉ chi ngành học, trường ĐH, ghi thêm cả điểm số (trung bình điểm số), thành tích liên quan tới học tập (Nghiên cứu khoa học, sinh viên giỏi...)

- Sự năng động và kinh nghiệm mà mình có: ghi rõ vai trò và vị trí của mình với từng công việc mình đã làm => cho họ thấy làm gì cũng có trách nhiệm và gặt hái được bài học qua công việc đó

- Điểm mạnh của bản thân: ví dụ làm MC thì ghi rõ MC chương trình gì, viết sách báo thì báo gì, link bài viết...

- Tinh thần cầu thị: ví dụ mục tiêu nghề nghiệp cần nêu rõ mong muốn gì, sẽ làm được gì cho doanh nghiệp.

Kiến thức ở ĐH không bao giờ đủ để đi làm cả do đó thứ mình nên show ra đó là tôi sẵn sàng học hỏi, tôi cởi mở và tôi có thái độ tốt để gắn bó và phát triển cùng tổ chức.

Trả lời

Hiện tại có rất nhiều mẫu CV có sẵn ở trên mạng, mình cần chọn trong những mẫu đó để thể hiện được sự chuyên nghiệp, chỉn chu và đầu tư của mình khi viết CV.

Theo mình trong CV cần thể hiện được:

- Học vấn: thay vì chỉ chi ngành học, trường ĐH, ghi thêm cả điểm số (trung bình điểm số), thành tích liên quan tới học tập (Nghiên cứu khoa học, sinh viên giỏi...)

- Sự năng động và kinh nghiệm mà mình có: ghi rõ vai trò và vị trí của mình với từng công việc mình đã làm => cho họ thấy làm gì cũng có trách nhiệm và gặt hái được bài học qua công việc đó

- Điểm mạnh của bản thân: ví dụ làm MC thì ghi rõ MC chương trình gì, viết sách báo thì báo gì, link bài viết...

- Tinh thần cầu thị: ví dụ mục tiêu nghề nghiệp cần nêu rõ mong muốn gì, sẽ làm được gì cho doanh nghiệp.

Kiến thức ở ĐH không bao giờ đủ để đi làm cả do đó thứ mình nên show ra đó là tôi sẵn sàng học hỏi, tôi cởi mở và tôi có thái độ tốt để gắn bó và phát triển cùng tổ chức.

Chào bạn, mình nghĩ bạn nên tham khảo kĩ các câu trả lời của anh/chị bởi họ có nhiều trải nghiệm thực tế.

Cá nhân mình thì thường hiểu một CV đạt yêu cầu là:

- Cung cấp thông tin chân thực.

- Có ảnh thể hiện rõ gương mặt.

- Nội dung trong một trang A4.

- Không quá lòe loẹt, sắc màu.

- Để cập đến bản thân đã làm gì, làm tốt việc gì và mong muốn điều gì.

Ngoài CV, bạn cũng có thể lưu ý kèm thêm thư xin việc và một vài hình ảnh tiêu biểu cho quá trình học tập, làm việc nữa nhé.

Chúc bạn có công việc như ý.

Cty khi phỏng vấn, thì mục đích chính của họ là kiếm dc người làm dc việc mà cty giao cho, tức là có thể thu về lợi nhuận cho họ.

Đối với sinh viên mới ra trường, thường thì cái nhà tuyển dụng quan tâm ko phải là kinh nghiệm, vì mới học xong thì kinh nghiệm ở đâu ra, mà là kiến thức và khả năng làm việc trong lĩnh vực mà bạn đang ứng tuyển. Ví dụ như bạn muốn làm cty IT thì họ sẽ yêu cầu bạn phải biết về coding và thuật toán; hay trong lĩnh vực kế toán thì bạn phải biết cơ bản về tài chính, và toán học kinh tế... Chính vì thế mà trong CV bạn phải thể hiện dc là mình có kiến thức của mình là có thể đáp ứng dc yêu cầu của cty (như kết quả học tập, và học về lĩnh vực liên quan) . Ngoài ra, còn một thứ cực kỳ quan trọng là thái độ làm việc và tinh thần cầu thị, học hỏi của bạn dc thể hiện trong CV hay trong lúc phỏng vấn.

Bạn muốn có thu nhập tốt hơn, thì bạn phải có kinh nghiệm và kỹ năng làm việc tốt. Để có dc kinh nghiệm và kỹ năng thì điều quan trọng ban đầu là bạn phải kiếm 1 công việc; có thể lương thấp, nhưng bạn phải rèn cho mình một thái độ làm việc nghiêm túc và cầu tiến, học hỏi. Đến một mức nào đó, bạn sẽ ko cảm thấy ko phù hợp ở môi trường đó nữa thì có thể tự tin để qua chỗ khác tốt hơn. Sự tự tin ko đến từ bên ngoài, mà nó là kết quả dc phản ánh ra từ những gì có dc bên trong bạn.

Nếu em học các ngành công nghệ thì viết CV khá đơn giản, quan trọng là trình bày được những dự án mà em đã tham gia, kinh nghiệm em thu được, lý do em làm những thứ đó và nguyện vọng của em. Bài tập lớn ở trường, nếu thấy có ý nghĩa, em cũng có thể đưa vào.

Ở một số ngành khác, các bạn trẻ lại không có cái may mắn được tham gia những dự án có liên quan đến công việc sau này từ khi còn sinh viên. Nghĩ về những bạn trẻ ấy làm anh nhớ đến một bài viết của một người thầy, một người bạn, trên mục Góc nhìn.

Em có nghĩ là cách mà em làm một việc là cách mà em sẽ làm mọi việc không? Người ta có thể sẽ đánh giá em và cân nhắc về một vị trí bởi cách em viết CV, nhiều hơn là nội dung mà em viết. Một người hời hợt thì CV cũng hời hợt nốt. Một người hời hợt nhưng biết cố gắng làm một cái CV tử tế thì ít nhất cũng là một người hời hợt biết cố gắng lúc cần.

Nếu tất cả những người học ngành của em, hay đa số, đều không có kinh nghiệm liên quan đến ngành học, thì em lo lắng điều gì? Người ta đâu có lợi thế cạnh tranh so với em. Em chỉ cần làm một cái CV nghiêm túc là được.

Thỉnh thoảng anh nghe nói có một số bạn viết hơi quá về bản thân trong CV. Anh từng có một thời gian làm bán thời gian ở VN và đọc CV của một vài bạn gửi đến công ty anh. Có bạn viết rằng bạn ấy thành thạo tiếng Anh, nhưng lại viết CV bằng thứ tiếng Anh mà anh không thể nói là thành thạo. Khi ấy anh thấy khó mà tin được những phần khác trong cái CV ấy. Các em khi viết CV, không cần phải khiêm tốn nhưng đừng đánh bóng bản thân quá mức cần thiết. Mục tiêu khi tìm việc là tìm được một nơi tốt nhất cho mình, chứ không phải là tìm được nơi tốt nhất. Nói dối có thể (hãn hữu nhưng có thể) làm các bạn trẻ vào được chỗ các bạn ấy muốn vào, nhưng chắc chắn không phải chỗ phù hợp (vì các bạn phải nói dối để vào). Những chỗ như thế, tưởng là tốt nhưng dần dần sẽ hiện ra là địa ngục.

Tóm lại, có gì viết nấy, thể hiện sự cẩn thận và nghiêm túc của em trong cái CV, và nhớ tìm một người có kinh nghiệm cho ý kiến về cái CV ấy. Anh nghĩ đó là việc tốt nhất có thể làm khi viết CV.

tuỳ theo ngành bạn học nữa chứ