Sống cùng trầm cảm cũng cần có công thức, bạn đã biết chưa?

  1. Tâm lý học


TPO – Viện sức khỏe tâm Thần cho thấy có 30% dân số Việt Nam mắc các bệnh rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%. Con số này còn nhiều hơn bởi trên thực tế, số người bệnh được chữa trị còn rất thấp, chỉ có 20% số người mắc bệnh đi khám. Mặc dù đã có nhiều thông tin, nghiên cứu , tuy vậy trầm cảm vẫn còn lạ lẫm và chưa được hiểu đúng trong các bạn đọc.

(Nguồn hanoimoi.com.vn)

Để giải quyết vấn đền này, KHI MÂY ĐEN KÉO ĐẾN như một cuốn cẩm nang nhỏ với mong muốn trả lời những câu hỏi: Trầm cảm là gì, chúng có biểu hiện thế nào, người mắc bệnh trầm cảm cần gì để tự giúp mình và những người thân của họ cần đồng hành hỗ trợ thế nào? Bài viết này như một bản tóm tắt nhỏ của cuốn sách với mong muốn sẽ đem lại những hình dung cụ thể về trầm cảm để giải đáp những thắc mắc về những câu hỏi nêu trên.

Chị PGS.TS. Nguyễn Phương Hoa là tác giả sách, chị đã có trải nghiệm đồng hành hỗ trợ cho con mình trong suốt quá trình con bị trầm cảm và viết lại kinh nghiệm này trong sách. Về tựa đề, khi Mây đen kéo đến như một ẩn dụ lúc“cơn bệnh” Trầm cảm khởi sinh, dẫn đến hình thành giông tố, và những thông điệp trong sách là những gì cần đáp ứng cho cơn bệnh để giúp họ lấy lại sự bình an.

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một loại tâm bệnh. Trầm cảm có thể đến bất ngờ, diễn ra thành từng cơn, lúc tăng, lúc giảm. Nếu trầm cảm được nhận thức đầy đủ sẽ góp phần nâng cao bản lĩnh, sức chịu đựng, và các giải pháp chống lại những cơn bệnh tương lai.

Một phút trước bạn có thể rất vui vẻ, nhưng khi trầm cảm đến bạn không thể suy nghĩ được, không thể kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ, hành động của mình, bạn có thể rất cáu giận, trước hết là cáu giận bản thân, bạn như bị dồn vào góc với những luồng suy nghĩ bế tắc không lối thoát. Khi cơn trầm cảm đến, bạn sẽ rất áp lực, trở nên rất căng thẳng. Bạn có thể không làm được gì mà chỉ ngồi một góc và khóc,bạn chỉ muốn ở một mình. Lúc này bạn rất dễ bị tổn thương, cực kì nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài.

"Trầm cảm, lo âu, hoảng loạn... có các biểu hiện tâm bệnh như mất ngủ, chán ăn, hoặc ăn quá nhiều, không muốn tiếp xúc với mọi người, lo âu, sợ hãi vô cớ, có ảo thanh, ảo giác" (Khi Mây Đen Kéo Đến, trang 22)

Khi biết tin mình bệnh chúng ta cần chấp nhận và kiên trì tái khám, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc và tái khám vì trễ liệu trình 1 tuần có thể trả giá bằng 1 tháng kéo dài trong tương lai. Rào cản lớn nhất của việc chữa bệnh này là phủ nhận mình bị bệnh.

Khi nhận thấy mình có dấu hiệu mắc bệnh trầm cảm nên khám ngay bởi "đi khám và được chuẩn đoán đúng bệnh và có phác đồ điều trị tối ưu là điều kiện tiên quyết để khỏi bệnh" (Khi Mây Đen Kéo Đến, trang 24) . Cần đi thăm khám theo liệu trình, và nên đi khám một vài bác sĩ khác vì các bác sĩ có thể có các chuẩn đoán khác nhau.

Những người trầm cảm, lo âu thường rất nhạy cảm trước những tác động từ bên ngoài dù có thể chỉ là một hạt bụi và lo âu vô cớ bởi bất kì điều gì và không chịu đi khỏi. Thường lo âu thưởng kèm vời những nỗi sợ về hậu quả nào đó

Lo âu


Nếu trầm cảm là mất động lực, mất sự thôi thúc phải suy nghĩ và hành đông thì "lo âu là bị thôi thúc qúa nhiều, những ý nghĩa bị thúc đẩy vào ngõ cụt khiến chúng ta mất sáng suốt. Do vậy, Nếu trầm cảm cần có những khoảng lặng nhất định, thì lo âu, nhất thiết cần có sự sẻ chia lắng nghe tích cực và động viên kịp thời" (Khi Mây Đen Kéo Đến, trang 31) . Lo âu diễn ra khiến mình có nhiều lo lắng, băn khoăn, sợ hãi làm mình trằn trọc và cần được chia sẻ, lắng nghe, dẫu là những lời nói rời rạc và những ý kiến luẩn quẩn: tự nói, tự phản biện mình, tự đưa ra giải pháp…

Lo âu, trầm cảm, hoảng loạn… xuất hiện do tác động từ bên trong; do hệ thống thần kinh bị trục trặc dẫn đến khủng hoảng tâm trí, có thể gọi là chúng ta bị hệ thần kinh đánh lừa rất nhiều lần. Khi ấy, chất lượng thông tin mình nhận được bị ảnh hưởng sai lệch: nhận được thông tin giả, phản ứng thái (gây lo âu sợ hãi…) và có các tín hiệu cơ thể không phù hợp (khóc không ngừng không rõ nguyên nhân…) Lúc này chuyện bị phóng đại lớn lên nhiều lần bởi tác động tiêu cực bên ngoài (tác động tích cực là rối loạn cảm xúc lưỡng cực).

Để đối phó với lo âu, người thân cần phải thật kiên nhẫn nói chuyện, phân tích mọi việc từ rất nhỏ

Để đối phó với lo âu, cuộc nói chuyện cần đươc thực hiện để giải tỏa nỗi lo, căng thẳng của người bệnh và đưa ra những giải pháp kịp thời. Cuộc nói chuyện cần được diễn ra chậm rãi, đủ thời gian và có sự gợi mở để bắt đầu đối thoại và hãy kiên trì gỡ từng chuyện nhỏ để đưa ra cách đối phó với từng nỗi lo, cảm giác cụ thể. Vì “Sẽ đến một thời điểm, ý thức cá nhân sẽ có tác động chỉnh sửa đến hoạt động của hệ thần kinh. Quan trọng là cần kiên nhẫn". Nếu không thể đối thoại hãy đừng tạo áp lực mà hãy chờ đợi, sẵn sàng trợ họ giúp khi cần. 

Khi cơn trầm cảm, lo âu đến, chúng cần gì để được giảm nhẹ ?

Người thân cần chăm sóc người bệnh với tất cả tình yêu thương, và sự tôn trọng phẩm giá của họ (chúng ta cần đặt ra nguyên tắc để không gây tổn thương cho họ), không tội nghiệp họ, chiều chuộng họ, mà tin tưởng và động viên, có thể cho họ khoảng thời gian cần thiết khi cần và sẵn sàng giúp đỡ khi họ đi qua cơn trầm cảm, cần chia sẻ. 

CÓ 4 bước tương ứng với quá trình xuất hiện "cơn" trầm cảm

B1: cần chuẩn bị tinh thần để đối đầu với cơn bệnh trầm cảm mọi lúc mọi nơi

B2: Khi “cơn trầm cảm” xuất hiện, chúng cần được theo dõi, lắng nghe để ghi chép tổng thể mà tiên lượng để biết mức độ cơn bệnh nặng hay nhẹ, thời gian kéo dài trong bao lâu…và để có cái nhìn tổng quan, gồm 3 yếu tố chính

1.     Gần đây mình ngủ thế nào (1,2 tuần gần đây)

2.     Kết quả công việc gần đây tốt xấu đến mức nào

3.     Lần cuối cùng của cơn trầm cảm kéo dài bao lâu.

B3: Khi cơn trầm cảm đang lên cần chấp nhận và quen dần với nó, đừng cố gắng dừng nó lại. Thái độ của người thân ở bên cạnh lặng lẽ như vô hình nhưng không bỏ mặc, tôn trọng mong muốn ở một mình của họ và sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết. Nguyên tắc là lắng nghe là chủ yếu, không tranh luận, phản đối để tránh gây áp lực lên họ.

B4: Khi cơn trầm cảm giảm dần, có dấu hiệu tan biến, người bệnh sẽ có nhu cầu chia sẻ và cần người thân bên cạnh để lắng nghe họ. Lúc này ta cần tăng cường hoạt động, không được chủ quan và cố kéo dài thời gian này đến vô cùng, khi đạt được điều này cũng có nghĩa là khỏi bệnh. Thời điểm này là quan trọng nhất, người thân cần có tâm an, không chủ quan bi quan, lo sợ.

Người bệnh và người thân cần tin tưởng vào bản thân mình có thể chiến thắng bệnh trầm cảm. Từ phía người thân, việc chấp nhận sự thay đổi là quan trọng để giúp đỡ người bệnh vượt qua cơn trầm cảm tốt nhất.

Người trầm cảm có khả năng chịu áp lực thấp, dễ bị căng thẳng với những tác động từ bên ngoài và dễ trở nên suy sụp. Vậy nên cần phải thật thận trọng và có thể hạn chế khi cần thiết ý định tham gia hoạt động, nhận trách nhiệm vượt mức chịu đựng của mình để không quá căng thẳng và có thể kiểm soát cảm xúc của mình. Người thân cần chú ý hết sức để không chất thêm áp lực lên người bị trầm cảm mà cần động viên, tin tưởng họ.

Người bị trầm cảm có thể học, làm chậm hơn, và cảm thấy khó khăn khi giao tiếp và phân bố thời gian (có thể là 1-2 năm để học so với bạn cùng lứa) nhưng không cần xấu hổ vì điều này, và không so sánh để gây áp lực lên mình. Những công việc thiện nguyện, xã hội khiến họ cảm thấy mình có ích, lại không tạo nhiều áp lực là việc phù hợp trong thời gian này. Bên cạnh đó, tiết chế niềm vui cũng quan trọng bởi vui quá có thể là lý do khiến trầm cảm kéo dài.

Đối với người có tâm bệnh, bạn phải thực sự chủ động tìm cách thích nghi từ môi trường tự nhiên đến xã hội vì bởi vì khi mắc bệnh trầm cảm, não chúng ta sẽ không giúp ta học tập từ cuộc sống được như thông thường.

Bên cạnh đó, không gian thiên nhiên là rất tốt cho những người trầm cảm phá vỡ bớt “cái kén" của mình và cho bạn một cơ hội lấy lai sự bình ạn. Người bạn thú cưng cũng cần thiết để hỗ trợ về mặt tinh thần trong quá trình chiến đấu với tâm bệnh.

Ngoài ra, ngoại hình cũng rất quan trọng với người mắc phải tâm bệnh. Vì vậy bạn cần quan tâm, và giúp họ đạt được ngoại hình họ mong ước để giúp họ có thêm sự tự tin. Chỉ có sự tôn trọng yêu thương tuyệt đối sẽ giúp đỡ được họ.

Quan trọng nhất, để có thể hỗ trợ tốt cho người bệnh, người thân cần phải có tâm trí ổn định, vững vàng, dũng cảm, kiên định và kiên trì để mau giúp người bệnh lấy lại được thăng bằng, nếu không ổn định sáng suốt, người thân có thể khiến cơn bệnh của người bệnh thêm nặng. Bạn cần có sức chịu đựng tốt để có thể chấp nhận và vượt qua cơn bão cùng người bệnh, thay đổi lịch sinh hoạt để hỗ trợ người bệnh và biết chăm sóc tốt cho mình để có đủ sức khỏe không bị cuốn theo cơn giông bão tố và có đủ tỉnh táo để biết mình nên làm gì hỗ trợ người bệnh đúng đắn.

Ngược lại, người thân cũng quan trọng không kém đối với người bệnh. Vậy nên nhờ cậy họ làm những việc không quá căng thẳng sẽ mang cho con nhiều niềm vui vì giúp ích được gì cho mình.

Tổng kết:

Qua cuốn sách ngắn về trầm cảm với lời văn nhiều tình yêu thương, thấu hiểu, tôn trọng, tác giả đã mở cho chúng ta một góc nhìn sơ bộ về Trầm Cảm và Lo Âu, chúng là gì, và lí do vì đâu, có những biêu hiện gì để có cái hiểu đúng về chúng. Và quan trọng hơn làm thế nào để đối phó với trầm cảm hay giúp đỡ những người ta biết bị trầm cảm:

Người trầm cảm rất nhạy cảm với tác động nào từ bên ngoài và có khả năng chịu áp lực thấp, họ cần những lúc ở một mình khi cơn bệnh diễn ra và chia sẻ khi cơn bệnh qua đi. Vì vậy ta cần chấp nhận, hết sức tôn trọng, bên cạnh và cho họ không gian và giúp đỡ họ khi cần thiết. Chỉ lắng nghe khi họ cần mà không chống đối, không tạo thêm sức ép, áp lực cho họ để họ thêm căng thẳng. Người thân cần ổn định về tinh thần và thể chất, mạnh mẽ để có thể giúp người bệnh qua cơn giông.

Nguồn:

Sách Khi Mây Đen Kéo Đến của tác giả PGS. TS Nguyễn Phương Hoa

www.tienphong.vn/suc-khoe/sung-sot-vi-ty-le-nguoi-viet-bi-tram-cam-tam-than-1323421.tpo

Từ khóa: 

tâm lý học

,

trầm cảm

,

giải quyết trầm cảm

,

sách

,

lo âu

,

tâm lý học

Em cám ơn chị đã viết bài viết rất hay, nhưng em có có câu hỏi trong lúc bị trầm cảm mà không có người thân bên cạnh thì làm sao để vượt qua nó vậy ạ
Trả lời
Em cám ơn chị đã viết bài viết rất hay, nhưng em có có câu hỏi trong lúc bị trầm cảm mà không có người thân bên cạnh thì làm sao để vượt qua nó vậy ạ