Sự khác biệt giữa triết học phương đông và triết học phương tây là gì?

  1. Triết học

Từ khóa: 

triết học

,

phương đông

,

phương tây

,

triết học

Ở phương Đông những tư tưởng triết học ít khi tồn tại dưới dạng thuần tuý mà thường đan xen với các hình thái ý thức xã hội khác. Cái nọ lấy cái kia làm chỗ dựa và điều kiện để tồn tại và phát triển cho nên ít có những triết gia với những tác phẩm triết học độc lập.

Ở phương Tây ngay từ thời kỳ đầu triết học đã là một khoa học học độc lập với các môn khoa học khác mà các khoa học lại thường ẩn dấu đằng sau triết học. Và thời kỳ Trung cổ là điển hình: khoa học muốn tồn tại phải khoác áo tôn giáo, phải tự biến mình thành một bộ phận của giáo hội.

Trả lời

Ở phương Đông những tư tưởng triết học ít khi tồn tại dưới dạng thuần tuý mà thường đan xen với các hình thái ý thức xã hội khác. Cái nọ lấy cái kia làm chỗ dựa và điều kiện để tồn tại và phát triển cho nên ít có những triết gia với những tác phẩm triết học độc lập.

Ở phương Tây ngay từ thời kỳ đầu triết học đã là một khoa học học độc lập với các môn khoa học khác mà các khoa học lại thường ẩn dấu đằng sau triết học. Và thời kỳ Trung cổ là điển hình: khoa học muốn tồn tại phải khoác áo tôn giáo, phải tự biến mình thành một bộ phận của giáo hội.

Cho những ai chưa hiểu phương Đông phương Tây là gì?

Phương Đông là các nước châu Á các nên văn minh trên ba lưu vực sông lớn: sông Nin, sông Hằng, sông Hoàng Hà, chủ yếu là Ai Cập, ả rập, ấn độ và Trung Hoa. Hầu hết các nền tôn giáo lớn của thế giới đều xuất hiện ở đây.

Phương Tây là các nước Tây âu như Anh, Pháp, Đức, Ý, Áo, Tây Ban Nha. Ngày nay bao gồm cả Mỹ.

Sự khác biệt về triết học giữa Đông - Tây

  1. Đối tượng
  • Đối tượng của triết học phương Tây rất rộng gồm toàn bộ tự nhiên, xã hội, tư duy mà gốc là tự nhiên. Nó ngả theo hướng lấy ngoại (ngoài con người) để giải thích trong (con người), nói chung xu hướng nổi trội là duy vật.
  • Ngược lại, triết học phương Đông lấy xã hội, cá nhân làm gốc là tâm điểm để nhìn xung quanh. Do đó đối tượng của triết học phương Đông chủ yếu là xã hội, chính trị, đạo đức, tâm linh và do vậy xu hướng là hướng nội, lấy trong để giải thích ngoài. Đa số trường phái thiên về duy tâm.

2. Phương pháp 

Triết học phương Tây ngả về tư duy duy lý, phân tích mổ xẻ còn phương Đông thì ngả về dùng trực giác.
  • Cái mạnh của phương Tây là cho khoa học, kỹ thuật và về sau là công nghệ phát triển… và nhận thức luôn hướng đến nhận thức cái chân lý vô hạn cùng. Phương Tây đi gần mãi đến chân lý qua hàng loạt những trừu tượng, khái niệm, quy luật… của toàm thể vũ trụ, liên tiếp đi từ cấp độ bản chất thấp đến mức độ bản chất cao hơn… cũng do vậy họ có xu hướng cô lập hoá, cách ly hoá, làm mất đi tính tổng thể.
  • Triết học phương Đông ngược lại thường dùng trực giác, tức là đi thẳng đến sự hiểu biết, vào cái sâu thẳm bản chất của sự vật, hiện tượng. Trực giác giữ được cái tổng thể mà tư duy phân tích, mổ xẻ đạt đến. Nhưng nó có tiềm tàng nhược điểm là không phổ biến rộng được. Trực giác mỗi người mỗi khác. Và không phải lúc nào trực giác cũng đúng. Thực ra 2 biện pháp kết hợp lẫn nhau, nhưng ở đây nói về thiên hướng.
  • Triết học phương Tây có xu hướng tách chủ thể với khách thể để nhận thức cho khách quan còn triết học phương Đông lại cho rằng người nhận thức và đối tượng nhận thức cùng hoà hợp vào nhau (đặt cùng trong 1 hệ quy chiếu) thì nhận thức sẽ dễ dàng.

Phương Tây đi từ cụ thể đến khái quát cho nên là tư duy tất định – tư duy vật lý chính xác nhưng lại không gói được cái ngẫu nhiên xuất hiện. Còn phương Đông đi từ khái quát đến cụ thể bằng các ẩn dụ triết học với những cấu cách ngôn, ngụ ngôn nên không chính xác nhưng lại hiểu cách nào cũng được, nó gói được cả cái ngẫu nhiên mà ngày nay khoa học gọi là khoa học hỗn mang – dự báo.