Tại sao lại nói "Triết học là khoa học của mọi khoa học"?

  1. Triết học

  2. Khoa học

Từ khóa: 

triết học

,

triết học

,

khoa học

Kha Nguyen

+ Ngay từ khi mới ra đời:

Triết học được xem là hình thái cao nhất của tri thức, bao hàm trong nó tri thức về tất cả các lĩnh vực không có đối tượng riêng. Quan điểm này nguyên nhân sâu xa làm nảy sinh quan niệm cho rằng, Triết học là khoa học của mọi khoa học, đặc biệt là ở triết học tự nhiên của Hy Lạp cổ đại.

+ Thời kỳ trung cổ:
Ở Tây Âu khi quyền lực của Giáo hội bao trùm mọi lĩnh vực đời sống xã hội thì triết học trở thành nô lệ của thần học.
Nền triết học tự nhiên bị thay bằng nền triết học kinh viện. Triết học lúc này phát triển một cách chậm chạp trong môi trường chật hẹp của đêm trường trung cổ.
+ Vào Thế kỷ XV, XVI:
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào thế kỷ XV, XVI đã tạo một cơ sở tri thức vững chắc cho sự phục hưng triết học. Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đặc biệt yêu cầu của sản xuất công nghiệp, các bộ môn khoa học chuyên ngành nhất là các khoa học thực nghiệm đã ra đời với tính cách là những khoa học độc lập.

+ Thế kỷ XVII – XVIII:

Triết học duy vật chủ nghĩa dựa trên cơ sở tri thức của khoa học thực nghiệm đã phát triển nhanh chóng trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo và đã đạt tới đỉnh cao mới trong chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII – XVIII ở Anh, Pháp, Hà Lan, với những đại biểu tiêu biểu như Ph.Bêcơn, T.Hốpxơ (Anh), Điđrô, Henvêtiuýt (Pháp), Xpinôda (Hà Lan)…

Mặt khác, tư duy triết học cũng được phát triển trong các học thuyết triết học duy tâm mà đỉnh cao là triết học Hêghen, đại biểu xuất sắc của triết học cổ điển Đức.

Sự phát triển của các bộ môn khoa học độc lập chuyên ngành cũng từng bước làm phá sản tham vọng của triết học muốn đóng vai trò “khoa học của các khoa học”. Triết học Hêghen là học thuyết triết học cuối cùng mang tham vọng đó.

Hêghen tự coi triết học của mình là một hệ thống phổ biến của sự nhận thức, trong đó những ngành khoa học riêng biệt chỉ là những mắt khâu phụ thuộc vào triết học.

+ Đầu thế kỷ XIX:

Hoàn cảnh kinh tế – xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào đầu thế kỷ XIX đã dẫn đến sự ra đời của triết học Mác. Triết học Mác đoạn tuyệt triệt để với quan niệm “khoa học của các khoa học”, triết học mácxít xác định rõ đối tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật triệt để và nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.

Vì vậy, tôi chưa bao giờ thấy triết học Mác nói "Triết học là khoa học của moi khoa học "cả

Và vào thời hiện địa như ngày này, triết học KHÔNG là khoa học của mọi khoa học

Trả lời

Kha Nguyen

+ Ngay từ khi mới ra đời:

Triết học được xem là hình thái cao nhất của tri thức, bao hàm trong nó tri thức về tất cả các lĩnh vực không có đối tượng riêng. Quan điểm này nguyên nhân sâu xa làm nảy sinh quan niệm cho rằng, Triết học là khoa học của mọi khoa học, đặc biệt là ở triết học tự nhiên của Hy Lạp cổ đại.

+ Thời kỳ trung cổ:
Ở Tây Âu khi quyền lực của Giáo hội bao trùm mọi lĩnh vực đời sống xã hội thì triết học trở thành nô lệ của thần học.
Nền triết học tự nhiên bị thay bằng nền triết học kinh viện. Triết học lúc này phát triển một cách chậm chạp trong môi trường chật hẹp của đêm trường trung cổ.
+ Vào Thế kỷ XV, XVI:
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào thế kỷ XV, XVI đã tạo một cơ sở tri thức vững chắc cho sự phục hưng triết học. Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đặc biệt yêu cầu của sản xuất công nghiệp, các bộ môn khoa học chuyên ngành nhất là các khoa học thực nghiệm đã ra đời với tính cách là những khoa học độc lập.

+ Thế kỷ XVII – XVIII:

Triết học duy vật chủ nghĩa dựa trên cơ sở tri thức của khoa học thực nghiệm đã phát triển nhanh chóng trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo và đã đạt tới đỉnh cao mới trong chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII – XVIII ở Anh, Pháp, Hà Lan, với những đại biểu tiêu biểu như Ph.Bêcơn, T.Hốpxơ (Anh), Điđrô, Henvêtiuýt (Pháp), Xpinôda (Hà Lan)…

Mặt khác, tư duy triết học cũng được phát triển trong các học thuyết triết học duy tâm mà đỉnh cao là triết học Hêghen, đại biểu xuất sắc của triết học cổ điển Đức.

Sự phát triển của các bộ môn khoa học độc lập chuyên ngành cũng từng bước làm phá sản tham vọng của triết học muốn đóng vai trò “khoa học của các khoa học”. Triết học Hêghen là học thuyết triết học cuối cùng mang tham vọng đó.

Hêghen tự coi triết học của mình là một hệ thống phổ biến của sự nhận thức, trong đó những ngành khoa học riêng biệt chỉ là những mắt khâu phụ thuộc vào triết học.

+ Đầu thế kỷ XIX:

Hoàn cảnh kinh tế – xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào đầu thế kỷ XIX đã dẫn đến sự ra đời của triết học Mác. Triết học Mác đoạn tuyệt triệt để với quan niệm “khoa học của các khoa học”, triết học mácxít xác định rõ đối tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật triệt để và nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.

Vì vậy, tôi chưa bao giờ thấy triết học Mác nói "Triết học là khoa học của moi khoa học "cả

Và vào thời hiện địa như ngày này, triết học KHÔNG là khoa học của mọi khoa học

Với tôi, triết học KHÔNG phải là khoa học của mọi khoa học, theo cái nghĩa là nó bao gồm tất cả, hay theo nghĩa các môn khoa học khác dựa vào đó mà lý luận.

Tuy nhiên, với tinh thần "duy ý chí" và "không chấp nhận mình sai", các nhà lý luận thuộc trường phái "duy vật biện chứng" và "cộng sản chủ nghĩa" luôn khăng khăng khẳng định điều đó, rằng "nhờ có triết học thì các môn khoa học khác có một cơ sở lý luận vững vàng". Điều này luôn đúng trong thế giới quan duy vật biện chứng, bởi thế giới quan đó được định nghĩa bằng câu "lịch sử triết học là bởi sự đấu tranh giữa trường phái duy vật và duy tâm", chính vì đóng khung triết học bằng các lý luận "duy vật vs duy tâm" nên các nhà triết học trường phái này không thể thấy được góc nhìn của triết học nói chung.

Triết học là một bộ môn khoa học đúc kết. Nó dựa vào thành quả của các môn khoa học khác, tổng hợp lại theo các cách khác nhau để rút ra các kết luận, cuối cùng sử dụng kết luận đó để hướng xã hội loài người đi theo.

Ví dụ như chủ nghĩa xã hội là sử dụng lý luận duy vật biện chứng của Marx về xã hội, nhờ đó mới xây dựng một chế độ mới. Tương tự, ta cũng có các lý luận về thị trường của Smith, làm nền cho việc huy động vốn, cuối cùng hình thành chủ nghĩa tư bản. Cùng thời với Marx cũng có Mill với các lý luận về tự do cá nhân, làm nền cho sự xuất hiện chủ nghĩa tư bản hiện đại (nhân văn hơn so với thời CNTB hoang dã). Cả 3 trường phái lý luận của 3 ông trên đều dựa vào các kiến thức khoa học vào thời điểm đó làm nền tảng lý luận, chứ không có chuyện 3 ông đó lý luận suông rồi người ta dựa vào đó mà nghiên cứu.

Nhìn cách khác, các lý luận về triết học tuy là tổng hợp từ nhiều môn khoa học khác nhau, nhưng nó không bao giờ và không thể bao gồm tất cả các lý luận khoa học cùng lúc. Người nghiên cứu triết học chỉ có thể cóp nhặt vài thứ phù hợp với các lý luận của mình. Đó là lý do tại sao chúng ta có nhiều trường phái lý luận triết học cùng thời điểm.

Tóm lại, triết học không làm nền tảng cho các môn khoa học khác, và nó cũng không tổng quát mọi môn khoa học khác. Triết học chỉ đơn giản là thu nhận một số lý luận từ các môn khác, tổng kết sau đó áp dụng vào xã hội loài người. Đây cần hiểu là một hoạt động nghiên cứu độc lập, vì một mục đích độc lập: KIẾN TẠO XÃ HỘI.

Cũng giống như môn sinh học, vẫn sử dụng nền tảng của hóa hữu cơ, một ít của vật lý và toán, một ít của lịch sử, nhưng đặt trong một góc nhìn khác và nghiên cứu với một mục đích khác.

Vào thời cổ đại Triết học Trung Hoa gắn liền với chính trị xã hội; Ấn độ gắn liền với tôn giáo, Hy Lạp gắn liền với tự nhiên.

Vào thời Trung Cổ Tây Âu triết học bị buộc trở thành bộ môn của thần học với nhiệm vụ phải lý giải tính đúng đắn của Kinh Thánh.

Vào thời Phục Hưng, với sự phát triển mạnh mẽ từ cuộc cách mạng lần 1, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện, khoa học tự nhiên phát triển trở lại. Triết học được xem là "người mẹ" của mọi ngành khoa học, vì nó phản ánh những vẫn đề chung nhất của xã hội, đời sống. Các môn khoa học tự nhiên không có điều kiện phát triển, vì thế một nhà triết học có thể học được rất nhiều kiến thức từ các ngành khoa học khác nhau để lý giải những hiện tượng tự nhiên.

Vào đầu thời cận đại Triết học được xem là khoa học của mọi khoa học vì nó bàn về như vẫn đề chung nhất, cơ bản nhất của các môn khoa học. Lý trí triết học và khoa học hiểu biết vượt lên trên lý lẽ thần học và niềm tin tôn giáo. Vào lúc này triết học cổ điển Đức phát triển mạnh mẽ trên lập trường duy tâm, đỉnh cao của triết học cổ điển Đức là triết học Hegel.

Cuối thời cận đại, cuộc cmts nổ ra và giành được nhiều thắng lợi, chủ nghĩa khoa học bước lên một đỉnh cao mới tạo điều kiện cho các ngành khoa học phát triển một cách độc lập, vì thế tư tưởng triết học là khoa học của mọi khoa học trở nên lỗi thời, không phù hợp nữa.

Mình nghĩ rằng câu nói trên xuất phát từ tính chất "chung" của triết học. Dường như nhìn ở góc độ vật thể thì triết học là công trình mang tính "công cộng".

Triết học giải thích nuồn gốc của mọi sự vật, hiện tượng trên đời bao gồm cả: khoa học, lý, hoá học,... 

Theo mình nghĩ Triết học là 1 sự thông thái, tìm hiểu về cách thế giới, vũ trụ vận hành. Nên triết học ko chỉ bó hẹp trong khoa học nó còn nghiên cứu về cả tâm linh, hay nói cách khác triết học bao gồm cả vật chất và ý thức. Khoa học đơn thuần thì chỉ thiên về sự vận hành của vật chất. Tôn giáo là sự vận hành của ý thức. Nên thứ bao trùm cả 2 thì phải là khoa học của mọi khoa học rồi :D

Định nghĩa ngắn gọn:
Khoa học là hệ thống các quy luật.
Triết học là những quy luật chung nhất.

Nhận định triết học là môn khoa học tức là khoa học bao hàm triết học, chứ không phải triết học bao gồm khoa học => Khoa học rộng hơn triết học. Điều này phù hợp vì hệ thống các quy luật nhiều hơn những quy luật chung nhất.

Từ khoa học nghiễm nhiên bao gồm mọi khoa học rồi (toán, lý, hóa, văn, sử, địa, TRIẾT,....). 

Khoa học của mọi khoa học nghĩa là: Quy luật của các quy luật. Muốn tìm ra quy luật của các quy luật, ta phải tìm ra những gì chung nhất của nó. Vì vậy ví von triết học là khoa học của mọi khoa học cũng hợp lý.

Tuy nhiên vẫn còn tranh cãi, do định nghĩa khoa học và triết học chưa thống nhất và rõ ràng. Đa phần cho rằng triết học thiếu cơ sở thực nghiệm nên không được xem là khoa học.

Cá nhân tôi không phản bác ý kiến nào cả.

Phương Đông vì sai lầm mà tin vào Nho giáo mà đi đến lụn bại. Thì bạn có thể suy ra triết quan trọng đến mức như thế nào rồi.

Vào thời Cổ đại, khi các loại hình tri thức còn ở trong tình trạng tản

mạn, dung hợp và sơ khai, các khoa học độc lập chưa hình thành, thì triết

học đóng vai trò là dạng nhận thức lý luận tổng hợp, giải quyết tất cả các

vấn đề lý luận chung về tự nhiên, xã hội và tư duy. Từ buổi đầu lịch sử

triết học và tới tận thời kỳ Trung Cổ, triết học vẫn là tri thức bao trùm, là

“khoa học của các khoa học”.

đây là mình lấy từ sánh ra :))