Sự vô cảm của đội quân livestream?

  1. Phong cách sống

“Chào cả nhà. Mình đang có mặt ở lễ tang của chú Chí Tài, người đàn ông giơ cao máy quay, thao thao bất tuyệt về sự ra đi đột ngột của danh hài gạo cội.

“Trấn Thành vừa tới đây rồi. Các bạn like và chia sẻ livestream nha”, một người chen chúc trong đám đông, cố tiến lại thật gần để quay hình MC nổi tiếng đến tiễn biệt người nghệ sĩ cha chú.

“Mọi người chào anh Khánh Phương đi”, hàng chục chiếc điện thoại cố dí sát vào mặt ca sĩ Chiếc khăn gió ấm, dồn dập đưa ra câu hỏi.

Đó chỉ là một vài cá nhân trong số hàng trăm YouTuber và streamer tụ tập, chen lấn trước cửa Trung tâm Pháp y TP.HCM để ghi lại hình ảnh các nghệ sĩ tới tiễn biệt danh hài Chí Tài tối 9/12.

Những đội quân livestream như thế không còn xa lạ với nhiều người. Không chỉ xuất hiện tại đám tang của nghệ sĩ, hình ảnh này còn dễ dàng bắt gặp ở hiện trường vụ tai nạn, trận ẩu đả, thậm chí một thảm họa.

Thật sự mình thấy rất bức xúc với những hành động như thế. Không biết mọi người nghĩ thế nào?

Từ khóa: 

phong cách sống

Tính năng Live được Facebook giới thiệu lần đầu vào tháng 12/2015, cho phép người dùng phát trực tiếp video ghi lại khung cảnh xung quanh.

Không phân biệt lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính, ai cũng có thể phát trực tiếp chỉ bằng một nút nhấn. Họ có thể làm tất cả trước ống kính, từ ca hát, nấu ăn, trang điểm, chơi game, bán hàng cho đến những điều kỳ lạ khác.

Càng thu hút nhiều người xem, thu nhập càng tăng. Dường như việc kiếm tiền quá dễ từ hành động này khiến nhiều người sẵn sàng giơ điện thoại lên livestream trong mọi trường hợp.

Trong số nghệ sĩ có mặt ở Trung tâm pháp y TP.HCM tối 9/12 để lo hậu sự cho danh hài Chí Tài, vợ chồng diễn viên Hiếu Hiền lại livestream đăng lên trang cá nhân. Thậm chí, dù đám tang nghệ sĩ Chí Tài chưa diễn ra, nhiều YouTuber đã đăng tải video giả livestream để thu hút người xem. Để đánh lừa mọi người, nhiều kênh sử dụng biểu tượng vòng tròn màu đỏ tương tự logo phát trực tiếp của YouTube hay thiết kế thumbnail với di ảnh và quan tài của nam danh hài.

Chiêu trò câu view này cũng từng xuất hiện tại đám tang nghệ sĩ Mai Phương vào tháng 3. Trước đó, tại đám tang nghệ sĩ Anh Vũ hồi năm ngoái, hàng trăm người dân cũng tụ tập, giẫm đạp lên mộ để livestream cảnh tiễn đưa nam nghệ sĩ.

Không chỉ các nghệ sĩ, nhiều người bình thường khi qua đời cũng trở thành “nạn nhân” của trào lưu livestream điên cuồng và bất chấp.

Bởi vậy, trước khi phát trực tiếp, người livestream phải tự đánh giá vấn đề có phù hợp hoặc có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới người xem hay không.

Bên cạnh đó, cư dân mạng cũng cần là những người tỉnh táo, theo dõi một cách có chọn lọc các nội dung trên mạng để không bị cuốn theo hay vô tình tiếp tay cho điều xấu bằng lượt xem của mình. Họ cũng có quyền report các video phát trực tiếp nếu cảm thấy chúng phản cảm, thiếu văn hóa.

Trả lời

Tính năng Live được Facebook giới thiệu lần đầu vào tháng 12/2015, cho phép người dùng phát trực tiếp video ghi lại khung cảnh xung quanh.

Không phân biệt lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính, ai cũng có thể phát trực tiếp chỉ bằng một nút nhấn. Họ có thể làm tất cả trước ống kính, từ ca hát, nấu ăn, trang điểm, chơi game, bán hàng cho đến những điều kỳ lạ khác.

Càng thu hút nhiều người xem, thu nhập càng tăng. Dường như việc kiếm tiền quá dễ từ hành động này khiến nhiều người sẵn sàng giơ điện thoại lên livestream trong mọi trường hợp.

Trong số nghệ sĩ có mặt ở Trung tâm pháp y TP.HCM tối 9/12 để lo hậu sự cho danh hài Chí Tài, vợ chồng diễn viên Hiếu Hiền lại livestream đăng lên trang cá nhân. Thậm chí, dù đám tang nghệ sĩ Chí Tài chưa diễn ra, nhiều YouTuber đã đăng tải video giả livestream để thu hút người xem. Để đánh lừa mọi người, nhiều kênh sử dụng biểu tượng vòng tròn màu đỏ tương tự logo phát trực tiếp của YouTube hay thiết kế thumbnail với di ảnh và quan tài của nam danh hài.

Chiêu trò câu view này cũng từng xuất hiện tại đám tang nghệ sĩ Mai Phương vào tháng 3. Trước đó, tại đám tang nghệ sĩ Anh Vũ hồi năm ngoái, hàng trăm người dân cũng tụ tập, giẫm đạp lên mộ để livestream cảnh tiễn đưa nam nghệ sĩ.

Không chỉ các nghệ sĩ, nhiều người bình thường khi qua đời cũng trở thành “nạn nhân” của trào lưu livestream điên cuồng và bất chấp.

Bởi vậy, trước khi phát trực tiếp, người livestream phải tự đánh giá vấn đề có phù hợp hoặc có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới người xem hay không.

Bên cạnh đó, cư dân mạng cũng cần là những người tỉnh táo, theo dõi một cách có chọn lọc các nội dung trên mạng để không bị cuốn theo hay vô tình tiếp tay cho điều xấu bằng lượt xem của mình. Họ cũng có quyền report các video phát trực tiếp nếu cảm thấy chúng phản cảm, thiếu văn hóa.

Gì mà đao to búa lớn vậy, người nổi tiếng thì nhiều người quan tâm, họ livestream cũng là muốn nhiều người dc biết. Đơn giản vậy thôi.