TẠI SAO "Ă" ĐỌC LÀ "Á", MÀ "TRĂNG" KHÔNG ĐỌC LÀ "TRÁNG"?

  1. Văn hóa

Ngữ âm tiếng Việt - 1.

TẠI SAO "Ă" ĐỌC LÀ "Á", MÀ "TRĂNG" KHÔNG ĐỌC LÀ "TRÁNG"?

Đã có bao giờ bạn thắc mắc tại sao chữ Ă được đọc là "á", nhưng từ "ăn" lại không được đọc là "án", "trăng" không được đọc là "tráng" chưa?

Tương tự, chữ Â được đọc là "ớ", vậy tại sao "ân" không được đọc là "ớn"?

Mỗi chữ cái đều có hai phần: tên gọi và âm đọc. Đôi khi hai phần này trùng nhau, ví dụ chữ A, tên của nó là "a", âm đọc của nó cũng là "a". Nhưng đôi khi, hai phần này hoàn toàn khác nhau. Chữ Ă và chữ Â là hai trường hợp như vậy.

Chữ Ă có tên gọi là "á", nhưng âm đọc của nó là âm "a" ngắn. Vì vậy khi bạn ghép Ă và N lại thì bạn đang ghép âm "a" ngắn và phụ âm cuối "n", và đó là lí do chúng ta có từ "ăn", mà không phải là một từ được đọc là "án". Thử đọc thật chậm từ này, bạn sẽ nhận ra âm "a" ngắn bên trong.

Tương tự, chữ Â có tên gọi là "ớ", nhưng âm đọc của nó là âm "ơ" ngắn. Nên khi ghép chữ Â và chữ N lại, chúng ta đang ghép âm "ơ" ngắn với phụ âm cuối "n". Vì vậy, từ "ân" không được đọc là "ớn". 

Ờm, tóm lại bài hôm nay chỉ có vậy =]]

- Quân Hy.

Từ khóa: 

văn hóa

Dùng tiếng việt từ bé đến giờ. Mà giờ mới để ý :))
Trả lời
Dùng tiếng việt từ bé đến giờ. Mà giờ mới để ý :))

Đọc bài của bạn, mình cứ lẩm nhẩm hai chữ Ă Â mà vẫn không hình dung ra được quy luật là gì. :)