Nếu không "thấu hiểu bản thân", bạn sẽ chẳng gặt hái được bất cứ thành tựu nào trong đời

  1. Kỹ năng mềm

Người xưa có câu "Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng".

Kinh Phật thì thường giảng rằng con đường dài nhất và khó đi nhất chính là hành trình đi vào chiều sâu tâm thức con người.

Ngay cả nhà khoa học lỗi lạc Albert Einstein cũng từng đưa ra một câu nói nổi tiếng về vấn đề thấu hiểu bản thân:

"Nếu bạn đánh giá một con cá qua khả năng leo cây của nó, thì suốt cuộc đời nó sẽ luôn nghĩ rằng nó thật kém cỏi ngu ngốc".

Những điều trên cho thấy: con người chúng ta từ xa xưa đã ý thức được tầm quan trọng của việc thấu hiểu bản thân.

thau-hieu-ban-than

(Nguồn: Steemit)

Tại sao việc thấu hiểu bản thân lại quan trọng?

Có thể nói, việc thấu hiểu bản thân chính là nền tảng đem lại cho chúng ta những thành tựu và sự hài lòng trong hầu hết các khía cạnh của đời sống, điển hình là...

  • Chọn nghề nghiệp: người không hiểu điểm mạnh điểm yếu của bản thân sẽ không thể lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp cho mình. Và nếu anh ta không khắc phục, điều này có khả năng khiến cho toàn bộ con đường sự nghiệp của anh ta bị nhấn chìm.
  • Chọn vợ, chồng: người không hiểu bản thân tất nhiên cũng không hiểu được mình hợp và không hợp với type người nào. Và những cặp vợ chồng thiếu hòa hợp với nhau thường tạo ra cả một chuỗi các hệ lụy nghiêm trọng (ví dụ: ảnh hưởng tới con cái, sự nghiệp...)
  • Chọn bạn bè: sau hôn nhân và sự nghiệp, thì bạn bè là khía cạnh quan trọng nhất của đời sống. Thường thì chúng ta có xu hướng kết bạn khá "bừa bãi" khi còn nhỏ tuổi. Nhưng khi đã đủ nhận thức, ta cần biết mình nên dành thời gian ở cạnh những người nào, và hạn chế tiếp xúc những người nào. Vì bạn bè có khả năng "lây nhiễm" rất cao, cả điểm tích cực lẫn tiêu cực.
  • Sự hài lòng về cuộc sống nói chung: thấu hiểu bản thân cũng giúp chúng ta xác định được mình phù hợp và không phù hợp với phong cách sống nào. Việc này tạo tiền đề cho một cuộc sống vui vẻ và thoải mái hơn cho chúng ta.
nhan-thuc-ban-than

(Nguồn: babysling-bg.com)

Quan trọng là vậy, nhưng tại sao hầu hết chúng ta không thực sự thấu hiểu bản thân mình?

Việc này thực chất có 2 nguyên nhân:

  • Một là, chúng ta đang sống trong một xã hội quá coi trọng cái vật chất bề ngoài. Cả xã hội và truyền thông đều cố tình hướng sự chú ý của chúng ta tới thế giới bên ngoài, những thứ bên ngoài bản thân ta. Việc này vô tình (chưa chắc!) khiến cho chúng ta quên lãng đi việc quan tâm chăm sóc chính bản thân mình.
  • Hai là, do giáo dục, tại cả trường học và gia đình, đều chưa có khả năng định hướng cho chúng ta, những người trẻ, trong việc tìm tòi, truy vấn và thấu hiểu bản thân mình. Cải cách giáo dục, vì thế, là một việc vô cùng quan trọng.

Vậy chúng ta có thể cải thiện vấn đề này như thế nào?

hieu-ro-ban-than

Phương pháp giáo dục sai lầm. (Nguồn: ashfaqueabir.com)

Những phương pháp giúp thấu hiểu bản thân

Sau đây là một số giải pháp thực tế có thể giúp bạn hiểu rõ bản thân mình hơn:

1/ Thử làm những điều mới

Bởi vì nếu bạn không tích cực và năng động trong việc khám phá những kỹ năng mới, những môi trường mới, những con người mới...thì bạn sẽ không có đủ insight ("tư liệu") để biết mình hợp và không hợp với những thứ, những người nào.

self-understanding

Hãy luôn bước ra khỏi vùng an toàn của bạn. (Nguồn: bizjournals.com)

2/ Khuyến khích phản hồi từ người khác

Tương tự, những lời nhận xét từ người khác có thể trở thành những insight giúp bạn có được cái nhìn khách quan và chính xác hơn về những khả năng và cả tính cách của bản thân. Tuy rằng những nhận xét này đôi khi có thể làm bạn phật ý, nhưng nếu bạn biết tạm quên đi cái tôi của mình, và chú tâm vào quá trình hiểu rõ bản thân, thì đây sẽ là một phương pháp rất tốt.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý yêu cầu phản hồi từ càng nhiều người càng tốt. Vì những phản hồi đến từ nhiều người thường khách quan hơn. Ví dụ: nếu 10 người cùng khen bạn vẽ đẹp thì bạn có thể chắc rằng bạn vẽ thực sự đẹp. Nếu chỉ có 1 người khen bạn, thì đó có thể là vì anh/cô ấy tỏ ra lịch sự thôi. Tuy nhiên, bạn cần chú ý hiệu ứng đám đông (nhiều người khen --> số ít người còn lại cũng khen theo) nên có thể cân nhắc hỏi từng người một, một cách riêng lẻ.

phan-hoi

(Nguồn: blog.practiceplan.co.uk)

3/ Trau dồi kiến thức

Đây cũng là một việc cực kỳ cần thiết, vì sự gia tăng về tri thức sẽ giúp mở rộng cho chúng ta những góc nhìn (perspective) và tầm nhìn (vision) mới. Và mỗi khí được mở mang một góc nhìn và tầm nhìn mới, chúng ta lại nhìn nhận về bản thân khác đi một chút. Việc thấu hiểu bản thân, vì vậy, phải là một hành trình cả đời và liên tục biến đổi.

4/ Trắc nghiệm tính cách (Personality Test)

Bạn cũng có thể bỏ ra chút thời gian hoàn thành những bài trắc nghiệm dưới đây, để có cái nhìn rõ ràng hơn về tính cách, cũng như những điểm mạnh, điểm yếu của mình:

  • Trắc nghiệm 16 nhóm tính cách MBTI.
  • Trắc nghiệm hướng nghiệp 6 nhóm nghề nghiệp RIASEC.
  • Trắc nghiệm 8 loại hình trí thông minh (Multiple Intelligences).
  • Trắc nghiệm hướng ngoại (Extrovert) & hướng nội (Introvert).

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những bài trắc nghiệm này chỉ cho thấy một phần nào đó của con người chúng ta, nên bạn không nên quá dựa vào những insight đến từ chúng.


Nguồn:

Hiểu bản thân

tamlyhoctoipham.com


https://tamly.blog/thau-hieu-ban-than-ky-nang-tam-ly-quan-trong-de-thanh-cong/

tamly.blog


LỘ TRÌNH 12 BƯỚC THẤU HIỂU BẢN THÂN, PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP (PHẦN 1)...

wallstreetenglish.edu.vn


https://tamly.blog/thau-hieu-tinh-cach-voi-carl-jung-ngo-nhan-sai-lam-ve-huong-noi-va-huong-ngoai/

tamly.blog

Từ khóa: 

thấu hiểu bản thân

,

hiểu rõ bản thân

,

hướng nghiệp

,

self-understanding

,

nhận thức bản thân

,

kỹ năng mềm

Chính xác, chưa nói việc có đạt được thành tựu hay không mà biểu hiện đầu tiên là nó khiến chúng ta không vui vẻ, hạnh phúc, cuộc sống đi vào bế tắc. Khi không hiểu bản thân ta luôn phải đi theo và làm việc của người khác, ừ thì không muốn làm việc đó ấy nhưng vì không biết bản thân muốn gì, vậy thì mình sẽ làm gì đây, thôi thì làm theo việc này, có việc còn hơn không. Cũng biết là thế đấy nhưng quá trình"Thấu hiểu bản thân" thực sự là một hành trình rất dài, có cả yếu tố gian nan, mâu thuẫn rất nhiều. Hiện tại mình cũng đang trong giai đoạn tìm hiểu bản thân mình. Điều mà mình thường làm là tự nói chuyện với bản thân, qua mỗi hành động, cách hành xử mình đều tự nhìn lại bản thân bằng cách phân tích và đặt ra các câu hỏi như: Vì sao mình muốn làm việc này? Tại sao mình lại cảm thấy khó chịu trong tình huống này?... Tất cả mình luôn cố gắng để tự hỏi mình mỗi ngày. Mặc dù hiện tại mình chưa thực sự quá thấu hiểu bản thân ở mức sâu sắc nhưng mình có thể biết việc làm gì khiến mình vui vẻ và hạnh phúc còn việc định hướng tương lai thì vẫn đang trong quá trình tiếp tục tìm hiểu

Trả lời

Chính xác, chưa nói việc có đạt được thành tựu hay không mà biểu hiện đầu tiên là nó khiến chúng ta không vui vẻ, hạnh phúc, cuộc sống đi vào bế tắc. Khi không hiểu bản thân ta luôn phải đi theo và làm việc của người khác, ừ thì không muốn làm việc đó ấy nhưng vì không biết bản thân muốn gì, vậy thì mình sẽ làm gì đây, thôi thì làm theo việc này, có việc còn hơn không. Cũng biết là thế đấy nhưng quá trình"Thấu hiểu bản thân" thực sự là một hành trình rất dài, có cả yếu tố gian nan, mâu thuẫn rất nhiều. Hiện tại mình cũng đang trong giai đoạn tìm hiểu bản thân mình. Điều mà mình thường làm là tự nói chuyện với bản thân, qua mỗi hành động, cách hành xử mình đều tự nhìn lại bản thân bằng cách phân tích và đặt ra các câu hỏi như: Vì sao mình muốn làm việc này? Tại sao mình lại cảm thấy khó chịu trong tình huống này?... Tất cả mình luôn cố gắng để tự hỏi mình mỗi ngày. Mặc dù hiện tại mình chưa thực sự quá thấu hiểu bản thân ở mức sâu sắc nhưng mình có thể biết việc làm gì khiến mình vui vẻ và hạnh phúc còn việc định hướng tương lai thì vẫn đang trong quá trình tiếp tục tìm hiểu