Tại sao các trường đại học thường chọn Toeic làm chuẩn đầu ra cho sinh viên?

  1. Ngoại ngữ

Mình thắc mắc tại sao các trường đại học không chọn các chứng chỉ khác như tiếng anh bằng A bằng B hay IELTS, TOEFL,... mà lại là Toeic?

Từ khóa: 

toeic

,

chứng chỉ tiếng anh

,

học tiếng anh

,

ngoại ngữ

Toeic là anh văn giao tiếp bạn à. Ra đời không ai yêu cầu bạn ngồi không làm việc mà bạn phải giao tiếp với người này người kia người nọ nữa bạn . Toeic nó đánh mạnh vào cái khả năng giao tiếp nên nhiều người thích toeic hơn . IELTS là học thuật , mà học thuật tức là chỉ dành cho những người giỏi thật sự về nghiên cứu , tài liệu tiếng anh , tất cả đều là những từ chuyên ngành nên nếu bạn học Toeic thì gần như bạn phải học lại hoặc học nâng cao hơn mới được , đọc , dịch tài liệu tiếng anh chuyên ngành . Vậy nên chỉ 1 số trường họ tập trung vào khả năng nghiên cứu thì mới yêu cầu dùng IELTS, còn Toeft thì thấy ít ai sài lắm . IELTS còn 1 cái nữa là dùng để đi du học nên nhiều bạn lựa chọn du học sẽ chọn IELTS thay vì Toeic . Còn bạn không lựa chọn nghiên cứu hay du học hay học cao lên nữa thì cứ chọn Toeic mà thi để lấy bằng rồi đi làm

Trả lời

Toeic là anh văn giao tiếp bạn à. Ra đời không ai yêu cầu bạn ngồi không làm việc mà bạn phải giao tiếp với người này người kia người nọ nữa bạn . Toeic nó đánh mạnh vào cái khả năng giao tiếp nên nhiều người thích toeic hơn . IELTS là học thuật , mà học thuật tức là chỉ dành cho những người giỏi thật sự về nghiên cứu , tài liệu tiếng anh , tất cả đều là những từ chuyên ngành nên nếu bạn học Toeic thì gần như bạn phải học lại hoặc học nâng cao hơn mới được , đọc , dịch tài liệu tiếng anh chuyên ngành . Vậy nên chỉ 1 số trường họ tập trung vào khả năng nghiên cứu thì mới yêu cầu dùng IELTS, còn Toeft thì thấy ít ai sài lắm . IELTS còn 1 cái nữa là dùng để đi du học nên nhiều bạn lựa chọn du học sẽ chọn IELTS thay vì Toeic . Còn bạn không lựa chọn nghiên cứu hay du học hay học cao lên nữa thì cứ chọn Toeic mà thi để lấy bằng rồi đi làm

Vì hầu hết các công việc sau khi ra trường chỉ yêu cầu việc đọc được tài liệu bằng tiếng Anh và nghe hiểu được yêu cầu công việc hoặc 1 số bài lecture. Ko có nhiều công việc yêu cầu phải nói và viết tài liệu bằng TA cho nên việc yêu cầu IELTS, TOEFL là ko cần thiết.

Chưa kể đến việc IELTS, TOELF có số lượng chủ đề rất rộng, rất nhiều vấn đề về học thuật kiểu thiên văn, địa chất, khảo cổ, kinh tế... mà trong công việc hàng ngày phần lớn mọi người ko cần đến kiến thức và từ vựng về các vấn đề này. 

Tại vì bằng TOEIC là phổ biến và áp dụng được nhiều cho công việc sau này của mình hơn so với IELTS, TOELF,...

  • TOEIC bao gồm 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, thường thì các trường chỉ yêu cầu 2 kỹ năng, trừ một số trường khối ĐHQG yêu cầu 4 kỹ năng. Trong những kỹ năng này, TOEIC luôn chú ý vào các nội dung thường gặp trong môi trường công sở và cuộc sống hằng ngày. Học TOEIC không chỉ giúp chúng ta nắm vững từ vựng giao tiếp thường gặp trong môi trường công sở, vừa có thể bổ trợ cho chúng ta một số kỹ năng như kỹ năng viết mail, kỹ năng phản hồi thông tin đến khách hàng. 
  • Học TOEIC phù hợp vì các trường chỉ yêu cầu khả năng ngoại ngữ của sinh viên từ mức khá trở lên, chủ yếu là từ 450. Đây là mục tiêu phù hợp với đa số sinh viên không chuyên ngoại ngữ. Trong khi đó, để đạt được 6.0 7.0 IELTS đòi hỏi sinh viên phải có một kiến thức nền nhất định từ trước. 
  • Chi phí TOEIC rẻ hơn, có thể thi lại nhiều lần. Chi phí IELTS thì không như vậy, rớt một lần là đau đớn tâm can :))
  • Bằng A, bằng B không còn phổ biến so với yêu cầu hiện giờ. Bằng TOELF thì chưa phổ biến ở VN. 

Bằng A bằng B chắc hơi cũ rồi còn ielts và toeft không kể chi phí học hành ôn luyện thì chi phí thi cũng 5000k rồi, chắc sinh viên cũng chưa nhiều người có điều kiện chọn loại chứng chỉ đó.

Theo mình thì dùng chứng chỉ nào sẽ tùy thuộc vào trường và từng thời kỳ. Như trước đây, các trường ĐH đa số dùng chứng chỉ tiếng Anh A-B-C gì đó, nhưng nay TOEIC đã phổ biến hơn và phù hợp cho người ra trường đi làm do chứng chỉ TOEIC là tiêu chuẩn phổ biến để đánh giá trình độ thành thạo tiếng Anh của người lao động. Biết đâu đó, thời gian tới, thế hệ trẻ Việt Nam giỏi tiếng Anh hơn nhiều, chứng chỉ IELTS sẽ thay thế cho chứng chỉ TOEIC thì sao nhỉ :)

Chốt lại "thời thế thế thời phải thế", bạn nên học tiếng Anh toàn diện, để khi có yêu cầu về chứng chỉ tiếng Anh gì bạn có thể thi được điểm cao cho dù đó là chứng chỉ gì.

:-) Mình nghĩ TOEIC là dễ nhất. Dễ vậy mà còn khó với mọi người, huống hồ những cái kia.