Tại sao các tượng cổ Hy Lạp thường không mặc đồ?

  1. Nghệ thuật

https://cdn.noron.vn/2022/05/31/buc-tuong-laocoon-va-cac-con-trai-541729-1653980643.jpg
Từ khóa: 

tuong_co_hy_lap

,

nghệ thuật

Protagoras: "Con người là thước đo của mọi thứ"

Polykleitos còn viết miêu tả chi tiết một "canon" chuẩn mực tỉ lệ hoàn hảo của con người và thực hiện hóa nó trong tượng Doryphoros:

https://cdn.noron.vn/2022/06/02/doryphorosmannapoliinv6011-2-1654179703.jpg
Như một số bạn cũng đã nói: Đây là khỏa thân để diễn tả anh hùng hay thần thánh.
Mình từng viết về tượng Laocoon mà bạn lấy làm mình họa (tiếng Anh):
Mình cũng từng viết một bài nhận xét ngắn về tượng Hy Lạp khỏa thân, nhưng đề tài cụ thể về Athens thế kỉ IV TCN (tiếng Việt):


Trả lời

Protagoras: "Con người là thước đo của mọi thứ"

Polykleitos còn viết miêu tả chi tiết một "canon" chuẩn mực tỉ lệ hoàn hảo của con người và thực hiện hóa nó trong tượng Doryphoros:

https://cdn.noron.vn/2022/06/02/doryphorosmannapoliinv6011-2-1654179703.jpg
Như một số bạn cũng đã nói: Đây là khỏa thân để diễn tả anh hùng hay thần thánh.
Mình từng viết về tượng Laocoon mà bạn lấy làm mình họa (tiếng Anh):
Mình cũng từng viết một bài nhận xét ngắn về tượng Hy Lạp khỏa thân, nhưng đề tài cụ thể về Athens thế kỉ IV TCN (tiếng Việt):


Cách đây khoảng 2.500 năm, một cuộc cách mạng trong lĩnh vực văn hóa đã xảy ra ở Hy Lạp cổ đại. Chế độ dân chủ chào đời ở Athens. Các kiệt tác bi kịch và hài kịch đầu tiên được viết nên ở đây và các bức tượng cũng được chạm khắc giống đời thực hơn trước đó. Và thời điểm các bức tượng khỏa thân ra đời, người Athens cũng đã phá vỡ một điều tối kỵ
Theo nhiều nền văn minh khác nhau, khỏa thân thường là biểu tượng của sự thấp kém, thua cuộc. Nhưng đối với nền văn hóa Hy Lạp cổ, họ thấy rằng việc khỏa thân mang một bản lĩnh anh hùng, một vẻ đẹp thẩm mỹ, kiểu kiểu như… vẻ đẹp thuần khiết.
Trong thế vận hội Olympic cổ xưa, khi một vận động viên cởi bỏ sạch sẽ là anh ấy muốn thể hiện một sự bình đẳng tuyệt đối với các vận động viên khác, một sự ngay thẳng khi thi đấu. Thời giờ mà cởi là xác định ăn thẻ vào mồm =))))))
Một điều đặc biệt đó là kích thước của “thằng nhóc” luôn có tỉ lệ nhỏ hơn so với tượng:
https://cdn.noron.vn/2022/06/01/tuong-khoa-than-hy-lap-1602784458-1654059329.jpg
Như đã nêu trên, người Hy Lạp cổ cho rằng khỏa thân là cử chỉ cao quý, nhưng việc bị kích động chốn đông người là một việc thấp kém, đáng chê trách, mà đa phần các tượng là nam thần, nữ thần, các vận động viên… nên thường nó chỉ mang kích thước bé xíu và trong tình trạng bình thường nhất có thể. Tưởng tượng bạn đi bảo tàng để ngắm nhìn các pho tượng cổ xưa tuyệt đẹp, bỗng dưng có một cái to tổ bố đặp vào mắt bạn thì bạn sẽ có cảm xúc như thế nào? À với cả chỗ đấy tôi đoán luôn là phần bóng nhất của bức tượng, lý do chắc ai cũng biết.
P/s: Từ phòng gym cũng xuất phát từ “gymnos” (khỏa thân) vì các anh Hy Lạp cổ đa phần sẽ cởi đồ khoe cơ ở các nơi tập luyện các kiểu.

Thời kỳ này là thời kỳ hưng thịnh của nghệ thuật với thiên hướng về Anatomy (giải phẩu cơ thể người), nói cách khác tất cả các họa sĩ cho đến nhà điêu khắc đều dùng Anatomy làm thước đo trình độ của mình, cho nên các tác phẩm và điêu khắc thời kỳ này lộ rõ họa tiết mô tả chi tiết của cơ thể người trên các tác phẩm nghệ thuật và điêu khắc.

https://cdn.noron.vn/2022/06/01/07-7-1654058847.jpg

Bức tượng Pieta, đỉnh cao của Anatomy và điêu khắc cộng thêm 1 cốt truyện đằng sau nó cực kỳ hay.

Nếu có thời gian mình sẽ làm một bài về nghệ thuật thời kì phục hưng, thời kỳ được coi là ''At the peak'' của nghệ thuật nhân loại.

Theo ý kiến cá nhân: khi so sánh bức tượng người phàm với tượng các vị thần thì tượng các vị thần đặc biệt là 12 tay trùm thường có quần áo, người phàm thì không, suy ra đặc quyền có đồ khi tạc tượng là của riêng các vị thần, con người không.

Theo 1 số ý kiến nghe từ ông thầy mỹ thuật hồi lớp 9: người Hy lạp và ''La Ngọ'' coi trọng vẻ đẹp hình thể trần trụi, coi đó là vẻ đẹp hoàn hảo nhất mà người cha Prometheus tạo tác cho các đứa con của mình nên để tưởng nhớ công ơn của người cha già đang bị găm gan thì cách tốt nhất là tạc tượng mình và nude.

Theo tôi được là thời Phục hưng nhấn mạnh tới chủ nghĩa cá nhân. Kiểu con người nhận ra mình là cá thể độc nhất, nên từ đó cơ thể con người cũng được tôn thờ hơn thời kì trước. Nghệ thuật khoả thân cũng ra đời như để thể hiện sự phóng khoáng, thoải mái, mà không còn hổ thẹn nữa.
Người Hy Lạp cổ đại từ lâu đã nổi tiếng với việc đã tạo ra, cũng phổ thông hóa những khái niệm hiện đại về cơ thể con người. Nổi bật trong đó là ý tưởng và triết lý về cái đẹp của mỗi con người hay các vị thần được thể hiện qua những bức tượng khỏa thân.
Khỏa thân trong nghệ thuật Hy Lạp là một chuẩn mực đến mức người ta thậm chí có thể kết luận nhầm rằng con người thời đó thường trong tình trạng... không mặc quần áo.
Có một sự khác biệt cơ bản trong các nền văn mình tồn tại trước nền văn mình của người Hy Lạp. Đối với họ, khỏa thân là biểu hiện của sự yếu đuối, sự thua trận hoặc bị sỉ nhục. Trong khi đó, Hy Lạp là quốc gia đầu tiên coi sự khỏa thân là biểu hiện của trạng thái anh hùng.
Theo các nhà sử học, khỏa thân ở Hy Lạp từng được coi là đại diện cho sức mạnh, hoặc có tính chất anh hùng. Chính bởi vậy mà nhân vật được chọn thường là các vị thần, vận động viên thể thao, hoặc những người nổi tiếng, có địa vị xã hội. Đây là một quan niệm đóng vai trò quan trọng và giải thích lý do tại sao nghệ thuật này ở Hy Lạp vẫn rất phổ biến, mà không trở nên dung tục.
https://cdn.noron.vn/2022/06/01/7980162043439397-1654066857.jpg