Tại sao càng giỏi càng dễ bị ghét?

  1. Tâm lý học

Nhiều người cảm nhận khi thành công hơn trong sự nghiệp, bạn bè xung quanh sẽ ít dần đi và họ cảm thấy cô độc hơn.

Từ khóa: 

tâm lý học

Nhưng thà giỏi mà bị ghét còn hơn dốt mà vẫn bị ghét :D

Trả lời

Nhưng thà giỏi mà bị ghét còn hơn dốt mà vẫn bị ghét :D

Xuất phát từ lonngf ghen tị . vì họ ghen tị vs tài năng, thành công mà mik đạt đc

Mình mới chỉ biết 1 người có group anti đông hơn fan là chị X thôi =)))
Nếu bạn giỏi và bạn tạo ra được giá trị cho xã hội, mang đến một giá trị gì đó cho người khác, thì có thể bạn vẫn có những người ghét bạn, nhưng bạn sẽ vẫn luôn có những người yêu quý, tôn trọng bạn.
Còn nếu nói về bạn bè ít đi, không có nghĩa là họ ghét hay ganh tị với bạn, mà thường khi thành công, nghĩa là bạn sẽ cần đánh đổi thời gian và công sức, tập trung vào sự nghiệp, ít có thời gian chia sẻ và quan tâm với bạn bè như trước, nên tình bạn bị phai nhạt thôi. Vì tình gì thì cũng cần sự vun đắp từ hai phía.

Nếu bạn nói càng giỏi càng dễ bị ghét thì mình thấy chưa thoả đáng, vì còn tuỳ vào cách xử lý của người giỏi này nữa:

- Giỏi nhưng không kiêu căng, giúp đỡ mọi người, khiêm tốn thì bị ghét cũng hơi quá

- Giỏi mà tinh vi, lên mặt dạy đời thì bị ghét cũng thấy có lý

Cơ mà thường bị ghét lại rơi vào mấy người chưa giỏi cơ mà cứ nghĩ mình là giỏi rồi hay tỏ ra mình quan trọng hơn người khác - đấy, mấy người này mới làm cho cuộc sống mệt mỏi hơn này.

Còn người thành công trong sự nghiệp họ lại có sự lựa chọn mối quan hệ khác bình thường, bạn bè của họ sẽ có những nét tương đồng với họ, sẽ đủ thông minh tinh tế khi nói chuyện với nhau, sẽ có những mối liên hệ về công việc riêng... Vì mình chưa có phải thành công nên mình cũng không hiểu rõ nhưng nó cũng chính là câu Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã - ở giai đoạn nào thì mình lại kết thân với tầng lớp phù hợp với mình ở giai đoạn đó.

Giả như anh Vượng Vingroup về nói chuyện với bạn cấp 1 mà người ta giờ làm nông dân thì thực cũng quá khó để anh Vượng phải thân thiết với người ta thật.

Chào bạn, mình nghĩ người giỏi là người có nhiều ưu điểm, lợi thế và thường xuyên yêu cầu cao trong lĩnh vực họ giỏi. Do đó, đôi khi họ trở nên khắt khe hơn với những người xung quanh và sẵn sàng thẳng tay loại bỏ những yếu tố gây ảnh hưởng đến kết quả của công việc.

Điều này có lý, song đôi khi thiếu tình. Mà người đời thì phải "thấu tình đạt lý" thì mới êm xuôi. Tuy nhiên đời sống hữu hạn, cá tính khác nhau, lý tưởng khác nhau nên dù có được quý hay không, miễn là người giỏi ấy chung sống hòa bình, có ích cho cộng đồng là đáng khen rồi.

Không cần giỏi (như mình) cũng bị nhiều người ghét nhé...
Mình không nói đùa đâu, 2 cái yếu tố giỏi/dở và thích/ghét vốn dĩ không liên quan nhau. Có người giỏi bị ghét thì cũng có người giỏi không bị ghét, có người dở được thích nhưng cũng có người dở rồi còn bị ghét. Vấn đề nằm ở chỗ mức độ quan tâm của chúng ta thôi: thường chướng mắt những người chúng ta ghét, và đặc biệt khi chúng nó còn giỏi hơn mình. Vì chú ý nhiều nên đi đâu cũng thấy. Vì vậy nên mới nghĩ là 'sao mà nhiều thế không biết'

Bạn thấy họ giỏi theo kiểu gian manh à ??. Thế thì họ bị ghét là phải rồi. Chứ nếu người giỏi mà có đức độ, hiền lành thì họ lại theo cái kiểu : "Trai tài, gái sắc" nên được nhiều cô gái yêu mến mà muốn lấy làm chồng cơ thì sao gọi họ là cô độc cho được ạ. Thế nên bạn phải nêu rõ bạn hỏi là trường hợp người giỏi theo cái kiểu nào mới được chứ ạ. Chứ tôi thấy loại tài đức song toàn thì như vua Trần Nhân Tông chẳng hạn thì nhiều người quý mến lắm nhé, không như hiện tượng mà bạn nêu đâu ạ.

Vì lòng ghen tị của con người. Khi chúng ta thấy ai đó giỏi hơn mình, thường sẽ sinh ra cảm giác ước ao, đố kị với thành tựu của họ. Người giỏi bị ghen ghét đôi khi một phần cũng là do họ huênh hoang, không khiêm tốn và hay coi thường người khác (trong một số trường hợp).

Có thể là vì một hoặc kết hợp trong ba khả năng này:

- Người khác ghen tị với những thành công của bạn.

- Người thành công loại dần bạn bè làm ảnh hưởng (như có bạn đã trả lời).

- Hoặc việc thành công và việc ít bạn có liên quan nhưng không phải cái này gây nên cái kia (correlation vs. causation). Người ta "thành đạt" thường là trong một độ tuổi nào đó (ví dụ nam thì có thể 30-40). Khi một người dần có sự nghiệp, bạn bè (đồng trang lứa) cũng đang làm việc tương tự nên không ai tập trung cho các mối quan hệ bạn bè cũ.