Tại sao khi càng bị càng cấm cản thì ta càng muốn làm?

  1. Tâm lý học

Từ khóa: 

tâm lý học

Biết vậy, muốn có kết quả tốt hơn, không nên cấm cản. Bởi vì càng cấm nt càng làm cho thỏa, kết quả xấu đi. Người khôn, kbg cấm cản ai cả, ai làm tự chịu trách nhiệm việc mình làm: Thành công họ hưởng, thất bại cũng họ rút kinh nghiệm.

Trả lời

Biết vậy, muốn có kết quả tốt hơn, không nên cấm cản. Bởi vì càng cấm nt càng làm cho thỏa, kết quả xấu đi. Người khôn, kbg cấm cản ai cả, ai làm tự chịu trách nhiệm việc mình làm: Thành công họ hưởng, thất bại cũng họ rút kinh nghiệm.

Tôi nghĩ đây một hiện tượng tâm lí có tên là Reverse Psychology - Hiện tượng Tâm lí học đảo ngược của con người. 

Theo Jeff Greenberg
, giáo sư tâm lý xã hội tại Đại học Arizona, cho biết: Tâm lý học đảo ngược là cách để một người bảo vệ các quyền tự do của họ.

Khi mọi người cảm thấy rằng quyền tự do của họ bị đe dọa - ví dụ: cha mẹ cấm đi chơi, người yêu cấm chơi game - họ sẽ có các phản ứng: tức giận, đề phòng hoặc hành động ngược lại để loại bỏ đi mối đe dọa đó và tạo cho bản thân cảm giác được khẳng định quyền tự chủ của mình.

Bời vì khi con người bị áp lực phải thực hiện một hành động nào đó, họ có xu hướng làm ngược lại nhằm khẳng định sự tự do và quyền tự chủ của mình. Điều này được đúc kết dựa trên lý thuyết về phản kháng trong tâm lý (psychological reactance) của nhà tâm lý học Jack Brehm.

“… sự khó chịu xuất phát từ việc tự do cá nhân bị đe dọa sẽ là động lực để một người tiến đến tái thiết lập quyền tự do đó. Trạng thái phản kháng này làm tăng khả năng họ làm khác đi so với những gì đang được trông đợi bởi người ra yêu cầu. Trong trường hợp này, bên ra yêu cầu có thể thành công nếu trình bày sai mong muốn thật, với giả định rằng xu hướng chống lại của đối phương sẽ dẫn đến việc thực hiện điều mà người ra yêu cầu thầm mong muốn.”

Dựa trên lý thuyết này, có thể thấy tâm lý học nghịch đảo sẽ hoạt động đặc biệt hiệu quả với những người có khuynh hướng chống đối khi được yêu cầu. Tuy nhiên, vì có nhiều dạng phản kháng khác nhau – có người chống đối mọi lúc, có người chỉ làm vậy trong các bối cảnh hoặc với những đối tượng cụ thể (như lực lượng hành pháp hoặc người có quyền hành) – nên hiệu lực của tâm lý học nghịch đảo trong trường hợp này cũng chỉ ở mức tương đối.

Ngoài ra, tâm lý học nghịch đảo có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nữa, ví dụ như mối quan hệ giữa hai người – nếu bạn không thích người ra yêu cầu, bạn có nhiều khả năng làm trái với điều họ nói chỉ để cho bõ ghét.

Một trong những điều đầu tiên một đứa trẻ học cách nói và hiểu đó là từ “không”.

Trẻ mới biết đi được yêu cầu;à không được ném bóng vào nhà, nhưng dù sao chúng vẫn làm lại đó thôi. 

Một thanh thiếu niên tròn mắt, lì lượm khi được yêu cầu thắt dây an toàn và khi không có ai nhìn, họ sẽ thắt dây an toàn. 

Một người đàn ông trưởng thành tức giận và phòng thủ khi được yêu cầu nên ăn rau và tập thể dục sẽ tốt cho sức khỏe hơn với chính ông ấy, nhưng vì phản ứng tự vệ và không thích bị dạy đời nên ông ấy đã từ chối. 

Là con người, chúng ta khao khát sự độc lập và tự chủ. Chúng tôi muốn trở thành những người đưa ra các quyết định và đưa ra các quy tắc. Các chuyên gia gọi đây là cảm giác hay cần phải nổi dậy phản ứng tâm lý. Đó là phản ứng của bộ não khi bạn cảm thấy bị đe dọa đến sự tự do của mình hoặc nghĩ rằng sự lựa chọn của bạn đang bị hạn chế.

Phản ứng này có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, hoảng sợ hoặc tức giận không cần thiết khi các quy tắc hoặc hướng dẫn được đưa ra. Nó có thể khiến bạn làm ngược lại hoàn toàn với những gì bạn đang được yêu cầu hoặc yêu cầu làm, ngay cả khi liên quan đến an toàn. Trong một số trường hợp, khi phản ứng tâm lý của chúng ta trở nên điên cuồng, nó có thể dẫn đến đánh nhau, các vấn đề trong mối quan hệ và các vấn đề khác.

Một số người có khả năng chịu đựng tốt hơn và hiểu được phản ứng tâm lý của não bộ. Khi họ có phản ứng tiêu cực, nghĩ rằng sự tự do của họ đang bị nghi ngờ, họ đã học cách lùi lại một bước, dừng lại một chút và xác định điều gì thực sự quan trọng trong tình huống. 

Tuy nhiên, điều đó không phải ai cũng có thể nhận thức được và họ chỉ đơn giản là...hành động theo bản năng mà thôi. Vì thế, họ lựa chọn dựa trên cái tôi và cảm xúc mạnh, thường dẫn đến hành vi tự hủy hoại bản thân hoặc hành vi không an toàn. 

Là một người trưởng thành tôi cho rằng điều quan trọng là phải nhận ra khi nào cái tôi nổi loạn của chúng ta hành động theo cách không có lợi cho bản thân hoặc có thể gây hại cho những người xung quanh khác. Khi chúng ta cảm thấy có một sự phản kháng mạnh mẽ, chúng ta thường cố gắng bảo vệ cái tôi của mình vì chúng ta không muốn mình trông dễ bị tổn thương.

Hãy nhận thức được hành vi và ý thức của bản thân và đừng vội vàng phản ứng với tất cả những gì xảy đến với bản thân. Nhớ lấy điều này, trong một thế giới tràn đầy hỗn loạn như ngày nay thì bình tĩnh và kiên nhẫn là sức mạnh to lớn nhất của mình, hãy tận dụng điều đó.

Tôi nghĩ hiện tượng tâm lí này chủ yếu là ở nam giới hơn phụ nữ một chút. Đồng nghĩa là các anh nam sẽ có xu hướng thích làm trái điều cấm hơn so với hội chị em. Bởi vì con trai thì thích nổi loạn, hay nghịch dại lắm 😂

Đây là một điển hình: 

https://cdn.noron.vn/2022/11/08/89525-12-1667894843.jpg

Ví dụ đơn giản cho dễ hiểu....

Những người tiểu đường thì lại càng thèm ngọt......

Ở khu mình ở để bản cấm đổ rác thì người ta lại ùn ùn kéo nhau ra đổ rác ở cái bảng cấm đó....

Mấy em học sinh cấm yêu đương cấm quan hệ tình dục... thì tụi nó lại yêu nhau rồi c***h nhau nát hết ák.....

>=> Bởi vậy cái gì càng cấm thì chúng nó lại càng làm cho bằng được mà.... Nên nếu là mình thì mình sẽ ko cấm đâu nhé, mà ngược lại còn khuyến khích.... để sau này cho tụi nó lãnh hậu quả thê thảm...cho bỏ ghét 😠😡🤬