Tại sao chúng ta thường bị ảnh hưởng tâm lý bởi đám đông?

  1. Tâm lý học

Từ khóa: 

tâm lý học

Theo tháp Maslow, trong 5 nhu cầu cơ bản của con người thì có nhu cầu an toàn và nhu cầu được yêu thương. Nhu cầu an toàn đó là có nhà ở, chỗ ăn, sinh hoạt, còn nhu cầu yêu thương đó là gia đình, bạn bè,.... Và chính từ khi còn bé, chúng ta đã được nuôi dưỡng và lớn lên trong tình yêu thương của chao mẹ, nên luôn có tâm lý phụ thuộc vào ai đó.

Và khi lớn lên, chúng ta thường tìm kiếm niềm vui bên ngoài, cuộc sống thì luôn có những mặt tối, và trong lúc buồn tủi đó thì bạn bè là nơi để giãi bày tâm sự.

Trong lĩnh vực tài chính cũng vậy, bầy đàn sẽ tạo nên xu hướng, bạn có thể quyết định mình nên nghe và tin theo đám đông hoặc là không. Nhưng tuyệt đối không đi ngược lại đám đông!

Trả lời

Theo tháp Maslow, trong 5 nhu cầu cơ bản của con người thì có nhu cầu an toàn và nhu cầu được yêu thương. Nhu cầu an toàn đó là có nhà ở, chỗ ăn, sinh hoạt, còn nhu cầu yêu thương đó là gia đình, bạn bè,.... Và chính từ khi còn bé, chúng ta đã được nuôi dưỡng và lớn lên trong tình yêu thương của chao mẹ, nên luôn có tâm lý phụ thuộc vào ai đó.

Và khi lớn lên, chúng ta thường tìm kiếm niềm vui bên ngoài, cuộc sống thì luôn có những mặt tối, và trong lúc buồn tủi đó thì bạn bè là nơi để giãi bày tâm sự.

Trong lĩnh vực tài chính cũng vậy, bầy đàn sẽ tạo nên xu hướng, bạn có thể quyết định mình nên nghe và tin theo đám đông hoặc là không. Nhưng tuyệt đối không đi ngược lại đám đông!

Theo một số nhà khoa học thì cho rằng tâm lý đám đông là một đặc điểm của tiến hóa: Tính bầy đàn của loài người.

Từ xưa, loài người đã có tập tính sống bầy đàn, để bảo vệ lẫn nhau. Những "con người" không sống theo bầy đàn vào thời điểm đó đều đã chết. Kết quả là gene trội còn lại chính là những con người sống phụ thuộc lẫn nhau, và luôn muốn mình trở thành một phần của xã hội xung quanh mình.

Gene trội đó, vượt qua thời gian, hình thành nên tâm lý "bầy đàn".

Trong một ngữ cảnh ngược lại, nếu tâm lý đám đông này biến mất, liệu loài người có bị tuyệt diệt?

Có lẽ nguồn gốc của “Tâm lý đám đông” đơn giản xuất phát từ sự hiếu kỳ, tò mò, nhưng lại mơ hồ, thiếu sự xác thực về thông tin của sự việc. Chính vì thế đám đông ngày càng hội tụ để tìm hiểu xem vấn đề gì đang xảy ra và đa phần những thông tin được truyền đi với tộc độ chóng mặt nhưng độ xác thực kém. Không dừng ở những sự việc nóng hổi đang diễn ra, mà con người còn chạy theo những xu hướng, “trend” mới mẻ đang nổi trên mạng xã hội. Một lý do hình thành “tâm lý đám đông” do mỗi người trong số chúng ta thường mang nỗi sợ đi ngược lại đám đông, sợ bị chê cười, vì không nắm bắt được những xu hướng mới bây giờ. Hơn nữa, lựa chọn đám đông luôn là một lựa chọn an toàn vì có nhiều người lựa chọn, hoặc đơn giản khái niệm “đa số luôn thắng thế thiểu số” khiến chúng ta mù quáng chạy theo những đám đông hào nhoáng nhưng rỗng tuếch.