Tại sao giá của các cầu thủ Anh thường cao hơn so với mặt bằng chung?

  1. Thể thao

Từ thời Man City và Chelsea nổi lên, có lẽ đã rất lâu mình mới thấy tâm điểm của kỳ chuyển nhượng mùa hè không nằm ở nước Anh như năm nay. World Cup chiếm hơn 1 tháng, vài tuần sau WC thì đi đâu cũng thấy phân tích thương vụ của Ronaldo đến Juventus, vài tuần còn lại tâm điểm vẫn thuộc về nước Ý, cũng vẫn là Juventus, và phần còn lại là AC Milan và Inter Milan.

Mình thì dành sự quan tâm nhiều hơn cho bóng đá Anh, nhân dịp tuần này Ngoại Hạng Anh bắt đầu vòng đấu đầu tiên của mùa giải 2018-2019, mình sẽ lần lượt chia sẻ một số kiến thức (thông tin) mình nghĩ là thú ví mà mình tổng hợp được và nhớ - trong suốt quá trình chừng 10 năm tìm hiểu về bóng đá của mình.

Như tiêu đề, chủ đề lần này sẽ giải thích tại sao Giá của các cầu thủ Anh thường cao hương so với mặt bằng chung?

Thật ra, chính xác hơn thì giá của các cầu thủ được đào tại Anh trong 3 năm (tính đến trước khi họ 21 tuổi) đều cao hơn mặt bằng chung (và nếu họ còn mang Quốc tịch Anh nữa thì giá lại càng cao hơn).

Đó là do luật Home-grown mà Liên đoàn Bóng đá Anh FA ban hành từ mùa bóng 2010-2011 tại Premier Leahue để kích thích việc tào tạo trẻ của các đội bóng Anh (hạn chế việc các CLB "đua danh hiệu bằng tiền"), gián tiếp tăng cường sức mạnh cho đội tuyển Quốc gia (thành tích của đội tuyển Anh tại WC 2018 này có thể nói là có đóng góp rất lớn từ Hown-grown).

Vậy luật Home-grown là gì?

481


Ví dụ:

  • Fabregas (Quốc tịch Tây Ban Nha) ở Anh thì được xét là Home-grown, vì tuy được đào tạo ở Barcelona, nhưng lại chơi bóng ở Anh cho Arsenal 3 năm từ năm 16 tuổi.
  • Ngược lại, Eric Dier (Quốc tịch Anh) nhưng được đào tạo và thi đấu ở Sporting Lisbon đến năm 20 tuổi, sau đó mới thi đấu ở Anh cho Tottenham, nên vẫn không tính là Home-grown.

Đó là khái niệm, vậy tại sao các cầu thủ Home-grown lại có giá cao hơn?

Vì nó ảnh hưởng đến việc đăng kí danh sách thi đấu của các đội bóng đầu mùa giải. Mỗi đội sẽ phải chia các cầu thủ thành 3 dạng:

  • Các cầu thủ dưới 21 tuổi - Được đăng kí thoải mái, không giới hạn (1).
  • Các cầu thủ trên 21 tuổi không phải Home-grown - Được tối đa 17 cẩu thủ (2).
  • Các cầu thủ trên 21 tuổi là Home-grown - Tối đa là 21 cầu thủ (3).

Và thường thì các đội bóng sẽ tận dụng tối đa 17 suất cho cầu thủ dạng (2). Nghĩa là để đủ 25 cầu thủ trên 21 tuổi thì các đội bóng phải có ít nhất 8 cầu thủ trên 21 tuổi là Home-grown. Như thế, nếu một đội nào đó không đủ 8 cầu thủ trên 21 tuổi là Home-grown thì hoặc là CLB đó sẽ phải đăng kí ít hơn 25 cầu thủ trên 21 tuổi, hoặc cho cầu thủ dưới 21 tuổi vào danh sách cho đủ 25. Ví dụ như Chelsea mùa 2016-2017, họ chỉ có 6 cầu thủ trên 21 tuổi là Home-grown, nên họ phải cho 2 cầu thủ dưới 21 tuổi vào danh sách cho đủ 25 cầu thủ (mà thật ra là 2 cầu thủ này đăng kí vào dạng (1) cũng được chẳng sao, nghĩa là Chealsea mất 2 slot người. Trường hợp này giống với trường hợp của MU 2015 mua Martial và chủ động đăng kí Martial và dạng (1) để "tiết kiệm" slot).

Từ các yếu tố trên, nên dẫn đến việc các cầu thủ Home-grown ở Anh trở nên có giá trị hơn, và các cầu thủ Home-grown suất sắc thì lại càng rất hiếm. Mà cái gì hiếm mà còn giá trị nữa thì giá sẽ cao.

Ví dụ:

  • Cùng 2015, cùng vị trí tiền vệ trung tâm. Như MU mua Schneiderlin giá 30 triệu Bảng, trong khi Bayern Munich mua Arturo Vidal 28 triệu Bảng. Và ai cũng biết là Schneiderlin thì không thể so với Vidal.
  • Một cách "không liên quan" lắm thì nó cũng giải thích tại sao MU mãi mà không chịu bán Phil Jones, Smalling (cái này đọc cho vui thôi nhé)

Ngoài ra luật Home-grown cũng ảnh hưởng đến chính sách chuyển nhượng của CLB, như việc:

  • Các CLB sẽ ưu tiên bán cầu thủ của mình cho các đội khác ở nước Anh để có thể "ép giá" vì nếu bán ra người ngoài thì giá sẽ không thể cao hơn được (nếu để ý thì bạn sẽ những cầu thủ suất sắc nhất ở Anh đều thi đấu cho các CLB ở Anh, 100% tuyển thủ Anh tham gia WC2018 đều thi đấu trong nước)
  • Nếu muốn cho mượn một cầu thủ dưới 21 tuổi thì sẽ ưu tiên cho các CLB trong nước mượn để được ghi nhận đủ 3 năm thi đấu trong nước (được tính vào Home-grown sau này bán có giá hơn)
  • ...

Phần đọc thêm: Chưa hết, nếu thi đấu các giải đấu tầm châu lục của UEFA thì luật còn gắt hơn. UEFA quy định, trong 25 cầu thủ đăng kí thi đấu, phải có ít nhất 8 cầu thủ thuộc diện được đào tạo tại bản địa (tức tương đương luật Home-grown ở Anh), nhưng trong 8 người đó phải có ít nhất 4 người được đào tạo tại chính CLB đó. Luật này thì áp dụng cho toàn bộ các CLB tham gia các giải đấu của UEFA.

Từ khóa: 

bóng đá

,

ngoại hạng anh

,

chuyển nhượng

,

luật home grown

,

thể thao

Cái này chỉ là phần nhỏ. Cái quan trọng nhất vẫn là chất lượng làm nên giá cả. Hiện tại xét chất lượng thì các cầu thủ Anh vẫn là ngon nhất so với phần còn lại. Đặc biệt họ nổi trội hơn phần còn lại là vấn đề thể lực (yếu tố cực kỳ quan trọng trong bóng đá hiện đại), về phần này hiện tại chỉ có Pháp sánh bằng Anh, Còn Đức Ý TBN thì thua xa, nhưng các cầu thủ Pháp do đa số là nhập tịch bên Châu Phi, nền tảng giáo dục của họ không tốt họ không chuyên nghiệp được như các cầu thủ Anh. Nên cầu thủ Anh về chất lượng hiện tại là cao nhất, nên giá họ cao nhất cũng là hợp lý thôi.

Trả lời

Cái này chỉ là phần nhỏ. Cái quan trọng nhất vẫn là chất lượng làm nên giá cả. Hiện tại xét chất lượng thì các cầu thủ Anh vẫn là ngon nhất so với phần còn lại. Đặc biệt họ nổi trội hơn phần còn lại là vấn đề thể lực (yếu tố cực kỳ quan trọng trong bóng đá hiện đại), về phần này hiện tại chỉ có Pháp sánh bằng Anh, Còn Đức Ý TBN thì thua xa, nhưng các cầu thủ Pháp do đa số là nhập tịch bên Châu Phi, nền tảng giáo dục của họ không tốt họ không chuyên nghiệp được như các cầu thủ Anh. Nên cầu thủ Anh về chất lượng hiện tại là cao nhất, nên giá họ cao nhất cũng là hợp lý thôi.