Tại sao gọi Nhật Bản là "đất nước mặt trời mọc"?

  1. Văn hóa

Đây là hình tượng thường đi đôi gắn liền với đất nước Nhật Bản. Xin hỏi ngu rằng tại sao người ta lại hay gọi như vậy?


undefined
Từ khóa: 

nhật bản

,

văn hóa

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì tên "Nhật Bản" là viết theo theo âm Hán. Hai chữ "Nhật Bản" có nghĩa là "gốc của Mặt Trời" và như thế, được hiểu là "đất nước Mặt Trời mọc".
Nằm ở cực Đông của Châu Á nên Nhật Bản cũng là nước đầu tiên nhìn thấy Mặt trời mọc vào mỗi sớm . Tổ tiên của họ là nữ thần Mặt Trời Amaterasu (Thái dương thần nữ).

Mặt khác: gọi Nhật Bản là "đất nước mặt trời mọc" cũng có thể xuất phát từ các ý nghĩa sau: 

1, Nhật Bản nằm ở cực Đông của Châu Á, do đó Nhật cũng là nước đầu tiên nhìn thấy Mặt trời mọc  

2, Xung quanh Nhật Bản được bao bọc biển, ở đâu cũng nhìn thấy mặt trời mọc   

3, Quốc kỳ của Nhật Bản có hình mặt trời mọc

Trả lời

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì tên "Nhật Bản" là viết theo theo âm Hán. Hai chữ "Nhật Bản" có nghĩa là "gốc của Mặt Trời" và như thế, được hiểu là "đất nước Mặt Trời mọc".
Nằm ở cực Đông của Châu Á nên Nhật Bản cũng là nước đầu tiên nhìn thấy Mặt trời mọc vào mỗi sớm . Tổ tiên của họ là nữ thần Mặt Trời Amaterasu (Thái dương thần nữ).

Mặt khác: gọi Nhật Bản là "đất nước mặt trời mọc" cũng có thể xuất phát từ các ý nghĩa sau: 

1, Nhật Bản nằm ở cực Đông của Châu Á, do đó Nhật cũng là nước đầu tiên nhìn thấy Mặt trời mọc  

2, Xung quanh Nhật Bản được bao bọc biển, ở đâu cũng nhìn thấy mặt trời mọc   

3, Quốc kỳ của Nhật Bản có hình mặt trời mọc

Lý do thì hình như là do tên Nhật Bản có nghĩa là "nơi xuất phát của mặt trời". Cũng có thê do ở Châu Á thì Nhật cũng ở ngoài cùng phía Đông, thế nên mặt trời mọc thì Nhật nhìn thấy đầu tiên.
Ngoài ra thì thần tối cao trong thần thoại Nhật Bản là thần mặt trời Amaterasu.

Nhật Bản còn biết đến tên gọi khác là “đất nước mặt trời mọc” hay “xứ phù tang”. Ngay cả trên quốc kì Nhật Bản cũng là biểu tượng hình tròn màu đỏ của mặt trời. Theo phiên âm chữ hán日本 (Nhật Bản) được ghép bởi chữ Nhật và chữ Bổn/ Bản như thế có thể hiểu là “ gốc của Mặt Trời” hay còn gọi là “ đất nước Mặt Trời mọc”. Do vị trí địa lý nằm ở cực Đông Châu Á nên Nhật Bản cũng là nước đầu tiên nhìn thấy Mặt Trời mọc vào mỗi sớm. Tổ tiên của họ cũng là Nữ thần Mặt Trời Amaterasu (Thái Dương thần nữ). Không chỉ biết đến với hoa anh đào, Nhật Bản còn biết đến là đất nước hoa cúc. Những bông hoa cúc nở rộ xòe ra giống như Mặt Trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của Hoàng Gia và Quốc huy Nhật Bản hiện nay. Chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hóa Trung Quốc cổ, từ cách sử dụng lịch, các công trình cầu đường đến các công trình kiến trúc Phật giáo và Khổng giáo, nên quan niệm của Trung Quốc về Nhật Bản cũng ảnh hưởng sâu đậm đến quan niệm của con người Nhật Bản. Vì thế Nhật Bản được mô tả là xứ sở Mặt trời mọc bởi khi người Trung Quốc nhìn về phía Nhật Bản – phía Đông, họ cũng đang nhìn thẳng về phía mặt trời lên mỗi sáng. Phù Tang cũng là một tên gọi khi nhắc đến Nhật Bản. Cây phù tang thực chất là loại cây dâu. Theo truyền thuyết cổ phương Đông có cây dâu rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang, là nơi thần Mặt Trời nghỉ dưỡng trước khi cưỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, do đó Phù Tang cũng ám chỉ nơi Mặt Trời mọc. Và tên gọi không thể thiếu khi nhắc đến Nhật Bản đó là “xứ sở hoa anh đào” vì ở Nhật Bản, cây hoa Anh đào được coi là quốc hoa và mọc trên khắp nước Nhật từ Bắc xuống Nam với rất nhiều loại khác nhau, đặc biệt luôn rực rỡ vào khoảng tháng 3,4 - mùa có nhiệt độ ấm áp nhất năm. Hoa Anh đào được người Nhật yêu thích, phản ánh tinh thần nhạy cảm, yêu cái đẹp, sống và chết đều quyết liệt của dân tộc họ. Dù có nhiều tên gọi đi chăng nữa nhưng một điều không thể phủ nhận đó chính là sự lôi cuốn hút hồn của văn hóa, cảnh vật thiên nhiên ở đất nước Nhật Bản.