Tại sao khi làm sai, người ta thường xin Chúa Trời hoặc Đức Phật tha thứ?

  1. Tâm linh

  2. Tâm sự cuộc sống

Chị hàng xóm nhà mình vừa rồi đã quyết định phá thai do vỡ kế hoạch. Bố mẹ và bạn bè khuyên ngăn nên giữ đứa bé lại nhưng vợ chồng chị vẫn muốn bỏ do cả hai hiện tại chưa muốn sinh con. Mọi người xung quanh đều gợi ý hai vợ chồng chị nên đến chùa để xin sám hối.

Còn người bạn theo đạo Thiên chúa của mình bất kể khi nào làm sai hoặc nhầm lẫn một điều gì đó thường có câu cửa miệng là “Mong Chúa tha thứ cho con”.

Việc này dường như đã trở thành thói quen của hầu hết mọi người. Đôi khi mình cũng tự hỏi tại sao chúng ta lại nghĩ ngay đến việc cầu xin sự tha thứ từ Chúa hay Phật sau khi làm sai. Các bạn nghĩ như thế nào về chủ đề này?

Từ khóa: 

tâm linh

,

tâm sự cuộc sống

Nếu bạn thắc mắc về việc đến chùa sám hối hay đến nhà thờ làm lễ rửa tội, là những điều họ được dạy theo như trong kinh, thì tôi nghĩ không có gì để thắc mắc cả.

Ở đây, tôi hiểu là bạn đang thắc mắc cầu xin có được "tha" tội không và cầu xin có phải quan trọng nhất không?

Khổng Tử đã dạy:

Dở nhất trong đạo làm người là không thấy lỗi mình.

Vì thế mọi tôn giáo đều đề cao người biết lỗi và sửa lỗi. Trong Phật Giáo thì đó là sám hối và hồi hướng công đức. Trong Thiên Chúa Giáo thì đó là xưng tội và rửa tội. Dù hình thức khác nhau nhưng cả 2 tôn giáo đều nói rằng điều cốt lõi (quan trọng nhất) là phải chân thành hối cải từ tâm (hối: ăn năn, chừa bỏ • cải: sửa đổi).

Như vậy, điều quan trọng nhất khi có lỗi là phải thành tâm hối cải chứ không phải là cầu xin. Hối cải bao gồm ăn năn về tội lỗi của mình và thay đổi để không tái phạm. Và cũng có nghĩa tội lỗi đã phạm thì không thể thay đổi, nhưng nhờ biết hối cải ta có thể ngăn ngừa tội lỗi sau này.

Đến đây hẳn bạn đã có thể cho tôi biết cầu xin có được "tha" tội hay không, đúng chăng?

Nhưng trước đó có lẽ bạn đang muốn đặt câu hỏi: "Thành tâm hối cải mới là quan trọng nhất, thế thì còn cầu xin tha tội, đến chùa sám hối, đến nhà thờ xưng tội, rửa tội để làm gì?".

Lý do rất đơn giản. Việc bạn hối cải cần sự thành tâm, còn việc bạn thú nhận tội lỗi với người khác cần sự dũng cảm. Đó là 2 yếu tố để bạn không trở nên "dở trong đạo làm người".

Bạn có thể bắt gặp 1 người tin rằng cầu xin là được tha tội, nhưng không nên nghĩ 100 người cầu xin đều mù quáng như thế.

Bạn có thể bắt gặp 10 người sám hối mà không thành tâm chút nào, nhưng không nên cho rằng 1000 người sám hối đều giả dối và hèn nhát như thế.

Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, điều chúng ta cần làm là nhìn lên và đưa tay xuống, chứ không phải là nhìn xuống và đưa tay lên.

Trả lời

Nếu bạn thắc mắc về việc đến chùa sám hối hay đến nhà thờ làm lễ rửa tội, là những điều họ được dạy theo như trong kinh, thì tôi nghĩ không có gì để thắc mắc cả.

Ở đây, tôi hiểu là bạn đang thắc mắc cầu xin có được "tha" tội không và cầu xin có phải quan trọng nhất không?

Khổng Tử đã dạy:

Dở nhất trong đạo làm người là không thấy lỗi mình.

Vì thế mọi tôn giáo đều đề cao người biết lỗi và sửa lỗi. Trong Phật Giáo thì đó là sám hối và hồi hướng công đức. Trong Thiên Chúa Giáo thì đó là xưng tội và rửa tội. Dù hình thức khác nhau nhưng cả 2 tôn giáo đều nói rằng điều cốt lõi (quan trọng nhất) là phải chân thành hối cải từ tâm (hối: ăn năn, chừa bỏ • cải: sửa đổi).

Như vậy, điều quan trọng nhất khi có lỗi là phải thành tâm hối cải chứ không phải là cầu xin. Hối cải bao gồm ăn năn về tội lỗi của mình và thay đổi để không tái phạm. Và cũng có nghĩa tội lỗi đã phạm thì không thể thay đổi, nhưng nhờ biết hối cải ta có thể ngăn ngừa tội lỗi sau này.

Đến đây hẳn bạn đã có thể cho tôi biết cầu xin có được "tha" tội hay không, đúng chăng?

Nhưng trước đó có lẽ bạn đang muốn đặt câu hỏi: "Thành tâm hối cải mới là quan trọng nhất, thế thì còn cầu xin tha tội, đến chùa sám hối, đến nhà thờ xưng tội, rửa tội để làm gì?".

Lý do rất đơn giản. Việc bạn hối cải cần sự thành tâm, còn việc bạn thú nhận tội lỗi với người khác cần sự dũng cảm. Đó là 2 yếu tố để bạn không trở nên "dở trong đạo làm người".

Bạn có thể bắt gặp 1 người tin rằng cầu xin là được tha tội, nhưng không nên nghĩ 100 người cầu xin đều mù quáng như thế.

Bạn có thể bắt gặp 10 người sám hối mà không thành tâm chút nào, nhưng không nên cho rằng 1000 người sám hối đều giả dối và hèn nhát như thế.

Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, điều chúng ta cần làm là nhìn lên và đưa tay xuống, chứ không phải là nhìn xuống và đưa tay lên.

Đó là một liệu pháp tâm lí! 

Theo mình tìm hiểu thì chỉ có Thiên Chúa Giáo mới có phép rửa tội, còn Đức Phật từng nói nói "Ta không ban phước, không giáng họa cho ai". Phật khẳng định Ngài không có quyền tha thứ cho ai, Ngài chỉ là người truyền giáo. Với người đã làm sai và nhận thức được tội lỗi của mình, có lẽ họ tìm đến Thiên Chúa hoặc Đức Phật để trước nhất là tôn trọng tôn giáo, sau là để tìm thấy sự an ủi cho mong muốn hối cải của mình.
https://cdn.noron.vn/2022/12/01/9813234315729504-1669901784.jpg
Chúa từng nói: "Nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt"