Tại sao khoa học ngày càng phát triển thì con người lại càng sùng bái, đặt niểm tin vào tín ngưỡng?

  1. Khoa học

  2. Tôn giáo

  3. Tâm linh

Từ khóa: 

khoa học

,

tôn giáo

,

tâm linh

1. Trước đây mình định đọc Kinh thánh vì tò mò tại sao rất nhiều sách đều trích dẫn Kinh thánh, rất nhiều người phương Tây - nơi mà mình nghĩ họ sống duy ý trí hơn duy tâm, rất nhiều người trí thức, tiếp cận và làm việc với nền KHKT hiện đại hàng ngày vẫn đến nhà Thờ mỗi Chủ nhật. Nhưng mình đọc được có mấy trang thì chán quá ko đọc nữa :))
Sau thì mình cũng hiểu ra là Chúa trời, Phật, Bồ tát... trong các loại hình Tôn giáo, đều "chỉ là" một nơi gửi gắm niềm tin, để mình có thể sống tốt, bình an và tích cực giữa cuộc đời mỏi mệt này :))).
2. Gần đây mình có đọc được 1 bài trên zeal về tâm linh và khoa học, đại khái thì là tâm linh là những giả thuyết mờ mờ không thể chứng minh và phủ nhận, nên nhiều người chọn tin vào tâm linh. (Như một cách vận dụng Luật hấp dẫn chăng?!)
3. Mình cho rằng mệnh đề phải là "kinh tế càng phát triển...", vì việc làm giàu nhanh chóng, con người dễ sống nhanh, sống gấp, mà bỏ lại việc chăm sóc tâm hồn mình => cảm thấy trống rỗng => muốn tin vào tín ngưỡng nào đó để an ủi bản thân.
Trả lời
1. Trước đây mình định đọc Kinh thánh vì tò mò tại sao rất nhiều sách đều trích dẫn Kinh thánh, rất nhiều người phương Tây - nơi mà mình nghĩ họ sống duy ý trí hơn duy tâm, rất nhiều người trí thức, tiếp cận và làm việc với nền KHKT hiện đại hàng ngày vẫn đến nhà Thờ mỗi Chủ nhật. Nhưng mình đọc được có mấy trang thì chán quá ko đọc nữa :))
Sau thì mình cũng hiểu ra là Chúa trời, Phật, Bồ tát... trong các loại hình Tôn giáo, đều "chỉ là" một nơi gửi gắm niềm tin, để mình có thể sống tốt, bình an và tích cực giữa cuộc đời mỏi mệt này :))).
2. Gần đây mình có đọc được 1 bài trên zeal về tâm linh và khoa học, đại khái thì là tâm linh là những giả thuyết mờ mờ không thể chứng minh và phủ nhận, nên nhiều người chọn tin vào tâm linh. (Như một cách vận dụng Luật hấp dẫn chăng?!)
3. Mình cho rằng mệnh đề phải là "kinh tế càng phát triển...", vì việc làm giàu nhanh chóng, con người dễ sống nhanh, sống gấp, mà bỏ lại việc chăm sóc tâm hồn mình => cảm thấy trống rỗng => muốn tin vào tín ngưỡng nào đó để an ủi bản thân.

Không biết bạn lấy cái khẳng định trên ở đâu ra nhưng dường như nó ko được đúng cho lắm. Tỷ lệ người vô thần ở các quốc gia phương Tây càng ngày càng tăng lên, mà hầu hết là thế hệ trẻ. Bạn có thể đọc thử kết quả của cái nghiên cứu dưới.

10 facts about atheists | Pew Research Center-FactTank-logos

Ngoài ra, mềnh từng ở Ý một thời gian, có thấy cái gia đình ở bên cạnh, theo lý thuyết là họ vẫn theo thiên chúa giáo. Cơ mà đi nhà thờ cuối tuần thì có mỗi bà mẹ đi, ông chồng với thằng con thì ko thấy đi bao h. Hỏi thì nó bảo lâu lâu hứng lên thì đi cho có, ko thì kệ, chả sao cả.

Ngày xửa ngày xưa, khi khoa học chưa phát triển, 100% dân số theo tín ngưỡng tôn giáo nào đấy. Từ thờ thần lửa, thần nước, thần sông, thần mặt trời, thờ Odin, thờ Zeus, thờ Ra, thời các vị thiên tôn, thờ Chúa, thờ Thánh, thờ Phật... rồi ở đâu đó tất cả phải thờ Chúa, ai thờ đội khác sẽ bị coi là dị giáo và bị hốt luôn. Còn hiện tại, bạn lấy thử cái CMT của bạn ra xem tôn giáo trên đấy ghi gì, mình đoán là "Không" nhể. Cơ số tín ngưỡng, tôn giáo cũng đã biến mất theo dòng lịch sử.

Còn ở hiện tại, bạn thấy có vẻ người ta sùng bái hơn là vì vật chất giờ dư giả hơn ngày xưa nhiều rồi. Trước đây chưa đủ ăn, chưa đủ mặc, chưa thỏa mãn được nhu cầu vật chất thì người ta bỏ thời gian ra đi cầy tiền. H đầy đủ điều kiện rồi thì đi cúng dường, khấn vái, xin xỏ những thứ cao xa hơn. Nhu cầu cao nên các start up tâm linh cũng mọc lên theo thôi (lại còn ko phải đóng thuế nữa), mà đã làm là phải xây phải to đẹp, hoành tráng mới hút được nhiều khách.

Vì có khá nhiều người hiện này là từ Thần, Phật, Thánh, Ma, Quỷ... trong 6 cõi luân hồi, người ngoài hành tinh, các sinh linh đặc biệt tái sinh xuống Trái đất kiếp con người để được trải nghiệm cuộc sống thú vị này và tu tập bản thân trước mọi cám dỗ, nâng cấp sinh mệnh lên tầng cao khác. Vũ trụ bao la rộng lớn, con người chỉ là hạtcát đối với bên ngoài. Kiến thức vô hạn. Sống mấy nghìn năm, khoa học tối tân mấy cũng k thể khám phá thêm 95% đại dương hiện hữu sờ sờ ra đó nói chi là Khoa học tâm linh cấp độ cao.

Những người vô Thần là những người chưa được chọn để biết, chưa đến lúc để biết đến điều lớn lao ấy. Còn đang sống để trả nghiệp hoặc tạo nghiệp. Cũng có mấy loại người quá tầm thường nên chỉ đóng vai trò là con người, mà phần con nhiều hơn phần người nên làm sao được biết đến tín ngưỡng, đức tin.

Mặc dù mình tiếp xúc với rất nhiều trên thế giới và nói chuyện về tâm linh . Quan điểm của mình vẫn mong muốn mọi người nên theo 1 tôn giáo nào đó nhưng không nên quá mê tín dị đoan đến mức mà quên thân. Đạo phật hay Chúa thì đều hướng con người đến cuộc sống tốt đẹp hơn , điều đó chưa bao giờ là sai . Nó như ngọn đèn tuệ khi ta đi trong đêm tối , có niềm tin như ngọn đèn pin để ta đi . Rất nhiều người theo vô thần thì như đi đường mà không có 1 mục tiêu để phấn đấu, nó sẽ khó khăn hơn rất nhiều .

Trước họ mê tín mù quáng , còn giờ tôn giáo tín ngưỡng rất tốt mà ( chỉ trừ tín ngưỡng xấu và người cuồng tín thôi ). Vì sùng bái và đặt niềm tin vào tín ngưỡng con người sẽ luôn bình an. Niềm tin hoàn thành việc gì, hay một sự mong cầu nào đó sẽ vững chắc hơn vì họ luôn tin tưởng thế lực siêu nhiên sẽ giúp sức. Mình tiếc là mình ko có niềm tin vào tín ngưỡng . Mẹ mình  rất tin nên khi nào khó khăn , hay có việc gì mẹ thường thắp nhang cầu xin tổ tiên, đi chùa, thầy cúng nữa. Mình ghét mấy ông thầy lắm nhưng thấy mẹ tâm an mình cũng khen thầy tốt.

Chào bạn, mình nghĩ khoa học và tín ngưỡng thực chất vốn dĩ là hai mặt của cùng một vấn đề. Ví dụ như, bạn có thể thấy giữa tư tưởng của nhà khoa học thiên tài Einstein với Đức Phật có khá nhiều điểm tương đồng.

(còn nữa)

Tôi vô thần nhé bạn, khoa học càng phát triển tín ngưỡng càng giảm mạnh khi nào khoa học đến mức độ nào đó sẽ 0 còn tôn giáo nữa, kinh tế cũng đóng vai trò giảm tín ngưỡng 1 số quốc gia phát triển đang giảm nhưng tỷ lệ người vô thần khá thấp so với tín ngưỡng¡¡¡¡¡