Tại sao mỗi đất nước cần có nền văn hoá riêng?

  1. Phong cách sống

  2. Văn hóa

Từ khóa: 

phong cách sống

,

văn hóa

Mình nghĩ để trả lời câu hỏi này chúng ta phải nhìn vào chính trị một xíu.

Những thứ như ngôn ngữ, ẩm thực, âm nhạc, v.v. đều là những thứ làm nên danh tính của một nền văn hoá.

Con người là loại động vật theo đàn, theo cộng đồng, con người chúng ta luôn muốn thuộc về một nơi nào đó và bản năng đó được áp dụng vào sự hình thành của một quốc gia.

Thể loại "quốc gia" ở thời đại này bắt nguồn ở Châu Âu (nhiều nhà sử học nói là bắt nguồn từ Trung Hoa, nhưng đó là một câu chuyện khác). Đối với cách suy nghĩ này nghĩa rằng một nhóm người cùng chung ngôn ngữ, tín ngưỡng, dân tộc, sắc tộc, tư tưởng, v.v. nên thành lập một quốc gia.

Cái chung sẽ tạo ra sự đoàn kết trong một quốc gia, hoặc một thành tựu được giúp sức từ các nhóm khác nhau trong một quốc gia.

Mặc dù một quốc gia vẫn có thể có đa văn hoá nhưng một nền văn hoá thường phải chiếm đa số. Nếu hai hay nhiều nền văn hoá ngang vai nhau, khả năng cao là xung đột và bất đồng giữa các nhóm sẽ xảy ra - tạo ra một quốc gia không đoàn kết.

https://cdn.noron.vn/2021/12/14/17057226233984159-1639489206.pnghttps://cdn.noron.vn/2021/12/14/ukrainemapregionlanguage-1639489071.jpg

Bản đồ kết quả bầu cử vào năm 2010 ở Ukraine so với sự phân chia trong ngôn ngữ trong nước. (màu đỏ là tiếng Nga)

Nếu bạn nhìn vào những nước đa chủng tộc bây giờ như nước Mỹ, thì bạn sẽ thấy một sự thật khác. Ngoài các biểu tình nổi ra khắp nước Mỹ vào năm 2020 cho thấy xung đột giữa các xung đột, nhưng nước Mỹ nói chung vẫn còn "khá" gắn liền.

Nếu bạn sống ở Mỹ bạn sẽ biết dần dần bạn sẽ bị "Mỹ Hoá". Ở Mỹ người ta có câu "Nước Mỹ là một nồi lẩu văn hoá". Có một cách nhìn khác đó chính là các nền văn hoá thường dần bị hoà nguyện với nhau tạo ra một nền văn hoá mới và có thể các tiểu văn hoá nhỏ hơn.

Khác sắc tộc hoặc dân tộc không đồng nghĩa với khác văn hoá.

https://cdn.noron.vn/2021/12/14/the-americanization-of-catholicism-judaism-and-islam-1639489594.jpg

--------------------------------------------------------------------------------

Vậy đây có nghĩa là gì? Thật sự rất khó để gộp những nhóm người cùng ngôn ngữ và tư tưởng lại với nhau chỉ vì tình đoàn kết, không thể chỉ đòi hỏi sự trung thành chỉ nhờ đặt lá cờ lên nhà người ta được - suy nghĩ vậy là trẻ con. Sự thật rằng biên giới và hình thù cả một quốc gia, và các nhóm người trong đó, định đoạt rất nhiều về tính ổn định của nó.

Mỗi nền văn hoá thường sẽ muốn một quốc gia cho chính nó, hoặc "đi về với đất mẹ".

Đã có vài quốc gia đã khá thành công mặc dù có nhiều nhóm người khác nhau, nhưng theo đó chính là sự thay thế trong danh tính của từng con người, và từ từ sẽ dẫn tới đồng hoá danh tính từ từ.

Đa dạng văn hoá là một thứ rất khó dữ và nếu không được trợ giúp đặc biệt có thể dần dần biến mất, có thể là từ bị nuốt chửng bởi nền văn hoá lớn hơn hoặc được hoà nguyện với nhau tạo ra một danh tính khác. Đặc biệt là với văn hoá thiểu số.

Danh tính văn hoá là thứ tạo ra một đất nước, và văn hoá được tạo ra bởi cái đoàn kết và cái giống nhau.

Một văn hoá riêng là thứ mà một đất nước có thể dùng để phân biệt giữa tụi nó vs tụi mình và cũng tạo nên sự đoàn kết.

--------------------------------------------------------------------------------

Sorry mình hơi bị triết học xíu.

Trả lời

Mình nghĩ để trả lời câu hỏi này chúng ta phải nhìn vào chính trị một xíu.

Những thứ như ngôn ngữ, ẩm thực, âm nhạc, v.v. đều là những thứ làm nên danh tính của một nền văn hoá.

Con người là loại động vật theo đàn, theo cộng đồng, con người chúng ta luôn muốn thuộc về một nơi nào đó và bản năng đó được áp dụng vào sự hình thành của một quốc gia.

Thể loại "quốc gia" ở thời đại này bắt nguồn ở Châu Âu (nhiều nhà sử học nói là bắt nguồn từ Trung Hoa, nhưng đó là một câu chuyện khác). Đối với cách suy nghĩ này nghĩa rằng một nhóm người cùng chung ngôn ngữ, tín ngưỡng, dân tộc, sắc tộc, tư tưởng, v.v. nên thành lập một quốc gia.

Cái chung sẽ tạo ra sự đoàn kết trong một quốc gia, hoặc một thành tựu được giúp sức từ các nhóm khác nhau trong một quốc gia.

Mặc dù một quốc gia vẫn có thể có đa văn hoá nhưng một nền văn hoá thường phải chiếm đa số. Nếu hai hay nhiều nền văn hoá ngang vai nhau, khả năng cao là xung đột và bất đồng giữa các nhóm sẽ xảy ra - tạo ra một quốc gia không đoàn kết.

https://cdn.noron.vn/2021/12/14/17057226233984159-1639489206.pnghttps://cdn.noron.vn/2021/12/14/ukrainemapregionlanguage-1639489071.jpg

Bản đồ kết quả bầu cử vào năm 2010 ở Ukraine so với sự phân chia trong ngôn ngữ trong nước. (màu đỏ là tiếng Nga)

Nếu bạn nhìn vào những nước đa chủng tộc bây giờ như nước Mỹ, thì bạn sẽ thấy một sự thật khác. Ngoài các biểu tình nổi ra khắp nước Mỹ vào năm 2020 cho thấy xung đột giữa các xung đột, nhưng nước Mỹ nói chung vẫn còn "khá" gắn liền.

Nếu bạn sống ở Mỹ bạn sẽ biết dần dần bạn sẽ bị "Mỹ Hoá". Ở Mỹ người ta có câu "Nước Mỹ là một nồi lẩu văn hoá". Có một cách nhìn khác đó chính là các nền văn hoá thường dần bị hoà nguyện với nhau tạo ra một nền văn hoá mới và có thể các tiểu văn hoá nhỏ hơn.

Khác sắc tộc hoặc dân tộc không đồng nghĩa với khác văn hoá.

https://cdn.noron.vn/2021/12/14/the-americanization-of-catholicism-judaism-and-islam-1639489594.jpg

--------------------------------------------------------------------------------

Vậy đây có nghĩa là gì? Thật sự rất khó để gộp những nhóm người cùng ngôn ngữ và tư tưởng lại với nhau chỉ vì tình đoàn kết, không thể chỉ đòi hỏi sự trung thành chỉ nhờ đặt lá cờ lên nhà người ta được - suy nghĩ vậy là trẻ con. Sự thật rằng biên giới và hình thù cả một quốc gia, và các nhóm người trong đó, định đoạt rất nhiều về tính ổn định của nó.

Mỗi nền văn hoá thường sẽ muốn một quốc gia cho chính nó, hoặc "đi về với đất mẹ".

Đã có vài quốc gia đã khá thành công mặc dù có nhiều nhóm người khác nhau, nhưng theo đó chính là sự thay thế trong danh tính của từng con người, và từ từ sẽ dẫn tới đồng hoá danh tính từ từ.

Đa dạng văn hoá là một thứ rất khó dữ và nếu không được trợ giúp đặc biệt có thể dần dần biến mất, có thể là từ bị nuốt chửng bởi nền văn hoá lớn hơn hoặc được hoà nguyện với nhau tạo ra một danh tính khác. Đặc biệt là với văn hoá thiểu số.

Danh tính văn hoá là thứ tạo ra một đất nước, và văn hoá được tạo ra bởi cái đoàn kết và cái giống nhau.

Một văn hoá riêng là thứ mà một đất nước có thể dùng để phân biệt giữa tụi nó vs tụi mình và cũng tạo nên sự đoàn kết.

--------------------------------------------------------------------------------

Sorry mình hơi bị triết học xíu.

Mình nghĩ giống như việc mỗi con người có những nét đặc trưng, tính cách riêng thì mỗi đất nước cũng vậy, cần có nền văn hóa riêng để tạo lập những giá trị riêng, không trộn lẫn, khu biệt với những đất nước khác. Đồng thời sự phát triển về văn hóa cũng là một trong những yếu tố tạo nên sự phát triển, đi lên của một quốc gia. Ngày nay, không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của văn hóa với tư cách là nhân tố trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển kinh tế.

Như Nhật Bản và Hàn Quốc chẳng hạn, một trong các yếu tố cơ bản trực tiếp góp phần làm nên nhịp độ phát triển nhanh chóng của hai quốc gia này là đã biết phát huy các đặc điểm ưu việt của nền văn hóa truyền thống vào quá trình phát triển, thông qua hệ thống giáo dục và hoạt động văn hóa có đầu tư thích đáng về con người và phương tiện vật chất.