Tại sao người Nhật không căm thù người Mĩ sau vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki?

  1. Lịch sử

Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki được coi là một trong những vụ hủy diệt tàn khốc nhất, khiến 210.000 nghìn người thiệt mạng. Mất mát và tổn thất quá lớn với đất nước này. 
Tại sao Nhật Bản đến nay không căm thù Mỹ và làm cách nào khiến họ hoà giải và trở thành đồng minh như bây giờ?
Từ khóa: 

lịch sử

Có 1 số lý do sau: 

Thứ nhất: Người Nhật cần người Mỹ và chỉ 1 mình người Mỹ thôi:

Sau ww2, thế giới đã có nhiều kèo các quốc gia bị chia tách thành 2 nửa hay nhiều phần nhằm thực hiện các mục đích của quân đồng minh trong việc tiễu trừ và giải giáp quân Phát xít. Hai quốc gia điển hình đã bị chia tách là Đức và Triều Tiên, một nước thì may mắn đến năm 1989 được tái hợp nhưng vẫn còn để lại nhiều hệ lụy, một nước thì cho đến nay vẫn là 2 miền suốt ngày hằm hè đánh nhau dù là chung gốc. Nhật lúc đó là 1 quốc gia chủ chốt của khối Trục nên việc có 2-3 quốc gia đồng minh khác đến cùng giải giáp thì cũng hợp lý cả, và tình hình sẽ căng thẳng hơn nếu bên cạnh Mỹ có thêm Trung Quốc hay Liên Xô cùng nhảy vào. Lúc đó thì kèo sẽ rất là nhức đầu. Hơn nữa thời điểm đó, tổng thống Mỹ luôn là những người lên tiếng phản đối rất gay gắt về vấn đề thuộc địa của các nước lớn nên có Mỹ ở cạnh sẽ "yên tâm" hơn các nước khác nhất là so vs TQ- 1 thằng có nợ máu với mình, hay Liên Xô - 1 thằng chỉ rình cơ hội để chia cắt và sát nhập nước khác vì lý do "an ninh của Liên Xô". 

Thứ 2: Chế độ quân quản của Mỹ đem lại nhiều ích lợi cho nước Nhật: 

Cái này sách giáo khoa, các chương trình học đã nói rồi, quân Mỹ tại đây mà đứng đầu là ông Thống tướng được dựng tượng ở Nhật Bản đã đem lại nhiều sự cải cách thay đổi mang lại lợi ích cho toàn dân Nhật như cải cách về ruộng đất, chế độ bầu cử, bình đẳng nam nữ, cải thiện giáo dục, tạo nền tảng cơ bản cho đời sống và sự phát triển quốc gia. Ngoài ra người Mỹ cũng tạo nhiều cơ sở và sự hỗ trợ như các đơn hàng thành phẩm, đơn hàng quân sự về vật tư, lương thực, trang bị, quân lính.... những điều đó có thể xem như 1 đón bẩy kinh tế quan trọng ngang ngửa vs 1 chính sách tài khóa giúp kinh tế Nhật Bản có đà bứt tốc tạo nên sự phát triển thần kỳ những năm 60-70 thế kỷ XX và thiết lập vị trí hạng nhì về kinh tế cho đến thập niên đầu của thế kỷ XXI 

Thứ 3: Sự phong tỏa về mặt giáo dục tuyên truyền của bộ giáo dục Nhật Bản: 

Với lý do trong giai đoạn ww2, chế độ Thiên Hoàng Nhật đã tẩy não người dân Nhật về cuộc chiến với nhiều hình thức trong đó nhấn mạnh chủ nghĩa ái quốc với các từ như : "Yêu nước", "Ái quốc", "Hy sinh vì Nhật Hoàng", "bảo vệ tổ quốc".... Chính vì vậy dưới chế độ quân quản của Mỹ, để ngăn chặn nguy cơ sau khi mình té, thế lực bảo hoàng lại trỗi dậy làm loạn; người Mỹ và các cơ quan công vụ Nhật đã phối hợp gay gắt trong việc thanh trừng và thanh lọc tuyệt đối với báo chí, các ấn phẩm giáo dục, sách vở để loại hết các dấu vết của thời đại Đế quốc. Ngoài ra các từ trên cũng là những từ cấm kỵ tuyệt đối trong bất kể giáo dục, học tập, báo chí hay phát ngôn. Nhiều người nước ngoài không biết nhất là những người trong khối Đồng Văn đặc biệt là học sinh, sinh viên sang du học, trao đổi học tập đã vi phạm điều này và đều bị cảnh cáo nghiêm khắc thậm chí trả về lại nước ban đầu. Chính vì vậy đây cũng là 1 yếu tố quan trọng để người Nhật hiện tại "quên" hoặc không biết họ và Mỹ từng bem nhau ác liệt ngày xưa và bớt hoặc không hề căm thù Mỹ. Tất nhiên không phải ai cũng thế. 

Trả lời

Có 1 số lý do sau: 

Thứ nhất: Người Nhật cần người Mỹ và chỉ 1 mình người Mỹ thôi:

Sau ww2, thế giới đã có nhiều kèo các quốc gia bị chia tách thành 2 nửa hay nhiều phần nhằm thực hiện các mục đích của quân đồng minh trong việc tiễu trừ và giải giáp quân Phát xít. Hai quốc gia điển hình đã bị chia tách là Đức và Triều Tiên, một nước thì may mắn đến năm 1989 được tái hợp nhưng vẫn còn để lại nhiều hệ lụy, một nước thì cho đến nay vẫn là 2 miền suốt ngày hằm hè đánh nhau dù là chung gốc. Nhật lúc đó là 1 quốc gia chủ chốt của khối Trục nên việc có 2-3 quốc gia đồng minh khác đến cùng giải giáp thì cũng hợp lý cả, và tình hình sẽ căng thẳng hơn nếu bên cạnh Mỹ có thêm Trung Quốc hay Liên Xô cùng nhảy vào. Lúc đó thì kèo sẽ rất là nhức đầu. Hơn nữa thời điểm đó, tổng thống Mỹ luôn là những người lên tiếng phản đối rất gay gắt về vấn đề thuộc địa của các nước lớn nên có Mỹ ở cạnh sẽ "yên tâm" hơn các nước khác nhất là so vs TQ- 1 thằng có nợ máu với mình, hay Liên Xô - 1 thằng chỉ rình cơ hội để chia cắt và sát nhập nước khác vì lý do "an ninh của Liên Xô". 

Thứ 2: Chế độ quân quản của Mỹ đem lại nhiều ích lợi cho nước Nhật: 

Cái này sách giáo khoa, các chương trình học đã nói rồi, quân Mỹ tại đây mà đứng đầu là ông Thống tướng được dựng tượng ở Nhật Bản đã đem lại nhiều sự cải cách thay đổi mang lại lợi ích cho toàn dân Nhật như cải cách về ruộng đất, chế độ bầu cử, bình đẳng nam nữ, cải thiện giáo dục, tạo nền tảng cơ bản cho đời sống và sự phát triển quốc gia. Ngoài ra người Mỹ cũng tạo nhiều cơ sở và sự hỗ trợ như các đơn hàng thành phẩm, đơn hàng quân sự về vật tư, lương thực, trang bị, quân lính.... những điều đó có thể xem như 1 đón bẩy kinh tế quan trọng ngang ngửa vs 1 chính sách tài khóa giúp kinh tế Nhật Bản có đà bứt tốc tạo nên sự phát triển thần kỳ những năm 60-70 thế kỷ XX và thiết lập vị trí hạng nhì về kinh tế cho đến thập niên đầu của thế kỷ XXI 

Thứ 3: Sự phong tỏa về mặt giáo dục tuyên truyền của bộ giáo dục Nhật Bản: 

Với lý do trong giai đoạn ww2, chế độ Thiên Hoàng Nhật đã tẩy não người dân Nhật về cuộc chiến với nhiều hình thức trong đó nhấn mạnh chủ nghĩa ái quốc với các từ như : "Yêu nước", "Ái quốc", "Hy sinh vì Nhật Hoàng", "bảo vệ tổ quốc".... Chính vì vậy dưới chế độ quân quản của Mỹ, để ngăn chặn nguy cơ sau khi mình té, thế lực bảo hoàng lại trỗi dậy làm loạn; người Mỹ và các cơ quan công vụ Nhật đã phối hợp gay gắt trong việc thanh trừng và thanh lọc tuyệt đối với báo chí, các ấn phẩm giáo dục, sách vở để loại hết các dấu vết của thời đại Đế quốc. Ngoài ra các từ trên cũng là những từ cấm kỵ tuyệt đối trong bất kể giáo dục, học tập, báo chí hay phát ngôn. Nhiều người nước ngoài không biết nhất là những người trong khối Đồng Văn đặc biệt là học sinh, sinh viên sang du học, trao đổi học tập đã vi phạm điều này và đều bị cảnh cáo nghiêm khắc thậm chí trả về lại nước ban đầu. Chính vì vậy đây cũng là 1 yếu tố quan trọng để người Nhật hiện tại "quên" hoặc không biết họ và Mỹ từng bem nhau ác liệt ngày xưa và bớt hoặc không hề căm thù Mỹ. Tất nhiên không phải ai cũng thế. 

Vì họ rất thông minh và nhạy bén, hiểu rõ thời cuộc biết phải làm gì là tốt nhất cho đất nước mình. 

Không đơn thuần chỉ gói trong bất chợt-HỎI, và, giản đơn-ĐÁP: có những câu hỏi, thực sự chứa trong chúng những cách lý giải/các kiểu dạng nhận thức khác biệt, mở rộng góc nhìn. Và như thế, tự thân các câu hỏi này trở thành đề tài thảo luận, liên quan tới một hay nhiều chủ đề tương ứng.
Nếu mục tiêu của các câu hỏi dạng này chỉ dừng lại ở đặc trưng hợp tình, hợp lý của sự hợp tác giữa nước Nhật và nước Mỹ sau 2 quả bom thần thánh lúc bấy giờ, thì hai câu trả lời trước là đã đủ. Quá đủ, nếu biết rằng, xoay quanh đề tài này, nói riêng trong NORON, hoặc nói chung-trong cơ man cộng đồng/nền tảng v.v.. trên toàn thế giới-các câu trả lời đều đã bão hòa, và hình thành một khuôn khổ êm xuôi, thuận chiều, hoặc một khuôn mẫu không cần phí sức xẻ/lật/mổ/soi thêm.
• • •
Ai cũng tôn trọng một nguyên lý: Lịch Sử không có chỗ cho chữ NẾU. Tuy vậy, đồng thời, từng ngày đang sống và trôi qua đều là những mảnh ghép nhỏ cho một toàn cảnh «Lịch Sử-không có chỗ-cho chữ NẾU» ấy. Chính ở muôn vàn thời đoạn - mảnh ghép này,.. chữ «NẾU», với tư cách đại diện cho những Lựa Chọn (tất nhiên/buộc phải)–đều luôn tồn tại. Thậm chí, trong lúc trùng trùng các mảnh ghép đang gom tụ-chưa thể khằn khít vào nhau để 'bê-tông hóa' Sử, mọi tình huống «NẾU» càng phát sinh/phát triển vô cùng sống động.
Vì thế, NẾU mở rộng ra, từ nội hàm «Nhật Bản đến nay không căm thù Mỹ và làm cách nào khiến họ hoà giải, trở thành đồng minh với nhau», người ta lại có thể suy đoán/suy luận (không suy diễn) thành vô vàn mảnh ghép nhỏ-HỎI/TRẢ LỜI, mà trong năm, mười năm tới, hoặc thậm chí: chỉ 'vài tháng vó câu'.. đã có thể nhận được đáp án rành rọt, 'bê-tông hóa' công khai.
— tại sao người Nhật không căm thù ? Thật không?
— người Nhật đã nỗ lực thử.. trả thù ? bao lần ?
— thực sự, 'người Nhật nào' muốn trả thù còn 'người Nhật nào' đã tha thứ (và tự tha thứ) để hưng phấn bước tới tiền đồ phía trước ? Tiền đồ đó, LÀ GÌ ? v.v... nếu, rảnh rỗi sinh nông nỗi đặt ra vài loạt câu hỏi tỉ mẩn, xới đào như trên, sẽ không bất ngờ khi người ta lại.. diện kiến với lắm 'khuôn mặt' chưa và không trở thành 'khuôn mẫu' phô phang đằm thắm-sau 77 năm thế giới hân hoan-tụng ngợi-đón chào 2 em bé «Little Boy» và «Fat Man»–2 cú marketing 'vì lợi ích nhân quần toàn hành tinh' đáng xoe tròn xoa xuýt cỡ trăm năm.
• • •
Cảm Ơn bạn Ngô Lan Hương đã mời mình tham gia một chủ đề thảo luận như thế, liên quan không ít tới đề tài Hậu Thế Chiến thứ 2. Lý giải tương đối thỏa đáng loạt câu hỏi đào/xẻ/bới/lật bên trên xong, sau đó ít nhất người ta còn có thể đặt thêm 2 câu hỏi mở rộng khác nữa, vì vị trí nước Nhật không đơn giản chỉ gói ở vùng đông -bắc Á, trong bàn cờ níu giữ vương quyền của "hoàng thượng Pax-Americana".
Về cơ bản, câu trả lời hợp lí nhất là nước Mĩ chọn cách không trả thù người Nhật, và người Nhật chọn cách không chua cay với người Mĩ.