Tại sao người ta khi đi chùa thường chỉ toàn cầu cho mình tiền tài danh vọng?

  1. Tâm linh

Tại sao nhỉ?
Tại sao thay vì những thứ phù phiếm vật chất, người ta không cầu cho mình và người thân được túc trí hơn, hiểu biết hơn, rộng lượng nhân hậu hơn, có một cuộc sống tâm linh sáng suốt hơn? Không phải chính những thứ này mới có nhiều nơi cửa Phật sao?
asd
Từ khóa: 

đi chùa

,

văn hoá tâm linh

,

văn hoá đi chùa

,

tâm linh

"Phật giáo ở vn ta tôi nghĩ không phải tín ngưỡng. Tín ngưỡng là phải như bọn hồi giáo. Mà đơn giản là vì bản chất lòng tham của dân ta quá lớn, mà lại lười nhác bất tài nên họ nghĩ họ sẽ xin được phật, phật sẽ cho họ cái gì đó, ví dụ phúc đức cho con cháu, tài lộc công danh cho bản thân, hoặc đơn giản là cầu an yên cho gia đình.
Bản chất quỵ lụy, nhẫn nhịn, nhu nhược, thụ động của dân tộc ta làm cho họ tìm đến phật đến sư đến chùa để xin lợi ích cuộc sống. Mà sư thì bằng những lời phật mà tạo được niềm tin về lợi ích họ nhận được. Thành ra giờ vn ta gần như toàn dân mộ phật. Kỹ sư cử nhân loser thất chí cũng mê phật pháp. Tiểu thương, quan chức làm giàu không bằng thực lực cũng lạy phật, mà tiêu biểu nhất là vụ Vũ avg. Dân nghèo, các bà các chị cũng lạy phật. Những người thành công nhưng sau khi gặp quá nhiều biến cố cũng lạy phật. Nếu họ bừng tỉnh rồi hiểu rằng việc lạy phật niệm phật hoàn toàn không đem lại lợi ích thì họ sẽ dần thôi.
Tầng lớp không thích đi xin lợi ích từ phật ở vn ta cũng có chứ không phải là không, nhưng rất ít, họ có ý chí mạnh, có thực lực, có tri thức, nhận thức sâu sắc về nhân sinh quan, xã hội. Tôi cho rằng đây là tầng lớp tinh hoa thực sự của dân tộc. Chứ không phải là tầng lớp tài sản ngàn tỷ, cúng chùa tiền tấn, nhưng lại tham nhũng ăn tiền thuế như vũ avg"
- Trích comment của 1 bạn trên Vozforum.
Trả lời
"Phật giáo ở vn ta tôi nghĩ không phải tín ngưỡng. Tín ngưỡng là phải như bọn hồi giáo. Mà đơn giản là vì bản chất lòng tham của dân ta quá lớn, mà lại lười nhác bất tài nên họ nghĩ họ sẽ xin được phật, phật sẽ cho họ cái gì đó, ví dụ phúc đức cho con cháu, tài lộc công danh cho bản thân, hoặc đơn giản là cầu an yên cho gia đình.
Bản chất quỵ lụy, nhẫn nhịn, nhu nhược, thụ động của dân tộc ta làm cho họ tìm đến phật đến sư đến chùa để xin lợi ích cuộc sống. Mà sư thì bằng những lời phật mà tạo được niềm tin về lợi ích họ nhận được. Thành ra giờ vn ta gần như toàn dân mộ phật. Kỹ sư cử nhân loser thất chí cũng mê phật pháp. Tiểu thương, quan chức làm giàu không bằng thực lực cũng lạy phật, mà tiêu biểu nhất là vụ Vũ avg. Dân nghèo, các bà các chị cũng lạy phật. Những người thành công nhưng sau khi gặp quá nhiều biến cố cũng lạy phật. Nếu họ bừng tỉnh rồi hiểu rằng việc lạy phật niệm phật hoàn toàn không đem lại lợi ích thì họ sẽ dần thôi.
Tầng lớp không thích đi xin lợi ích từ phật ở vn ta cũng có chứ không phải là không, nhưng rất ít, họ có ý chí mạnh, có thực lực, có tri thức, nhận thức sâu sắc về nhân sinh quan, xã hội. Tôi cho rằng đây là tầng lớp tinh hoa thực sự của dân tộc. Chứ không phải là tầng lớp tài sản ngàn tỷ, cúng chùa tiền tấn, nhưng lại tham nhũng ăn tiền thuế như vũ avg"
- Trích comment của 1 bạn trên Vozforum.
Theo tháp nhu cầu Maslow thì những vế mà bạn thấy là ít người cầu xin thì ở tầng cao hơn.
Một cách giải thích là dân ta vẫn còn nghèo, nhu cầu cơ bản: ăn mặc ở an toàn vẫn chưa thoả mãn nên những nhu cầu cao họ chưa tìm kiếm.
Cách giải thích khác là những người tìm kiếm minh triết thì đều hiểu là không thể cầu xin từ thần phật nào mà có được. Nó phải là tu hành khám phá nội tại bản thân từ từ.