Những sản phẩm nào của P&G từng phải rút lui khỏi thị trường Việt Nam Và lý do tại sao?

  1. Kinh doanh và Khởi nghiệp

Từ khóa: 

kinh doanh và khởi nghiệp

Rút lui thì do cạnh tranh không nổi, không hiệu quả, hoặc thua lỗ, hoặc do chiến lược tinh gọn nhãn hàng, cần phải xóa sổ 1 số nhãn hàng. Một số nguyên nhân như:

  • chi phí đầu tư thua kém đối thủ ( không coi VN là một thị trường trọng điểm để tập trung nguồn lực, không có chiến lược đầu tư dài hạn, chịu xây dựng nhà máy, ngân sách marketing ít, không đầu tư nhiều cho hệ thống sx-kd)
  • việc triển khai kênh phân phối & bán hàng kém hiệu quả hơn đối thủ: như đội ngũ sales kém hiệu quả hơn, triển khai chương trình KM không tốt
  • Thị hiếu và thói quen tiêu dùng: Người tiêu dùng đã quen với các SP của đối thủ cạnh tranh, không muốn thay đổi. Hãng chậm chân trong việc phát triển SP, chỉ là người đi sau nhưng không thật sự có ưu thế.
  • Do sản phẩm: Chất lượng + giá thành không phải lựa chọn tối ưu khi đặt lên bàn cân so với SP khác

Và 1 số lý do khác

Trả lời

Rút lui thì do cạnh tranh không nổi, không hiệu quả, hoặc thua lỗ, hoặc do chiến lược tinh gọn nhãn hàng, cần phải xóa sổ 1 số nhãn hàng. Một số nguyên nhân như:

  • chi phí đầu tư thua kém đối thủ ( không coi VN là một thị trường trọng điểm để tập trung nguồn lực, không có chiến lược đầu tư dài hạn, chịu xây dựng nhà máy, ngân sách marketing ít, không đầu tư nhiều cho hệ thống sx-kd)
  • việc triển khai kênh phân phối & bán hàng kém hiệu quả hơn đối thủ: như đội ngũ sales kém hiệu quả hơn, triển khai chương trình KM không tốt
  • Thị hiếu và thói quen tiêu dùng: Người tiêu dùng đã quen với các SP của đối thủ cạnh tranh, không muốn thay đổi. Hãng chậm chân trong việc phát triển SP, chỉ là người đi sau nhưng không thật sự có ưu thế.
  • Do sản phẩm: Chất lượng + giá thành không phải lựa chọn tối ưu khi đặt lên bàn cân so với SP khác

Và 1 số lý do khác

Thực sự là đọc câu hỏi này của bạn mình cũng ko hình dung ra thương hiệu/ sản phẩm nào của P&G phải rút lui khỏi Việt Nam. Mình chỉ nhớ có một số thương hiệu lúc đầu khá nổi nhưng sau đó thị phần bị giảm so với các thương hiệu nhà Unilever.
Ví dụ Tide so với Omo, Downy so với Comfort, Safeguard so với Lifebouy ; Colgate so với P/S
Mình cũng có check về các dòng sản phẩm ở Việt Nam và Mỹ để nhìn xem có brand nào vào xong rồi ra không nhưng chịu không thấy có brand nào đã rút hoàn toàn khỏi VN
Quay lại lý do thị phần của thương hiệu của P&G sụt giảm so với Unilever thì mình nghĩ do chiến lược phát triển, định vị và quản trị của chính P&G so với Unilever. Về phân khúc khách hàng, P&G tập trung nhóm khách hàng thành thị với phân khúc giá tầm trung trong khi Unilever tập trung đánh ở phân khúc mass, nông thôn , giá thấp hơn sau đó ở từng dòng sản phẩm Unilever lại mở tiếp phân khúc cao cấp tạo nên một thế bánh mì kẹp thịt cho các thương hiệu của đối thủ từ P&G.
"Theo các chuyên gia, trong khi Unilever Việt Nam sử dụng chiến thuật đa nhãn hàng và đổ tiền nhiều cho quảng cáo, đem về doanh thu cao thì P&G lại theo đuổi chiến thuật thận trọng khi chọn những phân khúc có lợi nhất, định vị sản phẩm cao, hướng tới nhóm người tiêu dùng đô thị nên hiệu quả cao. Cách đi của P&G Việt Nam cũng được chính người điều hành cao nhất của hãng cho biết là theo dõi nhu cầu thị trường từ đó mở rộng sang các thương hiệu khác trong cùng lĩnh vực một cách tuần tự.
Quá trình P&G đầu tư vào Việt Nam cũng cho thấy những bước đi thận trọng: Năm 1999 P&G xây dựng nhà máy đầu tiên tại Việt Nam, năm 2001 nhà máy này sản xuất thêm sản phẩm băng vệ sinh Whisper. Đến năm 2010 công ty này mới mở thêm một nhà máy sản xuất tã giấy Pamper, 2013 xây thêm nhà máy thứ 3 tại Việt Nam khi thị trường chứng minh có tiềm năng rõ ràng"