Tại sao người Trung Quốc phạm pháp tại Việt Nam lại không bị xử tại Việt Nam mà phải dẫn độ về Trung Quốc để xử?

  1. Tin Tức

Hiệp ước dẫn độ Việt - Trung hiện tại đang quy định ở đâu, cụ thể như thế nào?

Vì sao những kẻ vượt biên trái phép từ Trung Quốc, mang theo nCovid vào nước chúng ta lại không bị xét xử?

Vì sao hàng trăm người Trung Quốc xâm nhập trái phép để làm việc, phạm tội trên đất Việt Nam lại không bị xét xử?

Từ khóa: 

dẫn độ

,

hợp tác trung việt

,

tin tức

Bạn có thể dẫn 1 case về việc “dẫn độ” người TQ: (1) vượt biên trái phép; (2) đưa covid vào VN được không? Dựa trên từng trường hợp mới có thể giải thích được cho bạn.

1. Chỉ có “Hiệp định tương trợ tư pháp Việt-Trung” chứ không phải “Hiệp ước dẫn độ...”. Các quy định về dẫn độ được thể hiện tại Bộ Luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tương trợ tư pháp,... Công ước LHQ về tội phạm tổ chức xuyên quốc gia,...
2. Cần phân biệt “dẫn độ” và “trục xuất” và nhiều khái niệm pháp lý khác như “chuyển giao”, “nhượng bộ”...
Nói chung là, mỗi khái niệm sẽ gắn với nhiều câu hỏi:
- Người nước ngoài có hành vi vi phạm thế nào: hình sự hay hành chính? Mức độ vi phạm thế nào?
- Người nước ngoài đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự chưa? Có đang phải chịu trách nhiệm hs theo bản án của toà chưa?...
Nó sẽ trả lời câu hỏi: dẫn độ hay trục xuất. Nôm na, “dẫn độ” nặng hơn “trục xuất”.
3. Về việc “tại sao không bị xét xử”. Sao bạn biết là “không bị xét xử”? Có xét xử thì xử tội gì? Tội đó có quy định trong Bộ luật hình sự?
Như đã nói ở trên, “hình sự” và “hành chính” sẽ khác nhau. Chưa đến mức độ hình sự để đưa ra xét xử thôi. Họ sẽ bị trục xuất nhưng người “tổ chức cho người khác vượt biên trái phép” thì chắc chắn là Hình sự rồi. Những người này sẽ bị đưa ra xét xử.
Đấy là chưa nói đến các vấn đề: ngoại giao (nhưng vẫn phải tuân thủ pháp luật sở tại), năng lực giam giữ, độ phức tạp của quá trình điều tra... nói là “dẫn độ” nhưng không có nghĩa là người nước ngoài đó về nước là nhởn nhơ. Người đó vẫn phải chịu xét xử (thể diện quốc gia, pháp luật quốc gia sở tại...).
Nói chung là, không hẳn chỉ mình người TQ (có thể bạn đang khá ghét TQ) mà còn nhiều nước xung quanh VN cũng đang có trường hợp tương tự. Bạn có thể tìm hiểu thêm.
Trả lời

Bạn có thể dẫn 1 case về việc “dẫn độ” người TQ: (1) vượt biên trái phép; (2) đưa covid vào VN được không? Dựa trên từng trường hợp mới có thể giải thích được cho bạn.

1. Chỉ có “Hiệp định tương trợ tư pháp Việt-Trung” chứ không phải “Hiệp ước dẫn độ...”. Các quy định về dẫn độ được thể hiện tại Bộ Luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tương trợ tư pháp,... Công ước LHQ về tội phạm tổ chức xuyên quốc gia,...
2. Cần phân biệt “dẫn độ” và “trục xuất” và nhiều khái niệm pháp lý khác như “chuyển giao”, “nhượng bộ”...
Nói chung là, mỗi khái niệm sẽ gắn với nhiều câu hỏi:
- Người nước ngoài có hành vi vi phạm thế nào: hình sự hay hành chính? Mức độ vi phạm thế nào?
- Người nước ngoài đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự chưa? Có đang phải chịu trách nhiệm hs theo bản án của toà chưa?...
Nó sẽ trả lời câu hỏi: dẫn độ hay trục xuất. Nôm na, “dẫn độ” nặng hơn “trục xuất”.
3. Về việc “tại sao không bị xét xử”. Sao bạn biết là “không bị xét xử”? Có xét xử thì xử tội gì? Tội đó có quy định trong Bộ luật hình sự?
Như đã nói ở trên, “hình sự” và “hành chính” sẽ khác nhau. Chưa đến mức độ hình sự để đưa ra xét xử thôi. Họ sẽ bị trục xuất nhưng người “tổ chức cho người khác vượt biên trái phép” thì chắc chắn là Hình sự rồi. Những người này sẽ bị đưa ra xét xử.
Đấy là chưa nói đến các vấn đề: ngoại giao (nhưng vẫn phải tuân thủ pháp luật sở tại), năng lực giam giữ, độ phức tạp của quá trình điều tra... nói là “dẫn độ” nhưng không có nghĩa là người nước ngoài đó về nước là nhởn nhơ. Người đó vẫn phải chịu xét xử (thể diện quốc gia, pháp luật quốc gia sở tại...).
Nói chung là, không hẳn chỉ mình người TQ (có thể bạn đang khá ghét TQ) mà còn nhiều nước xung quanh VN cũng đang có trường hợp tương tự. Bạn có thể tìm hiểu thêm.