Tại sao người Việt lại dễ dàng tin fakenews?

  1. Xã hội

  2. Truyền thông đa phương tiện

Từ khóa: 

xã hội

,

truyền thông đa phương tiện

Mình nghĩ là người nước nào cũng sẽ có 1 tệp người dễ dàng tin vào fake news thôi bạn ạ. Những người này thường do thiếu hiểu biết nên dễ tiếp nhận những thông tin sai lệch, họ cũng không biết nên kiểm chứng lại thông tin này như thế nào nên khi nó đến thì cứ mở lòng tiếp cận thôi.

Trả lời

Mình nghĩ là người nước nào cũng sẽ có 1 tệp người dễ dàng tin vào fake news thôi bạn ạ. Những người này thường do thiếu hiểu biết nên dễ tiếp nhận những thông tin sai lệch, họ cũng không biết nên kiểm chứng lại thông tin này như thế nào nên khi nó đến thì cứ mở lòng tiếp cận thôi.

Người nước nào chả có lực lượng nghe tin xong phải dùng não suy nghĩ xem tại sao lại thế và cũng k có ít người chỉ mới nghe đồn đã bàn tán khắp nơi, cứ j người Việt 

Mình nghĩ nếu bạn tìm hiểu thông tin rộng ra chút thì sẽ đặt lại được vấn đề "người Việt" ở đây phần lớn là ai, và trên thế giới những lớp, kiểu dạng như vậy họ cũng đều dễ dàng tin fakenews chứ không phải chỉ "người Việt"

Mình nghĩ có lẽ do từ nhỏ chúng ta bị thiếu sự giáo dục về tư duy phản biện. So sánh với các nước phát triển thì tư duy này đã được dạy cho học sinh từ tuổi thiếu niên nên đa phần những người trưởng thành ở nước đó có tinh thần trung thực, độc lập và suy nghĩ đa chiều. Thông tin về tư duy phản biện trên mạng có khá nhiều, các bạn nào hứng thú có thể tìm kiếm và luyện tập.

Mình biết đến những điều này khá là muộn, ở tuổi gấp đôi các cháu thiếu niên nên cũng vẫn còn cần rèn luyện tư duy phản biện nhiều. Với mình thì có ba từ khóa là "quan sát-phân tích-đúc kết" để chiêm nghiệm về các sự việc. Gần đây nữa thì có thêm từ "xả ly" để buông bỏ bớt suy nghĩ và mở rộng các kết luận.

Làm gì có "người Việt dễ dàng tin fakenews" ??

Bạn Ngô Lan Hương, bằng cách dùng một từ "tệp người" lại bao hàm được cả một nguyên lý khó vặn vẹo, bẻ que, là: muốn biết sự thật, không nên vơ đại, không thể vùa chung, không được sờ voi-so đũa.🌷

➙ "nước nào cũng sẽ có 1 tệp người dễ dàng tin vào fake news. Những người này thường do thiếu hiểu biết nên dễ tiếp nhận những thông tin sai lệch, họ cũng không biết nên kiểm chứng lại thông tin này như thế nào" [hết trích].
➙ Vâng, quốc gia nào cũng có "tệp người" như thế, thời k nào cũng luôn có "tệp người" như thế. Cho nên, cứ gọi đại cho tiện mồm: "người Việt ta-người Việt mình", dù là.. dùng cho việc ban khen nức nở, hay cho tàn tệ húng chê.. xem ra, việc choàng vai-chộp túi-chụp mũ này càng chứng minh rằng: 
.. trong thực tế sống, luôn có những "tệp người
(do.. quá giản đơn?, hay thiếu hiểu biết?, hoặc biết-nhưng khinh thị tiểu tiết, thậm chí mặc định rằng AI cũng chỉ biết y như 'TA'..v.v..?) 
luôn.. ưng-ưa-thích-khoái TIN ro ro mọi thứ ngay-bất kể kiểm chứng, hoặc TIN luôn những thứ được-bảo-lãnh-dắt-dây.. từ những NIỀM TIN mặc định (hay mòn mỏi, hoặc rêu rong, hay rỗng ruỗng) trước đó. 
Kiểu tư duy ấy, 
chẳng hề.. đại diện được chút nào cho tổng thể "người Việt", và 
càng không-bao-giờ có cơ hội tiếp cận được những sự thật, những điều đúng (vì lý do nào đó) tạm thời bị ô uế, tạm thời bị thất thế, tạm thời bị lây lất.phủ chụp dưới gai góc, bùn nhơ, cay đắng.. 
Người người ưa, chuyên bàn nhiều về.. tư duy phản biện rồi. Song, éo le, còn cả mớ.. ý hỏi-đáp phái sinh khác nữa–khó.. giải mã/khó "nhai" hơn nhiều.
Vậy, ngược lại với "fake news" là gì ? ⬅️ đây, lại thuộc về một chủ đề 'dài dòng-cà-kê-dê-vịt'.. song thú vị khác. 
Vậy, thế nào là.. những sự thật, những điều đúng ?
– thật, hay.. đúng ← Ai Xử, Ai Xét, Ai PHÁN, Ai Quyết ? (vd: AI đủ QUYỀN LỰC để.. KHÈ HÙ hào sảng, uy nghi, rằng: "người Việt-mình thiếu chính kiến" ?.. [someones said so really])
– thật, hay.. đúng ➙  SO VỚI CÁI GÌ ? ■

Thực ra không xét đến việc tittle này có phần chủ quan và nhạy cảm, thì mình thấy ở tất cả các nước trên thế giới, vấn đề fake news đều là vấn đề nhức nhối và đều có những số lượng người dân các nước tin tưởng nhất định. Với các nước có trình độ dân trí khác nhau thì fake news có độ phức tạp và tổ chức công phu khác nhau. 

Ở đây có lẽ mình sẽ bàn đến 1 quan điểm đó là: ở các nước đang phát triển hoặc kém phát triển thì người dân sẽ dễ dàng tin và fake news hơn, mặc dù fake news đó có thể được tổ chức rất đơn giản. Lý do thì mình thấy các câu trả lời của mọi người đều đã chỉ ra được hầu hết các ý đúng rồi. Mình chỉ muốn nâng cao quan điểm hơn 1 chút theo ý kiến cá nhân: lý do sâu xa của việc đó là do nền giáo dục và phương pháp giáo dục của mỗi quốc gia có sự khác nhau.

Ở các nước phát triển, nền giáo dục họ theo đuổi là "Giáo dục khai phóng".

Giáo dục khai phóng (liberal arts – liberal education) là cách giáo dục tổng quát, nhằm đào tạo ra con người có tư duy tổng quát, có óc phản biện, độc lập, chứ không thuần túy là 1 chuyên gia chuyên ngành hẹp.

Những con người được hưởng nền giáo dục này thì họ sẽ có ý thức/thói quen tư duy tổng quát và phản biện với bất cứ thông tin nào họ thu nhận được. Xác xuất để fake news có ảnh hưởng đến họ do đó cũng giảm thiểu hẳn.

Ở các nước đang phát triển hoặc kém phát triển, mô hình giáo dục đa số là theo định hướng khác "Giáo dục khai phóng". Do đó, người dân cũng không có tuy duy phản biệt, tổng hợp và phân tích thông tin đa chiều bằng.

Việt Nam, buồn thay, từ trước đến nay nền giáo dục đang đi theo hướng khác. Dạo gần đây, khái niệm giáo dục khai phóng đang được nhắc đến ngày càng nhiều hơn. Hi vọng Việt Nam sẽ sớm nghiên cứu tích hợp được một hình thái "Khai phóng" phù hợp với bản sắc và văn hóa của mình.

Một quan điểm khá chủ quan của mình là đa phần người Việtmình thiếu chính kiến . Điều này dễ gây ra vấn nạn gió thổi chiều nào thì đi theo chiều đó . Một phần nữa là có quá nhiều trang báo đưa tin rác . Việc nhiều trang đăng cùng một tin tức cũng gây nên ảnh hưởng sâu sắc đến lòng tin của giả .