Tại sao nhiều nước trên thế giới vẫn còn giữ chế độ hoàng gia?

  1. Văn hóa

  2. Xã hội

Mình khá tò mò khi các đất nước trên thế giới dù có nhà nước chính trị độc lập riêng nhưng vẫn còn chế độ hoàng gia. Không biết vai trò của Các hoàng đế và các thành viên hoàng gia trong hiện tại là gì nhỉ ? Vì mình thấy đa phần họ không liên quan đến chính trị nữa.

https://cdn.noron.vn/2022/06/15/112375475249159-1655280455.jpg
Từ khóa: 

chinh_tri

,

hoang_gia

,

van_hoa

,

văn hóa

,

xã hội

Theo New York Times, thứ nhất, vai trò của các vương triều nổi trội hơn cả các chính khách - những người đứng đầu nhà nước được nhân dân bầu ra. Sự lựa chọn vị trí cao nhất trong chế độ quân chủ không bị ảnh hưởng hay phụ thuộc vào tài chính, phương tiện truyền thông hay đảng phái chính trị mà theo đúng như lịch sử, những vị vua hay nữ hoàng được hình thành bằng hình thức cha truyền con nối. 

Thứ hai, và có liên quan chặt chẽ đến lợi thế nói trên, tại các nước dân chủ như Thái Lan chẳng hạn, sự tồn tại của một vị vua thường là điều duy nhất để giữ gìn đất nước trước thảm họa nội chiến. Quốc vương đặc biệt quan trọng ở các nước đa sắc tộc như Bỉ hay các nước Trung Đông. Nhà Vua luôn là người sau cùng đứng ra để động viên, dẫn dắt cả dân tộc nhìn về một hướng, là biểu tượng của sự đoàn kết, thống nhất đất nước. 

Trả lời
Theo New York Times, thứ nhất, vai trò của các vương triều nổi trội hơn cả các chính khách - những người đứng đầu nhà nước được nhân dân bầu ra. Sự lựa chọn vị trí cao nhất trong chế độ quân chủ không bị ảnh hưởng hay phụ thuộc vào tài chính, phương tiện truyền thông hay đảng phái chính trị mà theo đúng như lịch sử, những vị vua hay nữ hoàng được hình thành bằng hình thức cha truyền con nối. 

Thứ hai, và có liên quan chặt chẽ đến lợi thế nói trên, tại các nước dân chủ như Thái Lan chẳng hạn, sự tồn tại của một vị vua thường là điều duy nhất để giữ gìn đất nước trước thảm họa nội chiến. Quốc vương đặc biệt quan trọng ở các nước đa sắc tộc như Bỉ hay các nước Trung Đông. Nhà Vua luôn là người sau cùng đứng ra để động viên, dẫn dắt cả dân tộc nhìn về một hướng, là biểu tượng của sự đoàn kết, thống nhất đất nước. 

Từ sau Cách mạng tư sản Anh năm 1642, chế độ quân chủ - thể chế hình thức chính quyền mà trong đó người đứng đầu là nhà vua hoặc nữ hoàng - có nhiều chuyển biến. Đến nay, thể chế chế độ quân chủ phổ thông vẫn tồn tại nhưng nó lại là chế độ quân chủ lập hiến. 
Chế độ quân chủ vẫn đang phát huy vai trò cần thiết, kể cả trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay. Bằng chứng, số lượng các vương triều không giảm mà lại tăng. Theo thống kê, hiện trên thế giới có khoảng 44 quốc gia còn tồn tại hình thức nhà nước quân chủ với 25 vị vua và nữ hoàng, trong đó Nữ hoàng Anh đồng thời là vua của 15 quốc gia quân chủ độc lập khác.

Chế độ quân chủ có thể ngăn chặn sự hình thành các chính phủ cực đoan bằng cách điều chỉnh “nhân sự” của chính phủ. Tất cả các chính khách chính trị buộc phải thực thi vai trò giống như thủ tướng hay bộ trưởng theo đúng luật và dưới quyền của nhà Vua. Bằng chứng, sự hiện diện của các vương triều ở Campuchia, Jordan hay Morocco đã chứng minh được điều này. Nó ngăn chặn kịp thời những khuynh hướng bảo thủ, bè cánh và cực đoan của giới chính khách, và của các phe phái “bằng mặt chứ không bằng lòng”.
Chưa hết, chế độ quân chủ còn có vai trò ổn định đất nước bằng cách chuyển giao quyền lực từ từ. Các vương triều Arab là nơi làm tốt điều này so với các quốc gia khác ở khu vực không theo chế độ quân chủ. Nhờ ưu thế trên, nhiều quốc gia ổn định được đất nước sau những cơn địa chấn kinh hoàng như trong chính biến Mùa xuân Arab mới đây chẳng hạn. 

Chế độ quân chủ hoàn toàn “xứng cái tâm, đáng cái tầm”, đủ danh vọng và uy tín để thực hiện những sự lựa chọn cuối, hay những quyết định khó khăn nhất cho đất nước mà không một chế độ nào làm được.
Ví dụ, nhà Vua Juan Carlos của Tây Ban Nha đích thân đảm bảo quá trình chuyển giao đất nước trở thành chế độ quân chủ lập hiến với các cơ quan của Quốc hội và đập tan âm mưu đảo chính quân sự. 
Hay vào cuối Thế chiến thứ II, Hoàng đế Nhật Bản Hirohito đưa ra quyết định vô cùng sáng suốt bất chấp sự lộng hành, ngạo mạn của quân đội đòi chiến đấu đến cùng và kết quả đã cứu được đất nước và giảm thiểu tử vong bằng quyết định đầu hàng đồng minh.