Tại sao ta không thể tái chế nhựa giống như thuỷ tinh (nấu chảy lên rồi nặn thành hình)?

  1. Khoa học

Có ai hiểu biết về việc tái chế nhựa không giải thích cho mình với ạ

Từ khóa: 

tái chế

,

nhựa

,

thuỷ tinh

,

khoa học

Chúng ta vẫn tái chế nhựa như thủy tinh đấy, nhưng tương tự thôi. Chúng ta vẫn thu gom, làm sạch rồi chế tạo lại thành đồ dùng. Nhưng khác với thủy tinh, chỉ có 1 loại và khác nhau về thành phần tạo nên màu sắc. Nhựa có rất nhiều loại, hơn 7 loại nhựa thông dụng khác nhau. Nên quá trình thu gom còn cần phân loại nhựa ra, rồi từ đó mới tiến hành làm sạch, nghiền, gia thêm các vật liệu khác rồi mới tạo thành hạt nhựa.

Nhựa cũng khác thủy tinh ở 1 điểm là nhựa cần ít năng lượng để nung chảy hơn thủy tinh, nên thủy tinh khi tái chế cần tạo hình ngay để hạn chế sử dụng năng lượng. Nên tái chế thủy tinh, người ta cho trực tiếp thủy tinh đã làm sạch vào lò và mang ra tạo hình. Ngược lại, nhựa chỉ cần tạo thành các hạt nhựa đóng gói, sau đó chuyển đến nơi đúc đúc sản phẩm. Ở điểm này nó giống như đúc phôi thép rồi chuyển đến nhà máy kéo hoặc cán thép để tạo hình thép vậy.

Ngoài ra, ở các nơi tái chế thủ công thì quy trình cũng y xì như thủy tinh vậy. Ví dụ làm túi nylon. Mình từng xem, người ta dùng nhựa phế liệu là các chai nước rửa chén màu vàng như Mỹ Hảo, sau khi rửa sạch thì cho vào máy, quy trình trong máy sẽ "đúc" trực tiếp ra túi nylon có quai màu vàng mà hằng ngày chúng ta vẫn dùng đi chợ.

Chúng ta tái chế nhựa khá nhiều, mình ko có số liệu nhưng chúng ta dùng còn nhiều hơn nữa, lại ko phân loại, thải bừa bãi ra môi trường nên Trái Đất ngập tràn nhựa là vậy, chứ ko phải do chúng ta không tái chế được nhựa đâu.

Trả lời

Chúng ta vẫn tái chế nhựa như thủy tinh đấy, nhưng tương tự thôi. Chúng ta vẫn thu gom, làm sạch rồi chế tạo lại thành đồ dùng. Nhưng khác với thủy tinh, chỉ có 1 loại và khác nhau về thành phần tạo nên màu sắc. Nhựa có rất nhiều loại, hơn 7 loại nhựa thông dụng khác nhau. Nên quá trình thu gom còn cần phân loại nhựa ra, rồi từ đó mới tiến hành làm sạch, nghiền, gia thêm các vật liệu khác rồi mới tạo thành hạt nhựa.

Nhựa cũng khác thủy tinh ở 1 điểm là nhựa cần ít năng lượng để nung chảy hơn thủy tinh, nên thủy tinh khi tái chế cần tạo hình ngay để hạn chế sử dụng năng lượng. Nên tái chế thủy tinh, người ta cho trực tiếp thủy tinh đã làm sạch vào lò và mang ra tạo hình. Ngược lại, nhựa chỉ cần tạo thành các hạt nhựa đóng gói, sau đó chuyển đến nơi đúc đúc sản phẩm. Ở điểm này nó giống như đúc phôi thép rồi chuyển đến nhà máy kéo hoặc cán thép để tạo hình thép vậy.

Ngoài ra, ở các nơi tái chế thủ công thì quy trình cũng y xì như thủy tinh vậy. Ví dụ làm túi nylon. Mình từng xem, người ta dùng nhựa phế liệu là các chai nước rửa chén màu vàng như Mỹ Hảo, sau khi rửa sạch thì cho vào máy, quy trình trong máy sẽ "đúc" trực tiếp ra túi nylon có quai màu vàng mà hằng ngày chúng ta vẫn dùng đi chợ.

Chúng ta tái chế nhựa khá nhiều, mình ko có số liệu nhưng chúng ta dùng còn nhiều hơn nữa, lại ko phân loại, thải bừa bãi ra môi trường nên Trái Đất ngập tràn nhựa là vậy, chứ ko phải do chúng ta không tái chế được nhựa đâu.

Vì nhựa là chất dẻo sẽ mất đi hình dạng ban đầu khi đun nóng 
Còn thủy tinh là chất rắn vô định hình 
Vì 2 tính vật lý khác nên ko thể tái chế giống nhau