Thế nào là một cuốn sách... dở chân thành?

  1. Sách

Trong cuốn sách Hội hè miên man có 1 lời khuyên, dành cho chính Hemingway, đó là chỉ hãy "nên đọc những thứ hay thực sự, hoặc dở một cách chân thành". Như thế nào là dở chân thành? Là kiểu đọc lên dù thấy dở ói nhưng vẫn có chút thiện cảm, đại khái như đó là những gì được viết một cách đơn giản nhưng chân thật, chứ không phải những thứ tầm cỡ mà nửa mùa chăng!:D

Nhưng dù hay thực sự hay dở chân thành đi nữa thì chúng ta trước hết vẫn cứ phải đọc cái đã. Rồi sau đó mới biết có hay hay dở, và có nên đọc lại hay không. Có những người, như Dostoyevsky chẳng hạn, theo Hemingway thì sách Dos toàn là những câu cú ngữ pháp rất thê thảm, thê thảm đến không thể tin được, nhưng lại khiến ông rung động rất nhiều... Ấy vậy nhưng, ông lại không "đọc lại" Dos được, và nếu có cố gắng đọc lại, ông sẽ cố gắng với Anh em nhà Karamazov. Mặc dù ở trường hợp Dos, không thể nói là dở, chứ đừng nói là dở chân thành. Có bạn nào đã đọc Dos mà thấy rằng dở hem?

https://cdn.noron.vn/2021/10/30/250881787790-1635593244.jpg
Từ khóa: 

sách

Mình thường đọc sách và viết sách theo kinh nghiệm của bản thân. Mình nghĩ đôi khi đọc một cuốn sách dở sẽ cải thiện kỹ năng của bản thân nhiều lắm ạ. Tương tự như khi xem một cuốn phim, mình không chỉ chú trọng vào những chi tiết hay, mình còn để ý và tìm ra những lỗ hỏng của nó.

Giả sử mình đọc một cuốn sách dở rồi sau đó quẳng nó đi, nhưng nếu mình không tự hỏi bản thân rằng "Điều gì khiến cuốn sách này trở nên tệ đến vậy" thì sau đó rất có thể chính mình sẽ là người phạm phải sai lầm đó thêm một lần nữa.

Học từ cả thành công và thất bại sẽ giúp mình có nhiều kinh nghiệm hơn.

Trả lời

Mình thường đọc sách và viết sách theo kinh nghiệm của bản thân. Mình nghĩ đôi khi đọc một cuốn sách dở sẽ cải thiện kỹ năng của bản thân nhiều lắm ạ. Tương tự như khi xem một cuốn phim, mình không chỉ chú trọng vào những chi tiết hay, mình còn để ý và tìm ra những lỗ hỏng của nó.

Giả sử mình đọc một cuốn sách dở rồi sau đó quẳng nó đi, nhưng nếu mình không tự hỏi bản thân rằng "Điều gì khiến cuốn sách này trở nên tệ đến vậy" thì sau đó rất có thể chính mình sẽ là người phạm phải sai lầm đó thêm một lần nữa.

Học từ cả thành công và thất bại sẽ giúp mình có nhiều kinh nghiệm hơn.

Sách dở là sách gieo rắc vào lòng người đọc sự ảo tưởng, phù phiếm, u mê.

Chào bạn, mình nghĩ một cuốn dở "chân thành" rất đáng để đọc. Không đọc qua dở chân thành thì khó hiểu được trọn vẹn về lẽ hay dở, cái hay trong lẽ dở và cái dở trong điều hay (mà điều này đôi khi cũng phụ thuộc vào cảm nhận chủ quan của người đọc nữa).

Câu hỏi thú vị này làm mình liên tưởng đến cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở. Nở không xấu...mà xấu một cách chân thành :) vậy nhưng tại sao lại đánh thức được lương tri trong anh chàng Chí chuyên rạch mặt ăn vạ nhỉ?

Câu này khó trả lời thật ấy