Theo bạn các cặp đôi trẻ khi mới cưới nhau nên quản lý tiền như thế nào để tránh mâu thuẫn?

  1. Đầu tư & Tài chính

Theo bạn các cặp đôi trẻ khi mới cưới nhau nên quản lý tiền như thế nào để tránh mâu thuẫn?

Người quản lý chi tiêu trong gia đình: Nên là vợ hay chồng?

Một điều tưởng chừng rất bình thường nhưng lại là lý do khiến không ít những mâu thuẫn trong các gia đình hiện đại nảy sinh, đó là việc phân định quyền quản lý chi tiêu trong gia đình. Thông thường, khi bắt đầu một cuộc hôn nhân, hai người góp gạo thổi cơm chung. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thu nhập sẽ phải tính toán, đóng góp và chia sẻ để cùng lo lắng cho tổ ấm chung.

Từ khóa: 

đầu tư & tài chính

Mình thấy lí tưởng nhất là vợ chồng tìm hiểu nhau và cách sử dụng tiền của nhau thật kỹ lưỡng. Kiểu như cả 2 nên dành nhiều thời gian đi du lịch, đi ăn uống, cafe với nhau. Những hoạt động này có thể giúp họ hiểu được thói quen tiêu tiền của bạn đời (tiềm năng) của mình: họ thường chi tiền vào những thứ gì, có lối sống quá xa xỉ hay không, có thường vung tay quá trán không...

Nếu cưới đc một người hạp với bạn về phong cách tiêu tiền thì đó là tốt nhất (ngoại trừ trường hợp cả 2 đều thích lối sống xa xỉ thì chỉ có...sạt nghiệp) =)) đặt trường hợp nếu như sau này mình cưới đc một người hạp với mình về cách quản lí tiền, thì mình sẽ không ngần ngại giao phó hết số tiền kiếm đc cho người đó, bởi mình tin rằng cách mà người đó chi tiền ít nhiều sẽ hợp lí.

Trả lời

Mình thấy lí tưởng nhất là vợ chồng tìm hiểu nhau và cách sử dụng tiền của nhau thật kỹ lưỡng. Kiểu như cả 2 nên dành nhiều thời gian đi du lịch, đi ăn uống, cafe với nhau. Những hoạt động này có thể giúp họ hiểu được thói quen tiêu tiền của bạn đời (tiềm năng) của mình: họ thường chi tiền vào những thứ gì, có lối sống quá xa xỉ hay không, có thường vung tay quá trán không...

Nếu cưới đc một người hạp với bạn về phong cách tiêu tiền thì đó là tốt nhất (ngoại trừ trường hợp cả 2 đều thích lối sống xa xỉ thì chỉ có...sạt nghiệp) =)) đặt trường hợp nếu như sau này mình cưới đc một người hạp với mình về cách quản lí tiền, thì mình sẽ không ngần ngại giao phó hết số tiền kiếm đc cho người đó, bởi mình tin rằng cách mà người đó chi tiền ít nhiều sẽ hợp lí.

Nhà mình học hỏi từ bạn bè, sau đó sửa đổi một chút.

Đầu tiên là cả 2 thống nhất góp chung 70% thu nhập vào quỹ chung, quỹ này sẽ tiêu tất cả những gì mà cả 2 tham gia hoặc hưởng lợi, bao gồm cả những việc đi xem phim, hẹn hò đi ăn, tiền đám cưới đám hiếu gì đó, quà biếu bố mẹ, ... nói chung cứ cái gì đại diện cho 2 vợ chồng thì dùng tiền này. Số tiền này mình sẽ chuyển ngay cho vợ sau khi nhận lương, vợ quản lý.

Tiền tiết kiệm cũng nằm trong số 70% này.

30% thu nhập còn lại là dành cho chi tiêu sở thích cá nhân, vợ thích mua son hay chồng thích đi nhậu, thì chỉ tiêu trong khoảng này. 

Nhưng khi áp dụng với nhà mình, thì 30% thu nhập của vợ mình là không nhiều, nên tụi mình đã sửa lại thành: mình thì vẫn đưa 70% thu nhập của mình cho vợ, giữ 30% tiêu cá nhân, còn vợ mình thì sẽ giữ lại phần tiền đúng bằng 30% thu nhập của mình kia (tức là 2 vợ chồng sẽ có khoản tiêu cá nhân bằng nhau) và phần còn lại góp vào tiêu khoản chung.

Thực tế thì 30% thu nhập cho chi tiêu cá nhân là rất thoải mái rồi. Không sắm được đồ chơi công nghệ gì đó thôi chứ tiêu dùng hằng ngày hay lâu lâu đi nhậu, sắm đồ tập, đồ sở thích thì vẫn đủ.

(đây là trường hợp mình không làm dự án ngoài, còn các bạn mà làm thêm dự án ngoài hoặc có các nguồn thu quỹ đen đỏ gì đó, thì mình nghĩ đưa hết lương cho vợ là tốt nhất)

Theo mình thì nên:

  • Đặt ra một số việc chung, mục tiêu chung (ví dụ: mua nhà, mua xe, nuôi con, tiền sinh hoạt phí chung hàng ngày)
  • Phân chia đóng góp vào những việc chung đó. Mỗi người đóng 1 phần, nhưng người kiếm được nhiều tiền hơn nên đóng phần chính.
  • Phần còn lại tiền của ai người đó tiêu.

Với mình thì.

Tiền là công cụ. Quản lý công cụ thì dựa vào mục đích. Xác định mục đích lớn đã. Thường sẽ là trả nợ (mua nhà, mua xe), chu cấp (bố mẹ già, con cái), tích vốn làm ăn... . Chỉ cần đạt được mục đích lớn thôi, những cái lặt vặt (sinh hoạt phí, đi đám, quà biếu, sở thích cá nhân ...) thì tùy cơ ứng biến. Nói về ứng biến thì đàn ông thường dễ hơn (công việc, ngoại giao, sức khỏe ...), nên vai người chồng phải linh hoạt để hạn chế khả năng xảy ra mâu thuẫn.

Lương cứ đưa hết cho vợ là gia đình êm ấm. Nhưng quan trọng vợ phải ko biết chính xác lương mình đc bao nhiêu. Tốt nhất nên có 2 thẻ, 1 thẻ đưa vợ cầm, để tiền về thẻ kia thì chịu khó chuyển vào thẻ vợ hoặc rút ra đưa vợ bảo cty ko chuyển khoản. Quỹ đen là điều rất cần. Dối 1 tý tốt cho 2 bên thì cũng tốt vậy.

Còn chị em thì nên tin tưởng chồng, để chồng có đường thở. Công sức bỏ ra mà tiền lại ng khác giữ, tội nghiệp lắm. 😂😂

Kinh nghiệm từ bạn bè, ae 😁😁

Hồi trước mình có nghĩ là sau khi kết hôn thì mình sẽ thuyết phục vợ để mình là người quản lý tài chính trong gia đình vì mình nghĩ mình rất giỏi tài chính. Thế nhưng sau khi có bạn gái và nghĩ đến việc kết hôn thì mình lại muốn đưa tiền cho vợ giữ, dù biết đôi khi bạn gái có tiêu hơi linh tinh 1 chút nhưng cũng không sao lắm. Có lẽ đó là do đặc tính của đàn ông là như vậy rồi chứ không phải liên quan đến việc ai giỏi tài chính hơn ai đâu.



Cá nhân mình thấy nên có 1 tài khoản chung, hàng tháng 2 vợ chồng đóng góp vào đó, mua sắm cho gia đình, sinh hoạt phí... thì lấy ở đó ra, thiếu thì đóng thêm. Tiền còn lại thì của ai nấy giữ, nhiều ae phải đi xin, đi trộm tiền mình làm ra có vẻ thốn.

Nhà mình cưới nhau đc 1 năm và ko phân rõ là vợ hay là chồng. Thường là lương ai người đó tiêu và tự tiết kiệm. Nếu tháng nào mình tiêu quá tay chồng mình sẽ đưa thêm tiền cho mình (thường thì ko có chiều ngược lại vì ck mình chi tiêu cũng ko tốn lắm). Những việc phải cần nhiều tiền như mua xe, mua đồ đạc thì bàn nhau xong lấy tiền tiết kiệm của 1 trong 2 để tiêu. Nói chung hiện chưa thấy lo lắng lắm. :D