Theo bạn, môn lịch sử cần cải thiện phương pháp giảng dạy như thế nào để đỡ lý thuyết và khô khan?

  1. Giáo dục

Theo như mình biết thì sắp tới đây, kỳ thi TNTHPTQG từ năm 2025 môn Lịch sử sẽ là một môn thi bắt buộc ngoài 3 môn Toán Văn Anh.

Từ khóa: 

giáo dục

1. Đã gọi là lịch sử thì nó vốn lý thuyết và khô khan như vậy rồi, bạn kiếm mấy quyển sử liệu kiểu Đại Việt sử ký toàn thư mà đọc thì nó cũng đúng y kiểu mốc thời gian + sự kiện xảy ra, đôi khi có thêm vài dòng nhận xét của sử gia, đọc có khi còn khô khan hơn bạn đọc quyển SGK lịch sử.

2. Mềnh thấy rất nhiều bạn muốn truyện kể bla bla gì đó cho sinh động, hấp dẫn. Vấn đề là cái truyện mà các bạn muốn nó chỉ tồn tại trong dã sử, huyền sử ko có sử liệu để chứng minh nó là thật đi kèm. Những thứ này ko thể đưa vào sgk, cũng ko thể mang ra làm tài liệu giảng dạy chính được, cái chương trình khô khan trong sgk vẫn phải đảm bảo đủ, đám truyện kia chỉ có thể chém gió cho vui nếu thừa thời gian được thôi.

3. Về vấn đề cách giảng dạy, đi thăm quan bảo tàng, di tích là một cách hay có điều thường là kinh phí ko cho phép đi nhiều, và việc tổ chức cho một số lượng lớn hs đi các địa điểm bên ngoài trường học tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Ngày xưa mềnh đi học, thường thì 1 năm được đi 1 lần. Về clip, sa bàn, đạo cụ... gì đó thì ai sẽ làm? Ai sẽ trả tiền cho thời gian, công sức để làm mấy cái đó? Gv dạy môn "phụ" lịch sử của các bạn thu nhập hàng tháng từ dạy học có khi còn ko bằng quét rác hay phụ hồ. Trừ khi nhà giàu sẵn đi dạy vì đam mê thì nhiều thời gian rảnh, chứ ko thì làm thêm cả đám việc kiếm sống, thời gian đâu mà làm những cái kia.

Trả lời

1. Đã gọi là lịch sử thì nó vốn lý thuyết và khô khan như vậy rồi, bạn kiếm mấy quyển sử liệu kiểu Đại Việt sử ký toàn thư mà đọc thì nó cũng đúng y kiểu mốc thời gian + sự kiện xảy ra, đôi khi có thêm vài dòng nhận xét của sử gia, đọc có khi còn khô khan hơn bạn đọc quyển SGK lịch sử.

2. Mềnh thấy rất nhiều bạn muốn truyện kể bla bla gì đó cho sinh động, hấp dẫn. Vấn đề là cái truyện mà các bạn muốn nó chỉ tồn tại trong dã sử, huyền sử ko có sử liệu để chứng minh nó là thật đi kèm. Những thứ này ko thể đưa vào sgk, cũng ko thể mang ra làm tài liệu giảng dạy chính được, cái chương trình khô khan trong sgk vẫn phải đảm bảo đủ, đám truyện kia chỉ có thể chém gió cho vui nếu thừa thời gian được thôi.

3. Về vấn đề cách giảng dạy, đi thăm quan bảo tàng, di tích là một cách hay có điều thường là kinh phí ko cho phép đi nhiều, và việc tổ chức cho một số lượng lớn hs đi các địa điểm bên ngoài trường học tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Ngày xưa mềnh đi học, thường thì 1 năm được đi 1 lần. Về clip, sa bàn, đạo cụ... gì đó thì ai sẽ làm? Ai sẽ trả tiền cho thời gian, công sức để làm mấy cái đó? Gv dạy môn "phụ" lịch sử của các bạn thu nhập hàng tháng từ dạy học có khi còn ko bằng quét rác hay phụ hồ. Trừ khi nhà giàu sẵn đi dạy vì đam mê thì nhiều thời gian rảnh, chứ ko thì làm thêm cả đám việc kiếm sống, thời gian đâu mà làm những cái kia.

Với một người chả giỏi giang gì môn sử nhưng vẫn rất thích sử như mình thì mình ước lịch sử của chúng ta sẽ không quan trọng sự kiện và mốc thời gian nữa mà giáo dục bằng các câu chuyện với tinh thần yêu nước sâu sắc. Điểm nhất khiến mình hứng thú là câu chuyện để hiểu sâu, hiểu rõ chứ không phải một đống dữ liệu khô khan cốt để học vẹt cho qua kỳ thi.

Lịch sử vốn không khô khan, vì lịch sử của Việt Nam thậm chí rất hào hùng, như cách mình hay gọi thì là "tanh mùi máu". Chính cách truyền đạt máy móc mà môn lịch sử trở nên khó nuốt đối với bao nhiêu thế hệ học sinh rồi. Nếu bỏ hết việc học thuộc đi mà học có sự liên kết thực tế, liên kết câu chuyện thì lịch sử sẽ thú vị hơn rất nhiều.

mình thấy có thể dạy sử bằng phương pháp kể chuyện, thay vì đọc làu làu mấy chữ trong sgk, hiện nay trên mạng có khá nhiều video kể chuyện lịch sử thiết kế đồ họa, làm câu chuyện lịch sử trở nên sinh động hơn và cuốn hút người xem. Đi tham quan di tích lịch sử cũng là một cách hay, nchung học sử cần gắn liền với thực tế, thì mới hiểu rõ được nguồn gốc và thấm nhuần sự hy sinh của cha ông, chứ mình thấy học sử chỉ để đi thi thì thi xong là quên hết ấy màhttps://cdn.noron.vn/2023/02/19/1153510403564676-1676822735.jpg

Điều đầu tiên là hệ thống lại lịch sử, nghe thì lạ nhưng sử việt mình không đầy đủ. Tiếp theo đương nhiên là soạn lại sách lịch sử. Việc soạn lại này là việc mình cho rằng rất khó khăn, để học sinh thích đọc thì lời lẽ phải hay, hấp dẫn nhưng người soạn sử lại là những người khô khan, chấp nhất về việc lịch sử là phải nghiêm túc. Còn ý mình sách sử như thế nào để học sinh thích học thì mình sẽ đề cử quyển sách : Stories about Ming Dynasty (明朝那些事儿) Minh triều những chuyện này. Đây là một quyển truyện mạng trung quốc, nói về lịch sử của triều đại nhà Minh theo một phong cách mạng, dễ tiếp thu, hấp dẫn người đọc. Lưu ý đây không phải là sách giáo khoa, nó chỉ là một quyển truyện mạng, nhưng nó hấp dẫn phần lớn độc giả của mọi lứa tuổi tìm hiểu về Minh triều.

Đương nhiên việc có một cuốn sách giáo khoa lịch sử hay ho là chuyện gần như vô vọng, còn các bạn khác cmt video về lịch sử có lẽ có thể diễn ra. Cuối cùng là giáo viên sử, đa số giáo viên bây giờ họ coi giáo viên là nghề nghiệp chứ không bỏ công sức mấy để dạy học. Nhất là những môn như sử, không thể dạy thêm học thêm, cho nên tại sao học sinh chán học sử là vậy.

qtrong là gv á b, cô mik gv giỏi văn dạy cả sử, dạy cuốn mà chi tiết lắm, giọng cô cx hay nx nên ko bị khô khan, cô còn tâm lý nx, nếu hc mt quá thì cô cho nghỉ, ktra 15ph thì cho hc trc r ms ktra

Chẳng có cách nào đâu. Vì lịch sử muốn dạy theo kiểu nhồi sọ, thì chỉ có cách duy nhất là bắt học thuộc lòng thôi. Còn dạy theo kiểu khác thì sẽ không thể nhồi sọ được.

Nếu tôi là giáo viên dạy sử tôi sẽ cho các em phải nhập vai vào một nhân vật bất kỳ trong thời đó. Mỗi em tùy chọn, thích nhập vào ai thì nhập. Nhưng phải trình bày được vai trò của người đó. Có thể là một ông quan vớ vẫn trong cung cũng được, tùy vào sức tìm hiểu thông tin của các em. Nhân vật càng mới lạ khó tìm tài liệu càng tốt. 

Như vậy ít nhất các em cũng sẽ bỏ thời gian một chút để khám phá thêm về lịch sử. Từ đó sẽ có nhiều bạn thấy sử không khô khan như vẫn nghĩ.

Phương pháp giảng dạy thì có thể thay đổi cho đỡ khô khan, nhưng chắc chắn nó vẫn là lý thuyết.
Vì sao các video trên mạng về lịch sử lại cuốn hút?
  1. Vì người ta đặt vấn đề hay, luôn cho biết bối cảnh và vấn đề nổi bật được quan tâm. Cái này cũng cần khán giả biết chút ít về lịch sử. Tất nhiên có thể áp dụng để đặt vấn đề trong quá trình dạy.
  2. Vì cách thức truyền tải cuốn hút (phong cách của người dẫn chuyện, mô hình hóa hoặc hình ảnh tư liệu sinh động.
  3. Liên tục đặt câu hỏi "tại sao?", phân tích tình hình, gợi sự tò mò của khán giả. Làm cho người xem như đang ở chính thời điểm đó.
  4. Những câu chuyện ngoài lề.
Tất nhiên không thể dạy lịch sử theo kiểu video giải trí, vì video giải trí thì cũng có những thứ không phù hợp, như cách dùng từ (thằng Mỹ chẳng hạn), như việc đưa vào những câu chuyện thiếu kiểm chứng,...
Theo mình nên thiết kế bài học dạng video khoa học như vtv2. Còn phần trong sách là bản thuyết minh về nhà tự đọc. Như vậy việc đọc cũng hấp dẫn hơn. Mà video đầu tư được chất lượng, bài bản thì yếu tố năng lực giáo viên cũng được giải quyết phần nào.
Các kiến thức về sử dạy trên trường là những kiến thức cơ bản mà ngay cả Wiki cũng có và cần phải nói rằng trên wiki cũng có dẫn nguồn xen lẫn với nguồn ẩn danh. Bản thân tôi là người học sử từ trên internet hồi cấp 3 và tôi cảm thấy những kiến thức trên đấy khá chính xác (tất nhiên về vấn đề ngày tháng thì rất khó kiểm duyệt nhưng các sự kiện thì tương tự SGK, ví dụ như chiến dịch Barbarossa trên Wiki thậm chí còn chi tiết hơn nếu như sử dụng wiki tiếng Anh). Nhưng đúng là về mặt xác minh, tính chính xác thì không thể chỉ bảo học sinh đọc trên wiki là được. 
Vì vậy nên SGK cần phải thay đổi, cần đưa vào nhiều chi tiết mới hơn và tránh học lập đi lập lại, học thời gian xảy ra một cách quá kĩ và máy móc (cuối cùng thì sau 12 năm học, còn em học sinh nào nhớ ngày tháng năm toàn bộ diễn biến những cuộc chiến hay sự kiện hay không ?) và nên đưa vào thêm nhiều khía cạnh khác, không thể tin được một đất nước 4000 năm lịch sử, 2000 năm kể từ khi bị TQ đô hộ mà lại thiếu sót về mặt văn hoá, kinh tế, nghệ thuật hay là kiến trúc. Nhiều khi mấy em học sinh học xong chỉ biết tự hào mỗi việc người Việt đánh giặc giỏi, biết đè đầu cưỡi cổ Champa, Lào, Cam và đánh tan tác Thái Lan lẫn TQ.
Như trên TikTok chỉ cần đoạn clip ngắn 2 phút về diễn biến của một trận lịch sử nhưng có thể hiểu và nhớ nội dung một cách rõ ràng. Nên chuyển từ những dòng chữ khô khan thành những clip tóm tắt xúc tích, cho tham quan di tích lịch sử nhiều hơn để tăng cảm xúc, cảm nhận của các em về các sự kiện lịch sử. Mình là người ko thích Sử cho lắm nhưng trong những chuyến tour du lịch có đi kèm đến 1 số di tích lịch sử được nghe các anh/chị hướng dẫn viên kể chuyện dẫn cuốn nên mình đi đến những điểm nào là mình nhớ rõ tường tận những câu chuyện lịch sử của những nơi đó. Nên mình nghĩ cách này là 1 cách học rất hay và hiệu quả.