Thiết giáp liên hoàn mã?

  1. Lịch sử




Sau khi đã biết dùng ngựa để cưỡi, người ta nghĩ ngay đến việc bảo vệ các chiến mã dũng mãnh khỏi bị tiêu diệt khi giao tranh. Trong những hình vẽ ở các hang đá tại Đôn Hoàng, giáp trụ của ngựa bao trùm toàn bộ cơ thể con vật, trừ tai để nghe, mõm để ăn, chân để chạy và đuôi để vẫy. Giáp ngựa gồm 6 bộ phận rời làm bằng da hoặc sắt, tô màu rằn ri dữ tợn. Mã giáp được tìm thấy từ thời Tam Quốc rồi tiếp tục phát triển đến thời Tùy, Đường. Người Đông La Mã cũng có một binh chủng ngựa sắt gọi là Cataphract.

Nếu bạn nào từng đọc Thủy Hử sẽ ấn tượng với trận đánh giữa Lương Sơn Bạc và Hô Diên Chước. Hô Diên Chước dùng trận pháp "Thiết giáp liên hoàn mã", mặc giáp cho ngựa, xích chúng lại với nhau, rồi càn tới như xe tank 
làm Lương Sơn Bạc tổn thất nặng nề. Lúc này có một đầu lĩnh là Thang Long đã giới thiệu Từ Ninh. Quân sư Ngô Dụng bày kế ăn cắp áo giáp quý của Từ Ninh để dụ lên Lương Sơn Bạc. Tại Lương Sơn, Từ Ninh nhờ có Lâm Xung thuyết phục đã trở thành đầu lĩnh dạy câu liêm thương pháp. Chính nhờ ngón đòn này mới móc được chân ngựa và giúp thắng "Thiết giáp liên hoàn mã".




Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có chép:

"Chiều hôm ấy, Tiết chế Trịnh Tùng bàn rằng:

-Nên nhân cái uy thế sấm sét không kịp bịt tai này mà đánh lấy thì dễ như nhặt hạt cải.

Bèn tiến quân, sai Nguyễn Hữu Liêu đem 5000 quân tinh nhuệ và voi khoẻ cùng ngựa bọc sắt, đến giờ Dần, thẳng tiến đến đóng ở cầu Cao tại góc tây bắc thành Thăng Long, phóng lửa hiệu, bắn liền bảy phát, thiêu đốt nhà cửa, khói lửa khắp trời. Trong thành sợ hãi rối loạn. Mạc Mậu Hợp sợ hãi cuống quít, bỏ thành chạy trốn."

Đại Việt cũng có kỵ binh bọc sắt (thiết kỵ) đấy nhé. 
Từ khóa: 

lịch sử