Các tòa nhà chọc trời sợ nhất điều gì?

  1. Kiến thức chung

Ngoài "sát thủ nhà cao" động đất, thì hoả hoạn chính là tai họa mà các toà nhà chọc trời sợ phải gặp nhất!
Ảnh minh họa: Một góc V inhome Centre Park với các tòa  nhà cao tầng san sát nhau nhìn hơi ngộp... Ảnh: Quốc Quang.
Thực tế đã cho thấy có rất nhiều vụ hỏa hoạn gây ra tại các tòa nhà cao tầng với những thương vong về người là tương đối nhiều, kéo theo tổn thất về của cải vật chất cũng cực kỳ nghiêm trọng:
  • Cháy chung cư cao cấp Carina Plaza, Q.8, TPHCM (23/3/2018)
  • Cháy tòa nhà Trung tâm Thương mại quốc tế ITC, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1, TP.HCM (29/10/2002)
  • Cháy tòa nhà 32 tầng ở cao ốc căn hộ cho thuê của khu phức hợp cao cấp Kumho Asiana Plaza (24/5/2009)
  • Cháy chung cư HQC Plaza, Huyện Bình Chánh, TPHCM (15/7/2017)
  • Cháy chung cư 18 tầng JSC 34, Lê Văn Lương, Hà Nội ở (10/3/2010)
  • Cháy toà nhà CT4A Chung cư Xa La, Hà Đông, Hà Nội (11/10/2015)
  • Cháy chung cư Rainbow, khu đô thị Linh Đàm, Hà Nội (31/10/2016).
  • ... 
Nguyên nhân gây ra hoả hoạn ở các tòa nhà cao tầng có thể kể đến:
  • Do hút thuốc lá
  • Do sự cố đường dây điện
  • Do hệ thống sưởi ấm, làm bếp và khí than
  • Do sự bố trí của công trình kiến trúc (các tầng thấp ở dưới toà nhà phần lớn đều dùng làm nhà bếp, nhà ăn, hầm ngầm dưới đất, gara ô tô, kho tàng, phòng biến áp phân phối điện,...) mà những nơi này lại rất dễ gây hoả hoạn.
  • Điều kiện thông gió tương đối kém dẫn đến thiếu oxy, lửa cháy không hết đã sản sinh ra một lượng lớn khói mù mịt có tính kích thích và độc hại.
  • Riêng các đường hầm thẳng đứng ở trong kiến trúc cao tầng thì như ống bễ hút gió. Chỉ cần có 1 vị khách sơ ý bỏ đầu mẩu thuốc lá chưa cháy hết vào đường ống đổ rác thôi là đã gây ra hoả hoạn thiêu hủy cả một tòa nhà.
  • Một số toà nhà cao tầng thiết kế không hợp lý, hành lang bố trí không theo hình vòng tròn mà theo kiểu "ngõ cụt" ở cuối khiến khi sự cố xảy ra, dòng người đang hoảng loạn lại không thể tìm được lối ra.
  • Chữa cháy khó khăn.
  • Giao thông đi lại trong các toà nhà chọc trời, chủ yếu dựa vào thang máy, sau khi xảy ra hoả hoạn thường phải ngừng vì nguồn điện bị cắt, khiến cho các đường dùng để sơ tán bị giảm. 
Vốn dĩ hoả hoạn đã nguy hiểm, hỏa hoạn xảy ra ở các toà nhà chọc trời lại là điều vô cùng đáng sợ. Gần đây, tình trạng cháy ở các chung cư xảy ra tương đối nhiều, thêm vào đó, các tòa nhà cao tầng thì lại đang càng ngày càng phát triển theo hướng "che phủ" bầu trời. Có thể với các tòa nhà chọc trời, kế hoạch phòng cháy chữa cháy phải được ưu tiên hàng đầu, và "cơ hội" để "bà hỏa" ghé thăm là rất thấp, nhưng ai biết được?
Theo bạn, bao giờ mới hết nỗi lo Chung cư, tòa nhà cao tầng bị cháy nổ, đảm bảo an toàn cho người dân?
Từ khóa: 

tòa nhà chọc trời

,

cháy chung cư

,

vinhome centre park

,

phòng cháy chữa cháy

,

kiến thức chung