Thịt nhân tạo: Một tương lai khi động vật không còn là thức ăn của con người

  1. Khoa học

  2. Ẩm thực

Vấn đề về an ninh thực phẩm và biến đổi khí hậu luôn là bài toán khó đối với cả nhân loại. Làm sao có thể cân bằng chuỗi thức ăn của chúng ta khi không phải giết hại bất cứ loài vật nào. Các nhà khoa học đang tìm lời giải bài toán đó bằng các nghiên cứu về “Thịt nhân tạo”. Vậy nguyên nhân gì khiến nhiều người cho rằng món thịt này chính là giải pháp cứu rỗi nhân loại trong tương lai? Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết này. 

https://cdn.noron.vn/2022/06/23/334492839415266617-1655970993.jpg
Nguồn: Internet

Nóng lên toàn cầu từ phát thải khí metan chăn nuôi

Cùng với CO2, khí metan được xác định là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây hiệu ứng nhà kính. Theo Ủy viên phụ trách vấn đề năng lượng của EU Kadri Simson, khí metan chịu trách nhiệm khoảng 30% sự nóng lên toàn cầu kể từ thời kỳ tiền công nghiệp. Nếu để ý một chút tới các vấn đề môi trường, chắc hẳn thông tin này không còn quá mới với bạn. Tuy nhiên, những gì thực sự diễn ra nghiêm trọng hơn chúng ta tưởng rất nhiều. 

https://cdn.noron.vn/2022/06/23/746215836679958-1655969751.jpg
Nóng lên toàn cầu. Nguồn: Internet

Khí metan có khả năng làm Trái Đất ấm lên cao hơn nhiều lần so với khí CO2. Cụ thể, tính trong 100 năm, khí metan có khả năng làm Trái Đất ấm lên cao hơn gấp 28 lần so với khí CO2 và nếu tính trong 20 năm, mức chênh lệch có thể lên đến hơn 80 lần.

https://cdn.noron.vn/2022/06/23/334492839415266560-1655969790.jpg
Phát thải khí mêtan. Ảnh: Dự án Cacbon Toàn cầu của Trái đất Tương lai

Các nguồn phát thải metan do con người gây ra được chia thành 3 loại chính gồm khai thác và đốt cháy nhiên liệu hóa thạch để tạo ra điện, sản xuất nông nghiệp (bao gồm cả chăn nuôi) và xử lý rác thải. Đặc biệt là trong chăn nuôi động vật. Khí metan – thành phần chính khi động vật “xì hơi”- là một sản phẩm phụ tự nhiên của quá trình tiêu hóa, được tạo ra khi vi khuẩn trong ruột động vật phân hủy và lên men thực phẩm. Chất này là một trong những loại khí góp phần gây hiệu ứng nhà kính, tạo bẫy nhiệt trong không khí của Trái đất và góp phần làm biến đổi khí hậu toàn cầu. “Khi chế độ ăn uống của chúng ta trở nên giàu thịt và giàu bơ hơn thì “chi phí khí hậu” ẩn trong thức ăn của chúng ta cũng có xu hướng tăng lên” – Giáo sư Dave Reay thuộc Đại học Edinburgh (Đức) nhận định. 

https://cdn.noron.vn/2022/06/23/5741978492796397-1655969846.jpg
Nguồn: Internet

Một báo cáo mới của Liên Hợp Quốc cho biết cắt giảm lượng khí metan toàn cầu là chìa khóa để tránh những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu. Theo đó, việc giảm lượng khí thải metan lên tới 45% trong thập kỷ tới sẽ ngăn chặn nhiệt độ của Trái đất tăng ở mức 0,3 độ C vào năm 2045. Điều này sẽ đặt mục tiêu hạn chế mức tăng 1,5 độ C theo Thỏa thuận Khí hậu Paris trong tầm tay.

https://cdn.noron.vn/2022/06/23/5741978492796404-1655970020.jpg
Nguồn: Internet

“Cắt giảm khí metan là đòn bẩy mạnh nhất mà chúng ta có để ngăn chặn biến đổi khí hậu trong 25 năm tới và góp phần quan trọng vào những nỗ lực cần thiết để giảm thiểu lượng khí cacbon đioxit. Việc cắt giảm khí metan sẽ mang lại những lợi ích rất lớn cho xã hội, kinh tế, môi trường và vượt xa chi phí. Tuy vậy, để làm được như vậy, cần có sự hợp tác quốc tế để nhanh chóng giảm lượng khí thải metan càng nhiều càng tốt trong thập kỷ này”, bà Inger Andersen, Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc tuyên bố.

Khủng hoảng thiếu thịt trên thế giới 

Cùng với sự nóng lên toàn cầu, ngành công nghiệp chăn nuôi đang gặp nhiều khó khăn, gây nên “khủng hoảng thiếu thịt” và đe dọa mất an ninh lương thực trên toàn cầu. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, từ sự biến đổi khí hậu khiến sản lượng lương thực sụt giảm, cho đến các khủng hoảng chính trị. Tuy nhiên trong bài viết này chúng ta sẽ không bàn đến những nguyên nhân sâu xa đó. Hãy cùng thẳng thắn nhìn vào những khó khăn về mặt lương thực, thực phẩm được ví như “quả cầu tuyết” đang lớn lên không ngừng hiện nay. Vậy thế giới đã “thiếu thịt” như thế nào ? 

https://cdn.noron.vn/2022/06/23/334492839415266578-1655970174.jpg
Nguồn: Internet

Những cuộc khủng hoảng về lương thực đã dần nhen nhóm từ một vài năm trước. Nhà phân tích thị trường hàng hóa Oksana Lukicheva của Otkritie Investments dự đoán cuộc khủng hoảng thiếu hụt lớn lương thực có thể xảy ra sớm nhất là vào mùa đông năm 2023 khi thu hoạch ngũ cốc trên thế giới giảm đáng kể, cũng như sự khó khăn trong chuỗi cung ứng. Trong trường hợp này, an ninh lương thực sẽ có nguy cơ xảy ra ở các quốc gia châu Phi, châu Á và Trung Đông, vốn là những nhà nhập khẩu chủ yếu của khu vực Biển Đen.

https://cdn.noron.vn/2022/06/23/746215836679987-1655970224.jpg
Khủng hoảng thiếu thịt lợn tại Mỹ vì dịch Covid 19 diễn biến phức tạp. Nguồn: Internet

Thậm chí ngay cả những nước lớn như Mỹ và Trung Quốc cũng đã từng phải đối mặt với việc “thiếu thịt”. Đặc biệt là trong giai đoạn dịch Covid 19 bùng nổ tại châu Âu từ giữa năm 2020. Hiện giá thực phẩm tại nhà ở Mỹ đã tăng gần 11% kể từ tháng 4 năm ngoái, cao hơn mức lạm phát chung (8,3%), nhưng giá thịt, sữa và trứng nói riêng đều đã tăng vọt. Tính chung từ tháng 4 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022, giá trứng đã tăng 22,6%, thịt gà tăng 16,4%, sữa và thịt bò tăng gần 15%, cá và hải sản tăng 11,9%. Tyson Foods, nhà sản xuất thịt lớn nhất của Mỹ lý giải rằng, giá thịt tăng là do nhu cầu tăng cao cũng như chi phí lao động và nhiên liệu tăng cùng với giá thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, ngành chăn nuôi gia cầm trong nước đang bị tàn phá bởi dịch cúm gia cầm, khiến gần 38 triệu con gia cầm đã bị tiêu hủy trong năm nay.

https://cdn.noron.vn/2022/06/23/5741978492796415-1655970291.jpg
Trung Quốc khốn đốn vì dịch tả lợn. Nguồn: Internet

Trung Quốc cũng từng phải đối mặt với sự thiếu hụt thịt lợn trầm trọng vào năm 2019 và cần tìm nguồn cung thay thế là điều cần thiết để duy trì sự ổn định xã hội. Thực tế là Trung Quốc đã phải đối mặt với sự bất ổn ngày càng tăng đối với mặt hàng thực phẩm chủ đạo khi nguồn cung thiếu hụt trầm trọng do dịch tả lợn châu Phi bùng phát. Dịch bệnh đã khiến Trung Quốc phải tiêu hủy một phần ba số đàn lợn.

https://cdn.noron.vn/2022/06/23/photo1654225276531-1654225276668510285883-1655970373.jpg

Gần đây nhất, cuộc “khủng hoảng cơm gà” ở Singapore chỉ dấu hiệu mới nhất của tình trạng thiếu lương thực đang diễn ra trên toàn thế giới. Xung đột Nga - Ukraine, các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng do dịch COVID-19 và thời tiết khắc nghiệt, đã góp phần gây ra tình trạng thiếu hụt và khiến giá cả tăng cao. 

Như vậy, có thể thấy rõ ràng rằng thế giới đang đứng trước “bờ vực” của một cuộc khủng hoảng lương thực nghiêm trọng và những lo ngại ngày càng tăng về số phận của bao nhiêu con người đã, đang và sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng này. Chuỗi cung ứng không ổn định, cùng với thời tiết bất thường đã đẩy giá lương thực lên cao nhất trong một thập kỷ. Trong bối cảnh đó, bên cạnh sự ứng phó, chuẩn bị của các quốc gia, các nhà khoa học trên toàn thế giới cũng đã nỗ lực hết sức mình để tìm ra giải pháp lương thực cho cả nhân loại. 

Hãy cùng theo dõi video sau để thấy những thực phẩm được cho là cứu tinh của nhân loại trong tương lai !

Thịt nhân tạo - Thực phẩm của tương lai 

Vậy, thịt nhân tạo là gì ? 

Thịt trong ống nghiệm (hay còn gọi là thịt nhân tạo), đây là một phương thức sản xuất mới, không giống theo phương pháp truyền thống (nuôi gia súc, sau đó giết mổ để lấy thịt).

Thịt trong ống nghiệm được nuôi dưỡng trong môi trường nhân tạo theo phương pháp nuôi cấy tế bào động vật. Đây có thể là một giải pháp hữu hiệu nhất trong tương lai. Bởi theo dự đoán, dân số thế giới sẽ vượt ngưỡng 7 tỷ người và chào đón con số 9 tỷ người rất gần trong tương lai. 

https://cdn.noron.vn/2022/06/23/334492839415266601-1655970641.jpg
Nguồn: Internet

Lợi ích của thịt nhân tạo đối với môi trường và sức khỏe 

Với mức tiêu thụ thịt toàn cầu sẽ tăng 70% trong ba thập kỷ tới và dân số thế giới dự kiến đạt 9,6 tỷ người vào năm 2050, thịt được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm sẽ là lựa chọn thay thế cho thịt gia súc cũng như bù đắp cho các chi phí môi trường. 

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), chăn nuôi chiếm 14,5% tổng lượng khí thải nhà kính liên quan đến các hoạt động của con người, trong đó bò là vật nuôi tạo ra nhiều khí thải nhất. Chăn nuôi cũng chiếm phần lớn diện tích đất nông nghiệp, do đòi hỏi cả việc chăn thả và trồng trọt để sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.

https://cdn.noron.vn/2022/06/23/746215836680008-1655970705.jpg
Nguồn: Internet

Thịt trong ống nghiệm ra đời là để đáp ứng nhu cầu thịt ngày càng một gia tăng của con người, do dân số tăng nhanh. Theo dự kiến năm 2050, trái đất sẽ đạt đến ngưỡng 9,6 tỷ người trên thế giới.

https://cdn.noron.vn/2022/06/23/5741978492796447-1655970759.png
Thịt gà không-từ-thịt. Ảnh: Beyond Meat.

Vì vậy, thịt nhân tạo được cho là một phương pháp thay thế thịt thông thườn hữu ích nhất, cũng như bù đắp cho môi trường:

  • Giảm lượng khí thải cho môi trường. 
  • Giảm bệnh tật do các vi khuẩn Salmonella, E.coli và bệnh bò điên. 
  • Điều chỉnh được các chất béo có trong thịt, làm giảm tình trạng béo phì hiện nay do thịt.. 
  • Giải phóng được đất chăn nuôi. 

Vai trò to lớn của thịt nhân tạo trong tương lai

Hiện nay, một số dự án về nghiên cứu, nuôi thịt trong ống nghiệm với công nghệ hiện đại đã thành công, và sẵn sàng cho việc sản xuất thương mại. Thịt nhân tạo thế hệ đầu tiên sẽ chỉ là thịt lát, được cho vào xúc xích và humber theo kế hoạch sản xuất.

https://cdn.noron.vn/2022/06/23/5741978492796460-1655971119.jpg
Nguồn: Internet

Tuy nhiên, thịt nhân tạo hiện tại lại có giá thành cao hơn so với thịt được chăn nuôi. Nhưng trong tương lai, thịt nhân tạo sẽ được giảm xuống, có khi giá chỉ bằng ½ loại thịt thông thường. 

https://cdn.noron.vn/2022/06/23/334492839415266620-1655971105.jpg
Thịt nhân tạo chưa thể sản xuất rộng rãi vì còn nhiều khó khăn trong quy trình sản xuất thương mại. Nguồn: Internet

Trong tương lai, khi dân số tăng lên, việc chăn nuôi gia súc, gia cầm bị hạn chế vì rất nhiều tác nhân ảnh hưởng như điều kiện môi trường, thời tiết, con người. Thì thịt trong ống nghiệm sẽ trở thành thức ăn chính cho nhân loại, bởi nhu cầu thịt khôn ngừng gia tăng. 

Thịt nhân tạo có thực sự cứu trái đất khỏi nóng lên toàn cầu ?

Thịt được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm không gây ra hậu quả về môi trường như chăn nuôi truyền thống. Với phương pháp mới này, lượng khí nhà kính thải ra ít hơn 96%, lượng nước tiêu thụ ít hơn 82 – 96%, đồng thời loại bỏ yêu cầu về đất chăn nuôi, theo Reuters. 

https://cdn.noron.vn/2022/06/23/746215836680032-1655971142.jpg
Nguồn: Internet

Tuy nhiên, một số người vẫn hoài nghi về việc sản xuất thịt nhân tạo có thực sự làm giảm lượng khí thải nhà kính hay không. “Cho đến khi các phân tích vòng đời sản phẩm được tiến hành đối với hoạt động sản xuất cụ thể, chúng ta không thể định lượng được những tác động môi trường của việc sản xuất thịt nhân tạo”, Carolyn Mattick, thành viên của Hiệp hội vì Sự tiến bộ Khoa học Hoa Kỳ (AAAS), cho biết.

Nghiên cứu, từ chương trình LEAP (Chăn nuôi, Môi trường và Con người) tại Trường Oxford Martin, đã cho thấy, việc sản xuất một số loại thịt nhân tạo có thể ít gây ảnh hưởng đến khí hậu, tuy nhiên, vẫn có nhiều thứ có thể làm cho nhiệt độ toàn cầu tăng cao về lâu dài. Được công bố trên tạp chí Frontiers in Sustainable Food Systems, nghiên cứu này nhấn mạnh, tác động của việc sản xuất thịt nhân tạo đối với khí hậu còn phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của nó và các nguồn cung năng lượng carbon thấp.

https://cdn.noron.vn/2022/06/23/5741978492796464-1655971187.jpg
Nguồn: Internet

Để so sánh cẩn trọng các tác động của thịt bò và thịt nhân tạo đối với khí hậu, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra các dữ liệu về khí thải liên quan đến ba phương pháp chăn nuôi gia súc hiện tại và bốn phương pháp sản xuất thịt nhân tạo có thể sử dụng, và giả sử hệ thống năng lượng hiện tại không thay đổi. Với các dữ liệu này, họ đã mô hình hóa tác động lên nhiệt độ môi trường của từng phương pháp sản xuất trong 1.000 năm tới. Kết quả cho thấy, mặc dù gia súc ban đầu sẽ gây nóng lên nhanh hơn do giải phóng khí mê-tan, nhưng trong một số trường hợp, việc sản xuất thịt trong phòng thí nghiệm cũng có thể làm khí hậu tăng cao. Nguyên nhân là do, dù ngay cả khi việc tiêu thụ thịt đã được loại bỏ hoàn toàn, quá trình làm nóng không khí lên từ carbon dioxide vẫn tồn tại. Trong khi đó, sự không khí bị nóng lên do khí mê-tan sẽ chấm dứt chỉ sau vài thập kỷ.

Lynch cho biết: "Điều này rất quan trọng, vì giảm phát thải khí mê-tan là tốt cho bầu khí quyển của chúng ta. Nhưng nếu ta thay thế khí mê-tan bằng carbon dioxide, thì thực sự là một mối nguy lâu dài".

https://cdn.noron.vn/2022/06/23/746215836680048-1655971305.jpg
Liệu thịt nhân tạo có thể thay thế cho thịt động vật bị giết mổ trong tương lai ? 
Nguồn: Internet

Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng vào tương lai tươi sáng khi động vật không còn là thức ăn của con người. Sự sống của nhân loại vẫn có thể tiếp diễn mà không cần phải làm tổn hại đến bất cứ sinh vật nào. Các nhà khoa học vẫn đang không ngừng cống hiến chất xám để tìm ra cách thay đổi chuỗi thức ăn uống của chúng ta trong tương lai và chống lại biến đổi khí hậu. Việc của mỗi chúng ta là không ngừng nâng cao nhận thức về môi trường và ý thức về dinh dưỡng để hiện thực hiện hóa tương lai này. Hãy cùng xem video này để thấy cách các nhà khoa học đang cứu lấy đại dương của chúng ta ! 

Hy vọng bài viết này sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích và truyền tới một năng lượng tích cực về môi tương lai tốt đẹp !

Bài viết tham khảo các nguồn:

 

Từ khóa: 

thit_nhan_tao

,

khoa học

,

ẩm thực

Lần đầu tiên mình nghe đến thuật ngữ "Thịt nhân tạo", cữ ngỡ là được làm từ một chất khác nhưng hóa ra là được nuôi trong ống nghiệm. Thật thú vị. Cảm ơn bài viết cung cấp thông tin của bạn^^

Trả lời

Lần đầu tiên mình nghe đến thuật ngữ "Thịt nhân tạo", cữ ngỡ là được làm từ một chất khác nhưng hóa ra là được nuôi trong ống nghiệm. Thật thú vị. Cảm ơn bài viết cung cấp thông tin của bạn^^