Thói quen đọc thế nào là hiệu quả?

  1. Kỹ năng mềm


Đọc là một thói quen tốt cung cấp cho chúng ta kiến thức và kĩ năng, cũng như giúp ta trải nghiệm được nhiều điều thú vị, và là một trong những phương pháp học tối ưu nhất.

Câu hỏi đặt ra là, trong số ít ỏi thời gian ngoài làm việc và ngủ – những việc trọng yếu, chúng ta dành bao nhiêu giờ cho việc đọc? Và chúng ta xây dựng thói quen đọc như thế nào cho hiệu quả? Đặc biệt là đọc sách.

Với bản thân mình, để hình thành thói quen đọc, trước tiên mình sẽ tự đặt ra những câu hỏi:

1. Mình mong muốn việc đọc sẽ mang đến lợi ích gì?

2. Đọc những gì để đáp ứng được lợi ích đó?

3. Đọc như thế nào và dành thời gian đọc ra sao?

Tiếp theo, mình sẽ tự trả lời những câu hỏi trên, sau đó bắt tay vào thực hiện theo những gì mình đã đặt ra. Và đây là thói quen đọc của riêng mình mà mình đã xây dựng:

1. Đọc sách:

Mình thường đọc 2-3 quyển sách cùng một lúc, và thuộc nhiều chủ đề khác nhau. Tùy thuộc vào mỗi khung thời gian trong ngày.

  • Vào buổi sáng, mình dành 30 phút sau khi tập thể dục đọc sách Self-help để khởi đầu một ngày mới, tiếp thêm năng lượng, động lực cũng như cung cấp thêm các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.
  • Khi đi làm, mình sẽ đọc sách liên quan đến công việc, mình làm việc trong ngành Marketing-Communication, nên những sách mình thường đọc sẽ xoay quanh chủ đề này nhằm bổ sung kiến thức chuyên môn. Loại sách này mình sẽ đọc xen kẽ giữa thời gian làm việc và khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn, mỗi lần đọc 1 bài, hoặc 1 chương tùy quyển.
  • Thời gian nghỉ trưa và 30 phút trước khi đi ngủ, mình sẽ đọc các sách fiction như Tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện dài, tản văn,… để thư giãn và giữ cho đầu óc tạm thoát khỏi lo âu, áp lực bởi công việc hay những suy nghĩ khiến bản thân không thoải mái. Từ đó có thể có 1 giấc ngủ ngon và trí óc cũng thông suốt hơn, sáng tạo hơn.

Sẽ có nhiều bạn cho rằng, chỉ nên tập trung đọc 1 quyển/1 lần. Nhưng bản thân mình thấy, cách này đối với mình rất hiệu quả, mình có thể tiếp nhận những gì sách viết theo 1 trình tự tư duy ở từng thời điểm phù hợp, giúp việc xử lý thông tin của mình cũng tốt hơn rất nhiều so với việc chỉ đọc 1 thể loại cả ngày. Thứ nhất, mình sẽ nhanh ngán, và thứ hai, đọc thể loại không hợp với thời điểm, mình sẽ không thể ngấm được gì.


2. Đọc trên internet:

  • Mình thường đọc báo mạng vào buổi sáng, khoảng 15 phút để cập nhật tin tức.
  • Ngoài ra, mình thường đọc các bài viết thuộc nhiều chủ đề khác nhau, tùy theo mong muốn của mình lúc đó muốn tìm hiểu về điều gì. Hoặc những bài viết hay mình sẽ chọn ra đọc vào buổi sáng trước khi đi làm và lúc vừa đi làm về. Mỗi lần cũng tầm 15 phút.
  • Những trang web mình hay theo dõi đón đọc các bài viết: Spiderum, Tramdoc, Noron, Cafef, Saigon News,…

Ngoài sách, thì Internet cũng là một nguồn đọc rất thú vị, giúp chúng ta cập nhật nhiều điều mới mẻ trên thế giới, và có những kiến thức được đúc kết ngắn gọn và những bài viết về xã hội, cuộc sống, triết học, tâm lý cũng rất hay giúp chúng ta bồi đắp thêm những mảng trống khác của tư duy.

3. Nghe Audio Book:

Tối ưu hóa thời gian là việc mà chúng ta đều muốn làm phải không nào? Bạn nghĩ bạn sẽ làm gì trong khoảng thời gian từ 45-60 phút di chuyển đến chỗ làm? Mình chọn nghe Audio Book là cách tối ưu hóa khoảng thời gian này.

  • Mình thường nghe Audio book trong lúc đến công ty bằng xe máy. Mình nhận ra rằng, việc nghe Audi book giống như mình đang nghe Radio vậy, bật tiếng vừa phải và chỉ nghe 1 tai, bạn hoàn toàn có thể vừa lái xe an toàn, vừa có thể nghe được nội dung quyển sách. Giúp khoảng thời gian ấy không bị chết đi một cách uổng phí.
  • Những Audio book mình chọn nghe bao gồm những quyển mà mình đã đọc từ lâu rồi, mình sẽ nghe lại để một phần nhớ hơn quyển sách và một lần nữa ngẫm kĩ hơn những bài học trong đấy. Thay phiên nghe xen kẽ giữa sách fiction và non-fiction.
  • Nghe lại ghi âm từ những buổi Hội thảo hoặc những Khóa học. Đây là cách để mình học lại những gì đã được trải nghiệm. Nhưng kiến thức nghe một lần sẽ rất nhanh quên, một lần nghe là một lần học mà.

Đấy, nhờ Audio Book mà chặng đường đi làm của mình đã không còn nhàm chán nữa, mỗi ngày, mình rong ruổi cũng mất tầm từ 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng ngoài đường, nếu không tận dụng thì phí lắm!!!

4. Ghi chép lại những điều đã đọc và áp dụng thôi:

Mình thường sử dụng Sticky Note trên Laptop và Smartphone để note lại những câu nói hay, những bài học kinh nghiệm hay một vài đoạn trích, câu văn mà mình cho là ý nghĩa.

Dùng Sticky Note có thể giúp mình dễ dàng cập nhật offline và cũng khá đơn giản để sử dụng. Sau vài ngày, mình lại update những notes ấy lên một bảng Google Docs lưu trữ trên Drive của mình. Để tránh trường hợp bị mất dữ liệu.

Những ghi chú này mình đều đọc lại để một phần nắm được tinh thần của quyển sách và có thể áp dụng trong cuộc sống, hoặc những lúc mình phóng bút viết lách.

 -----------------

Trên đây là những chia sẻ của mình về thói quen đọc của bản thân, như một dạng framework mà mình tự xây dựng. Framework này có thể hiệu quả với mình, nhưng đối với một số bạn khác, lại không phù hợp. Việc đọc là một hành trình rèn luyện và tích lũy, xây dựng thói quen đọc phù hợp sẽ giúp chúng ta đạt ”năng suất” và kết quả cao hơn, tiết kiệm được thời gian. Dù bận rộn thế nào, cũng nên dành cho mình thời gian đọc-để-học bạn nhé!

Mọi người cho mình xin ý kiến về framework trên của mình, thêm vào đó chia sẻ thói quen đọc của bạn, và theo bạn, thói quen đọc như thế nào là hiệu quả nhé?

Cảm ơn mọi người.

Nguồn ảnh: Facebook

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Cá nhân mình thì hầu như ko chủ động đọc sách ngoại trừ các thể loại đọc để giải trí như tiểu thuyết (tiên, kiếm, huyễn huyễn, thần thoại...); sách chuyên môn bao h cần thì mình đọc, và hầu hết là đọc trên máy tính.

Tin tức thì hàng ngày lướt qua mấy cái web tin online xem có gì hot ko, cập nhật kết quả thể thao, esport, game, chính trị, quân sự... Tuy nhiên mình hay có kiểu là đọc thấy khái niệm gì mới, có hứng thú thì mình bắt đầu search và đọc 1 số tài liệu liên quan. Vì thế thường là mình đọc lan man tùm lum đủ thứ chủ đề, cứ có hứng thú với cái gì thì tìm đọc thông tin về cái đó thôi.

Nói chung quan điểm cá nhân mình thấy là bạn thích đọc cái gì thì đọc, đọc lúc nào bạn rảnh và có hứng thú thì mới có hiệu quả, còn cứ ép bản thân theo 1 cái nguyên tắc nào đó, phải đọc cái gì đó thì ko có tác dụng mấy.

Trả lời

Cá nhân mình thì hầu như ko chủ động đọc sách ngoại trừ các thể loại đọc để giải trí như tiểu thuyết (tiên, kiếm, huyễn huyễn, thần thoại...); sách chuyên môn bao h cần thì mình đọc, và hầu hết là đọc trên máy tính.

Tin tức thì hàng ngày lướt qua mấy cái web tin online xem có gì hot ko, cập nhật kết quả thể thao, esport, game, chính trị, quân sự... Tuy nhiên mình hay có kiểu là đọc thấy khái niệm gì mới, có hứng thú thì mình bắt đầu search và đọc 1 số tài liệu liên quan. Vì thế thường là mình đọc lan man tùm lum đủ thứ chủ đề, cứ có hứng thú với cái gì thì tìm đọc thông tin về cái đó thôi.

Nói chung quan điểm cá nhân mình thấy là bạn thích đọc cái gì thì đọc, đọc lúc nào bạn rảnh và có hứng thú thì mới có hiệu quả, còn cứ ép bản thân theo 1 cái nguyên tắc nào đó, phải đọc cái gì đó thì ko có tác dụng mấy.

Cảm ơn chia sẻ rất hữu ích của bạn. Trước đến nay mình khá lười nhác trong việc đọc sách. Nhưng 1 năm trở lại đây, mình bắt đầu học thói quen đọc sách thường xuyên hơn khi nhận ra rất nhiều value nó mang lại.

Công cuộc đọc sách của mình cũng bắt đầu khá gian nan, trước khi đọc phải trả lời câu hỏi: "Đọc để làm gì?", theo đó mới trả lời các câu hỏi phía sau: "Đọc sách gì, chỗ nào, và đọc như thế nào?". Trong quá trình đọc sách thì mình áp dụng phương pháp tập trung Pomodoro, cái này thì nó rất rất hiệu quả với mình. Với cách này, mình sẽ tập trung, đặc biệt rất tập trung trong khoảng 25p, sau đó bạn sẽ có khoảng thời gian break khoảng 5p. Mình thường hay làm những việc mình cực thích trong 5p break này thế nên cứ trước mỗi block mình lại háo hức đọc/ làm việc thật tập trung để có 5p break làm thứ mình thích :))) Vậy là nó ngấm dần á, dần mình cũng quen và thích đọc sách hơn hẳn :D.

Một ngày mình sẽ chỉ làm được trung bình khoảng 3-4 pomo như này vào buổi tối, cuối tuần mình sẽ có nhiều thời gian hơn.

Bài viết chia sẻ của bạn rất hay và ý nghĩa, cảm ơn bạn nhiều. Các bạn có thể đọc thêm bài viết:

Ý nghĩa của thói quen đọc sách mang lại trong cuộc sống

Đọc sách hiệu quả không phải việc đơn giản, để đọc một quyển sách rất dễ nhưng để mang lại tính hiệu quả phục vụ bản thân là việc mỗi cá nhân cần phải tự tìm cách phù hợp nhất với bản thân mình để thu được kết quả nhiều nhất có thể. Sách là nguồn thu kiến thức vô tận và thực sự rất RẺ nếu biết tận dụng.

Những luận điểm chính của việc đọc sách hiệu quả theo quan điểm chủ quan của mình gồm những điểm sau:

1/ Làm thế nào để bạn cảm thấy muốn cầm 1 cuốn sách lên và ngấu nghiến đọc???

Với riêng bản thân mình trước hết nếu muốn đọc sách hiệu quả bạn phải thật sự có được nguồn cảm hứng tích cực cho việc đó, nếu không những gì bạn đọc sẽ là vô ích và bị ra khỏi đầu ngay sau đó thậm chí không đủ kiên nhẫn cho việc đọc tiếp. Vậy nguồn cảm hứng đó nên lấy từ đâu? Rất đơn giản, hãy dùng chính những thứ mà bạn đam mê và yêu thích, tức là hãy bắt đầu khởi động bằng những cuốn sách về chủ đề và những thứ bạn thích một cách tự nhiên, ví dụ bạn yêu những con số thì đơn giản đừng tự ép bản thân mình bắt đầu rèn thói quen đọc sách bằng một cuốn sách lịch sử nổi tiếng nào đó mà hãy bắt đầu bằng việc cầm trên tay cuốn sách khoa học thưởng thức.

Vì thế, hãy dễ tính và tâm lí với bản thân mình một chút, hãy nhớ, chọn những trang giấy viết về những thứ mà bạn thích để tạo cảm hứng.

Và khi có 1 chủ đề bạn thích rồi, có thể tìm 1 số quyển sách khác cũng về chủ đề đó. Bạn sẽ thấy cùng 1 chủ đề nên các quyển có nội dung khá logic vs nhau, sẽ giúp bạn hiểu và nhớ kỹ hơn.

2/ Bắt đầu đọc sách như thế nào thì hiệu quả?

Quét một vòng phần mục lục trước, sau khi đã hiểu sơ bộ kết cấu và nội dung chính của quyển sách đó, mình sẽ đi vào chi tiết từng phần. Hãy luôn nhớ là mình đang tìm kiếm thông tin gì.

Sau khi đọc hết, nhớ tóm tắt chung trong đầu nội dung chính (hoặc chi tiết gì nổi bật) của phần đó.

Bạn có thể take note ra thông tin quan trọng mà bạn thích. Cả quyển sách thường chỉ có 1 chủ đề xuyên suốt thôi (trừ 1 số quyển như bách khoa toàn thư), giống như xương cột sống ấy, bạn chỉ cần cứ bám sát vào đó.

Đối với một số sách chuyên ngành đặc thù, để hiểu và nhớ đc kỹ hơn với những quyển sách về chuyên môn, bạn nên đọc lại vài lần khi có thời gian, vì chúng thật sự rất cần thời gian để thẩm thấu.

3/ Thời gian đọc sách trong ngày phân bổ như thế nào???

Thật ra đây chính là luận điểm mang tính chủ quan cá nhân nhất, vì mỗi người có một quỹ thời gian cho việc đọc khác nhau tuỳ theo nhu cầu và sự cần thiết cá nhân. Bản thân mình thì lúc rảnh, ngoài thời gian làm việc trong ngày thì mình thích mở điện thoại đọc ibook, cài vài cuốn sách ưa thích vào điện thoại và dở ra đọc mọi lúc muốn, khá là dễ chịu và thoải mái.

Bạn có thể ra hiệu sách mua sách giấy hoặc lên google tìm ebook nếu available.

Thời gian buổi tối rảnh đến trước khi đi ngủ, hãy lấy quyển sách về chủ đề bạn thích ra đọc. Cứ thế, sẽ thành thói quen.

4/ Làm thế nào để thật sự có được "THÓI QUEN" đọc sách hiệu quả???

Để hình thành thói quen bạn phải có chút kỷ luật nữa. Buổi tối nào đó dù bạn ko có cảm hứng muốn đọc sách, hãy cứ lấy sách ra đọc vài trang. Có khi sau vài trang bạn lại thích và muốn đọc tiếp đấy, những điều được viết trong sách đôi khi có sức hút khá bất ngờ.

Nhớ là để hình thành 1 thói quen, ko phải lúc nào cũng chỉ cần có cảm hứng làm việc đó, mà phải duy trì vì sự kỷ luật.

Sau đó yếu tố thời gian sẽ giúp bạn hình thành thói quen đó.

Đừng nằm đọc sách, ko hiệu quả, thiếu tập trung mà lại dễ buồn ngủ. Hãy ngồi đọc nghiêm túc. Cảm hứng đọc giúp bạn khi bắt đầu. Nhưng kỷ luật mới giúp bạn hình thành thói quen và từ đó tiếp thu tận dụng hiệu quả những gì sách mang lại.

==> Tựu chung lại, việc đọc sách hiệu quả tóm gọn lại bằng việc tìm 1 chủ đề bạn thích, bắt đầu đọcduy trì bằng sự kỷ luật.

Mình rất đồng ý với ý là một lúc có thể đọc 2-3 quyển sách một lúc phục vụ cho 2-3 nhu cầu, vì nó phụ thuộc vào bối cảnh & đảm bảo cho việc đọc được liền mạch ko bị ngắt quãng. Với thói quen đọc nhiều như bạn thì mình nghĩ bên cạnh việc tự ghi note cho bản thân như bạn đã làm thì nên chia sẻ thường xuyên với người khác hoặc với cộng đồng (review lại sách hoặc thảo luận với bạn bè, share lại góc nhìn của mình). Vì chỉ khi bạn share lại cho người khác, sử dụng ngôn ngữ của bạn thì đó mới bắt đầu hình thành tri thức cho bạn (chắt lọc từ việc đọc và thụ hưởng kiến thức của người khác)

Mình thì thường đọc nhiều nhất là truyện , tản văn & một số sách Kinh tế , thị trường (phục vụ cho công việc). Sách self-help thì ít đọc hàng ngày (có lẽ do qua tuổi), đọc hàng ngày thường là truyện , tiểu thuyết hoặc 1 số sách tản văn, bút ký, lịch sử...(phục vụ giải trí)

Sách kinh tế, chuyên ngành, thị trường liên quan đến công việc thì chăm chỉ trung bình 1-2 tháng mình mới đọc một cuốn (thường đọc khi nhu cầu công việc cần & lúc đó 2 tuần - 1 tháng sẽ đọc liên tục ít nhất 2 cuốn để có nhiều góc nhìn khác nhau)

Một năm thì mình đọc khoảng 2-3 quyển sách truyền cảm hứng (dạng sách về các nhân vật như Dấn Thân hay Hillary Clinton, Lý Hiển Long ...)

Mình đọc & học nhiều từ Internet hơn là từ sách, sách mình dùng khi có một thứ chuyên sâu cần phải nghiên cứu thì mình mới đọc sách, do đặc thù ngành nghề của mình cần update tương đối liên tục:

  • Mình dành khoảng 20p-30p đầu ngày để lươt flipboard/Baomoi để check các thông tin về thị trường & xu hướng trong ngành (business, marketing & technology). Dùng Flipboard tương đối tiện vì trước đó mình đã pick sẵn các website mình muốn follow (business insider, Bloomberg, Venture Beat...). Các bài viết hay hoặc muốn theo dõi, đọc kỹ để nghiên cứu thì mình sẽ save lại để buổi trưa hoặc tối sau h làm có thời gian rảnh mình sẽ đọc sau. Các bài rất hay, có ý nghĩa lớn về tư duy hay research thì mình sẽ lưu vào Pocket app để lâu lâu dùng app đó đọc lại .
  • Giờ trưa mình thường hay đọc Noron & Facebook khoảng 30p, sau đó ngủ trưa 30p
  • Trong giờ làm sử dụng Noron thường xuyên nhất vào cuối giờ làm
  • Các trang công nghệ như Technode, Techinasia thì một tuần vào trực tiếp khoảng 1-2 lần để update thông tin sản phẩm, thị trường trong nước & trong khu vực.
  • Trước khi đi ngủ đọc một số bài viết chuyên sâu (trên Noron & Flipboard hoặc blog một số nhân vật mình follow để có thêm góc nhìn). Hôm nào stress mệt quá thì mình sẽ ko nạp kiến thức vào đầu mà chỉ để giải trí. Giải trí thì hầu như tối nào mình cũng đọc một vài chương truyện trên Kindle trước khi ngủ :))

Mình thì không đọc sách nhiều lắm. Và khi đọc thì tập trung 1 cuốn, cày ngày đêm.

Ngoài ra mình còn "lướt sách", giở qua giở lại, mỗi cuốn đọc vài chương lấy ý tưởng, mạch sách.

Qua chia sẻ của các bạn mình sẽ thử tập cách đọc khác xem có hiệu quả hơn không?!!

Mình nghĩ là đọc sách hay bất cứ việc gì khác cũng sẽ hiệu quả nếu bạn đặt nó làm ưu tiên. Như mình, làm việc full-time, nhận thêm một số dự án freelance khác, nhưng lúc nào cũng cố gắng để đọc xong 1 tuần một quyển sách. Mà mình thấy hiệu quả nhất là đọc sách trong... WC, khi cả tinh thần và cơ thể đều được thoải mái (theo nghĩa đen) :)))

Cảm ơn bạn đã giúp mk biết thêm các trang web hữu ích mới
Bài chia sẻ rất hay và bổ ích. Cảm ơn bạn ☺️