Thực trạng thị trường lao động Việt Nam

  1. Hướng nghiệp

Gần đây tôi có đọc được một báo cáo rất thú vị đánh giá về bối cảnh thị trường lao động nước ta trong những tháng đầu năm 2020. Covid 19 chính là một phép thử hết sức hữu hiệu để nhìn nhận chính xác ta đang phải đối mặt với những gì.

Cú trượt dốc về GDP

Có thể thấy rằng dịch bệnh đã giáng một đòn nặng nề vào mức độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2020, từ ngưỡng rất cao của cùng kì quý I năm 2019 là 7%, chúng ta giảm xuống chỉ còn 4% cho những tháng đầu năm nay.

Để biện giải cho cú trượt dốc này tôi đưa ra một số lí do chính như:

Thứ nhất là vì dịch bệnh khiến cho nhu cầu mua sắm trong nước giảm, các cơ sở kinh doanh phải đóng cửa vì không đủ nguồn thu cân bằng chi phí vận hành.

Tiếp đó kim ngạch xuất khẩu sang các nước giảm mạnh do ngân sách phải chi để đối phó với dịch tăng đột ngột, người tiêu dùng nước ngoài bắt buộc phải huỷ đơn hàng.

Đầu vào các sản phẩm lại bị hạn chế do tắc biên, rất nhiều sản phẩm với nguyên liệu nhập từ nước ngoài phải ra đi trong âm thầm.

Sau cùng chính là do du lịch bị "đóng băng" hoàn toàn.

image

Tăng trưởng GDP của Việt Nam trong quý I theo từng năm, 2011-2020

Mức độ tác động tới các ngành là không giống nhau

Có thể dễ dàng nhận thấy thương mại bán buôn và bán lẻ sụt giảm nghiêm trọng khi mà hàng loạt hoạt động giãn cách xã hội áp dụng triệt để trong thời gian dài, khiến cho ngành tiêu dùng chịu một cuộc tấn công chí mạng. Mặc dù bán hàng trực tuyến lên ngôi nhưng không bù đắp là bao so với việc mất đi doanh thu chính.

Đặc biệt các hoạt động kinh doanh ko chính yếu bị ảnh hưởng nặng nề do phải tạm đóng cửa. Cửa hàng quần áo, giày dép, salon tóc, thậm chí hàng ăn cũng không tránh khỏi cơn lốc của Covid.

Vận tải, kho bãi và truyền thông sụt giảm do chính sách hạn chế di chuyển bắt buộc. Doanh thu quý I năm 2020 của hãng Hàng không quốc gia Việt Nam đã giảm 6.700 tỷ đồng và ước tính phải mất 5 năm tiếp theo mới có thể phục hồi như giai đoạn trước dịch. Kéo theo đó là dịch vụ lưu trú và ăn uống phải trải qua một cuộc đại cách mạng, tất cả phải tạm dừng đột ngột.

imageimage

Tăng trưởng kinh tế theo từng năm của một số lĩnh vực trong quý I, 2011-2020

Một số tác động xấu

Với những thống kê và xu hướng nêu trên, ước tính khoảng 25,8 triệu lao động tại Việt Nam hiện đang làm việc trong các lĩnh vực có nguy cơ phải đối diện với sự suy giảm đáng kể về sản lượng kinh tế (mức trung bình hoặc cao).

Kéo theo đó, cuộc khủng hoảng việc làm trên diện rộng, tác động tới sinh kế của 4,6 đến 10,3 triệu lao động thông qua giảm số giờ làm việc, giảm lương hoặc mất việc làm.

Đội tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là những lao động không được hưởng các chế độ phúc lợi cơ bản như khi làm một công việc chính thức bao gồm cả chế độ bảo trợ xã hội.

Điều đáng buồn nhất là lao động phi chính thức lại đang là nguồn tạo ra thu nhập của rất nhiều nam giới và phụ nữ ở Việt Nam. Năm 2019, có 38,1 triệu người Việt Nam nằm ở nhóm này và họ chính là đối tượng dễ bị tổn thương nhất nếu như nền kinh tế không thể phục hồi.

image

Cơ hội nào cho người lao động?

Trong bối cảnh có nhiều biến động thì một số ngành nghề vẫn duy trì mức tác động thấp. Nếu bạn đã theo dõi bài viết về Xu hướng nghề nghiệp cho thập kỉ tới của tôi thì sẽ dễ dàng nhận dạng các ngành như nông nghiệp, giáo dục, y tế vẫn có chỗ đứng vững chãi.

Ngoài ra những ngành cốt lõi như quản lý công, quốc phòng, an ninh hay dịch vụ tài chính bảo hiểm đều không bị tác động quá nhiều. Bằng chứng là từ đầu năm nay hoạt động của thị trường chứng khoán và lĩnh vực ngân hàng tuy có khó khăn nhưng vẫn duy trì hoạt động bình ổn, không quá khốc liệt như các ngành khác. Một số ngành như dịch vụ tiện ích, khai thác mỏ hay xây dựng hoàn toàn có thể hồi phục nhanh sau đại dịch.

image

Việc làm phân theo cấp độ rủi ro

Kết luận

Nếu chỉ bằng quan sát thông thường thì khó có thể xác định được mức độ ảnh hưởng của Covid 19 tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường lao động nói riêng. Chúng ta đang không chỉ là đối phó với cơn lốc về dịch bệnh mà còn phải đối phó với cơn bão lớn hơn đó chính là sự đào thải. Nếu không nhanh tay nắm bắt cơ hội, không đổi mới theo thời cuộc và có những chính sách ứng phó thì việc thất nghiệp sẽ sớm đến gõ cửa mỗi nhà.

Bài viết này chỉ được tóm tắt lại để các bạn nắm được bối cảnh và thực trạng tổng quan của thị trường lao động.

Bản gốc của báo cáo bạn có thể tìm đọc tại đây:

https://ilo.org/hanoi/Whatwedo/Publications/WCMS_742136/lang--vi/index.htm

Trần Huyền.

Từ khóa: 

hướng nghiệp

Tình hình dịch bệnh các nước như thế này thì tình hình sợ là còn lâu mới phục hồi được như trước dịch

Trả lời

Tình hình dịch bệnh các nước như thế này thì tình hình sợ là còn lâu mới phục hồi được như trước dịch

Năm nay mọi thứ giảm quá sâu. VN mình còn may mắn vì chính phủ có quyết sách tốt thì mới phục hồi được như này đấy chứ không nhìn như châu âu thì còn lâu mới về bình thường được.

Với mình thì Việt Nam sợ sẽ còn tụt dốc dài dài bạn ạ. Lại còn ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai triền miên như thế này nữa thì cũng khá căng.