Tiền bạc trong gia đình?

  1. Tâm sự cuộc sống

Thường thì đồ dùng trong nhà hết thì sẽ ba mẹ mua đúng không, nếu con cái chưa làm ra tiền chỉ có một ít tiền tiết kiệm mà để ba mẹ mua có phải keo kiệt không. Em mới học năm nhất mà lịch học nhiều nên chưa có làm thêm. Hôm nay hết nước rửa chén nên mình bảo ba mua thì ba bảo mình keo kiệt,  nhỏ mọn có chai nước rửa chén cũng hỏi ba. Em hỏi để mọi người góp ý rút kinh nghiệm th ạ
Từ khóa: 

tâm sự cuộc sống

Không có một điều luật hay quan niệm nào quy định đồ dùng trong nhà phải hoàn toàn do bố mẹ mua hay do con cái mua. Nhưng đa phần, những người có kinh tế hơn sẽ chịu trách nhiệm phần đó. Như ở nhà mình, bố mẹ biết mình chưa tự chủ kinh tế nên cũng không đòi hỏi gì, mà đúng ra bố mẹ chưa bao giờ tính toán chuyện ấy. Nhà hết đồ thì thường là mẹ mình mua, thi thoảng mình về mà thiếu đồ, còn tiền thì mình cũng sẽ trả luôn. Điều này mình nghĩ ở gia đình nào cũng vậy, sau này bố mẹ già đi, mình làm ra tiền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình lúc đó cũng là phụ dưỡng lại bố mẹ, bao gồm cả mua sắm đồ đạc trong nhà. Nó giống như một quy luật hiển nhiên vậy. 

Thực ra mình cảm thấy ba bạn mới đang là người nhỏ mọn. Dù biết bạn vẫn còn phải phụ thuộc vào kinh tế của ba mẹ nhưng lại so đo chuyện một chai nước rửa chén. Vậy giả sử sau này bạn đi làm thêm lương ba cọc ba đồng mà ba vẫn mặc nhiên cho rằng bây giờ bạn có tiền rồi, bạn phải chi trả hết các đồ dùng trong gia đình thì bạn có chịu nổi không? Có nhiều người thực sự rất lạ, bên ngoài có thể vung tiền chén chú chén anh, vậy mà về nhà lại tiếc với vợ con từng cây tăm một. Bạn không phải là một người keo kiệt, chỉ là bạn đang quan trọng hóa trách nhiệm về vấn đề chi tiêu trong nhà. Bạn cũng không cần để tâm lời của ba, đến khi có kinh tế mình tin bạn cũng tự khắc xóa bỏ được lời chê đó bằng 10 chai nước rửa chén một lúc chẳng hạn.

Trả lời

Không có một điều luật hay quan niệm nào quy định đồ dùng trong nhà phải hoàn toàn do bố mẹ mua hay do con cái mua. Nhưng đa phần, những người có kinh tế hơn sẽ chịu trách nhiệm phần đó. Như ở nhà mình, bố mẹ biết mình chưa tự chủ kinh tế nên cũng không đòi hỏi gì, mà đúng ra bố mẹ chưa bao giờ tính toán chuyện ấy. Nhà hết đồ thì thường là mẹ mình mua, thi thoảng mình về mà thiếu đồ, còn tiền thì mình cũng sẽ trả luôn. Điều này mình nghĩ ở gia đình nào cũng vậy, sau này bố mẹ già đi, mình làm ra tiền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình lúc đó cũng là phụ dưỡng lại bố mẹ, bao gồm cả mua sắm đồ đạc trong nhà. Nó giống như một quy luật hiển nhiên vậy. 

Thực ra mình cảm thấy ba bạn mới đang là người nhỏ mọn. Dù biết bạn vẫn còn phải phụ thuộc vào kinh tế của ba mẹ nhưng lại so đo chuyện một chai nước rửa chén. Vậy giả sử sau này bạn đi làm thêm lương ba cọc ba đồng mà ba vẫn mặc nhiên cho rằng bây giờ bạn có tiền rồi, bạn phải chi trả hết các đồ dùng trong gia đình thì bạn có chịu nổi không? Có nhiều người thực sự rất lạ, bên ngoài có thể vung tiền chén chú chén anh, vậy mà về nhà lại tiếc với vợ con từng cây tăm một. Bạn không phải là một người keo kiệt, chỉ là bạn đang quan trọng hóa trách nhiệm về vấn đề chi tiêu trong nhà. Bạn cũng không cần để tâm lời của ba, đến khi có kinh tế mình tin bạn cũng tự khắc xóa bỏ được lời chê đó bằng 10 chai nước rửa chén một lúc chẳng hạn.

Với gia đình, ba mẹ mình còn nuôi anh mình tới năm 30 tuổi chứ nói gì là sinh viên năm nhất. Dù mình kiếm ra tiền hay chưa, kinh tế có ổn không thì ba mẹ vẫn luôn coi mình là "đứa trẻ chưa lớn", lo toan mọi mặt cho đến khi mình thực sự có cuộc sống riêng. Mình vẫn luôn ám ảnh với câu nói rằng con xin tiền ba mẹ thì được nhưng thật khó khi ba mẹ xin tiền con. Quả thật chẳng sai chút nào, ba mẹ không cho con thì thôi làm gì có chuyện lấy của con.

Với câu chuyện của bạn, mình thấy bạn không hề sai, có lẽ do ba bạn qua nghiêm khắc và ác ý chăng? Ý ba bạn rằng bạn có tiền thì những thứ nhỏ nhặt trong nhà, bạn có thể bỏ tiền ra mua thay vì hỏi ba mẹ. Thực ra, cái này cũng tùy quan điểm của từng nhà nữa. Nhưng ba bạn nói vậy là gây tổn thương quá rồi. Nếu là mình, mình sẽ hỏi lại rằng tại sao ba lại nói con như thế và dỗi ngay. Không biết mẹ bạn phản ứng như nào trong trường hợp này? Nhìn chung thì bạn không sai, không keo kiệt, cứ mặc kệ thôi, khi nào tự chủ được tài chính thì có thể phản bác gay gắt hơn chứ bây giờ chắc bị đuổi ra khỏi nhà mất @@

Chào em, anh nghĩ ba em nói vậy có thể bởi một phần ba nhận thấy em rất thoáng trong những vấn đề khác liên quan đến nhu cầu của bản thân. Em thử xem xét lại mình đã sinh hoạt, chi tiêu riêng cho bản thân ra sao nhé em.

Dĩ nhiên nếu đơn hàng giao tại nhà nhiều, trang phục thường xuyên đổi mới, hay ăn bên ngoài v.v... thì phần nào em hiểu được vì sao ba em nói vậy, đúng không?

Anh chỉ đang suy luận như vậy, còn nếu em duy trì lối sống giản dị, tiết kiệm thì có lẽ ba đang nhắc nhở em tiết kiệm đôi khi cũng có mặt hạn chế, khiến mình cảm thấy khó cho đi bởi mau quên đi những điều mình nhận được.