Tiêu tiền như thế nào để hạnh phúc?

  1. Đầu tư & Tài chính

Mình nghĩ kỹ năng tiêu tiền cũng là một nhân tố mang đến hạnh phúc, và nó liên quan đến việc tiêu tiền trong ngắn hạn hay tiêu tiền dài hạn hay tiêu tiền theo kế hoạch hay tiêu tiền theo sở thích?

Mọi người đã tiêu tiền như thế nào để thực sự được hạnh phúc?

Ví dụ như để thỏa mãn cơn thèm trà sữa trong một khoảnh khắc, bạn lập tức mua một ly trà sữa với giá 50k, tuy vậy nếu bạn có thể bỏ được thói quen tiêu tiền theo cảm tính thì bạn sẽ tích góp được một số tiền để thực hiện được những điều mang tính hạnh phúc dài hạn như dành tiền để mua tặng cho ba mẹ một món quà vào đầu năm. Món quà này mang tính dài hạn vì nó mang lại niềm vui cho những người mà bạn yêu thương...

Cái này chỉ mang tính quan điểm cá nhân.

Mong nhận được những chia sẻ từ phía cộng đồng Noron!


Từ khóa: 

đầu tư & tài chính

Hạnh phúc trong việc tiêu tiền, theo mình thì ngắn gọn nhất chính là nhu cầu chi tiêu của bạn ít hơn số tiền bạn kiếm được.

Còn cụ thể, thì để tiêu tiền hạnh phúc, cần học và thực hành quản lý tiền bạc, cân đối thu-chi, chia ra các khoản mục: nhu cầu thiết yếu, nhu cầu giải trí, xa xỉ, bạn bè-người thân, tiết kiệm-đầu tư... tùy theo số tiền kiếm được và các khoản mục riêng của bạn. Thứ tự ưu tiên cũng do bạn quyết định, nhưng nhất thiết là phải thực hiện đúng theo kế hoạch đã đề ra (có thể điều chỉnh cho hợp lí).

Dù ít hay nhiều, thì trong các khoản cũng phải có một khoản tiết kiệm-đầu tư, ít nhất là 10% thu nhập mỗi tháng. Khoản này không dùng vào việc gì khác ngoài chức năng như cái tên của nó. Nghĩa là khi ít thì tiết kiệm, để đó, còn đủ rồi thì đầu tư theo một cách nào đó để sinh lời.

Để tiêu tiền hạnh phúc, cũng cần phân biệt 2 khái niệm là asset (tài sản) và liability (tiêu sản). Tài sản là những thứ sẽ mang lại giá trị cho bản thân, hoặc tự nó tăng giá trị theo thời gian (công cụ cần cho công việc, bất động sản..) tiêu sản là những thứ bạn phải bỏ tiền ra một hoặc nhiều lần để tiêu vào nó (hàng xa xỉ, xe hơi...) Phân biệt được hai khái niệm này sẽ giúp bạn biết được số tiền kiếm được đã chạy đi đâu. (Sách rich dad, poor dad của Robert Kiyosaki nói rõ về khái niệm này)

Quan trọng nhất trong việc này chính là: người giàu thường luôn biết tiêu tiền và quản lí tiền ở mức độ nhất định, còn người chưa giàu thì luôn đợi giàu mới học cách quản lí tiền. Sự thật là tiền càng ít thì càng phải quản lí tốt mới nhiều lên được. Đó cũng là lí do vì sao một số người tự dưng có số tiền lớn lại tiêu sạch mà không thể làm nó sinh sôi, nảy nở thêm.

Vài lời chia sẻ.

Trả lời

Hạnh phúc trong việc tiêu tiền, theo mình thì ngắn gọn nhất chính là nhu cầu chi tiêu của bạn ít hơn số tiền bạn kiếm được.

Còn cụ thể, thì để tiêu tiền hạnh phúc, cần học và thực hành quản lý tiền bạc, cân đối thu-chi, chia ra các khoản mục: nhu cầu thiết yếu, nhu cầu giải trí, xa xỉ, bạn bè-người thân, tiết kiệm-đầu tư... tùy theo số tiền kiếm được và các khoản mục riêng của bạn. Thứ tự ưu tiên cũng do bạn quyết định, nhưng nhất thiết là phải thực hiện đúng theo kế hoạch đã đề ra (có thể điều chỉnh cho hợp lí).

Dù ít hay nhiều, thì trong các khoản cũng phải có một khoản tiết kiệm-đầu tư, ít nhất là 10% thu nhập mỗi tháng. Khoản này không dùng vào việc gì khác ngoài chức năng như cái tên của nó. Nghĩa là khi ít thì tiết kiệm, để đó, còn đủ rồi thì đầu tư theo một cách nào đó để sinh lời.

Để tiêu tiền hạnh phúc, cũng cần phân biệt 2 khái niệm là asset (tài sản) và liability (tiêu sản). Tài sản là những thứ sẽ mang lại giá trị cho bản thân, hoặc tự nó tăng giá trị theo thời gian (công cụ cần cho công việc, bất động sản..) tiêu sản là những thứ bạn phải bỏ tiền ra một hoặc nhiều lần để tiêu vào nó (hàng xa xỉ, xe hơi...) Phân biệt được hai khái niệm này sẽ giúp bạn biết được số tiền kiếm được đã chạy đi đâu. (Sách rich dad, poor dad của Robert Kiyosaki nói rõ về khái niệm này)

Quan trọng nhất trong việc này chính là: người giàu thường luôn biết tiêu tiền và quản lí tiền ở mức độ nhất định, còn người chưa giàu thì luôn đợi giàu mới học cách quản lí tiền. Sự thật là tiền càng ít thì càng phải quản lí tốt mới nhiều lên được. Đó cũng là lí do vì sao một số người tự dưng có số tiền lớn lại tiêu sạch mà không thể làm nó sinh sôi, nảy nở thêm.

Vài lời chia sẻ.

Theo mình,để được hạnh phúc khi tiêu tiền,ít nhất bạn cũng phải có một phần dư thừa để đề phòng.Phần dư thừa này có thể dùng vào trường hợp khẩn cấp.Bạn hãy thử liệt kê ra xem những hạng mục chính mình sẽ phải chi tiêu khoảng bn tiền,những hạng mục phụ như là:đến khu vui chơi giải trí,...bạn có thể hoãn lại hoặc thi thoảng mới đi vì đi thường xuyên sẽ làm bạn tốn kém hơn và khiến bạn đau đầu,căng thẳng suy nghĩ nhiều về việc chi tiêu.Bạn hãy chia số tiền của bạn thành nhiều phần làm sao cho đủ với số tiền bạn có,hoặc có phần dư thì càng tốt.Có những người giàu mà keo kiệt thì có thể thấy là họ ít khi bỏ tiền ra chi tiêu phung phí vào các hạng mục vui chơi hay những hạng mục phụ(đúng là đồng tiền làm ra đã khó,nhả tiền ra tiêu còn khó hơn).Tốt nhất là bạn nên tiêu lai rai thôi,nếu khẩn cấp thì mới dùng nhiều tiền,còn cứ tiêu một loáng hết ngay thì thôi,cả tháng nhịn đói(mà cả tháng nhịn đói thì không sống đc nhỉ!).Bạn tiêu làm sao cho bản thân cảm thấy hạnh phúc vì vẫn còn tiền dư giả,đó cũng là điều làm bạn hạnh phúc khi tiêu tiền rồi đấy!

Đó là quan điểm của mình thôi!Bạn cũng có thể áp dụng đấy!

Câu hỏi của bạn đã được các nhà tâm lí học hành vi nghiên cứu từ khá lâu rồi. Ví dụ, nếu không muốn đọc các tài liệu quá hàn lâm thì bạn nên tìm đọc cuốn sách phổ thông "The Upside of Irrationality" của GS. Dan Ariely. Cuốn này cũng đã được dịch ra tiếng Việt bởi Alphabooks với tiêu đề "Lẽ phải của phi lí trí". Câu trả lời cho câu hỏi của bạn nằm ở Chương 6: Về sự thích nghi.


Theo những nghiên cứu này thì mỗi khi bạn có tiền, bạn tiêu cho một vật, một dịch vụ gì đó thì ngay lúc đó bạn sẽ thấy khá hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc nhạt dần theo thời gian, khá nhanh thôi, tuỳ món bạn mua mà sự nhạt dần tính theo giờ hoặc ngày.

Nếu muốn duy trì hạnh phúc lâu dài hơn thì nên có chiến lược kiềm chế chi tiêu, thay vì mua sắm xả láng thì mua dần. Khi đó, có thể lúc đầu bạn không thấy hạnh phúc bằng mua xả láng, nhưng niềm vui sẽ được tiếp tục làm mới bởi sự liên tục thay đổi được lặp lại. 

  • Với phụ nữ, thay vì mua một đôi giày hay một cái túi giá 10M mỗi tháng thì nên mua 5 đôi giày hay 5 cái túi, mỗi cái giá 2M, và tuần nào cũng mua.
  • Với đàn ông, thay vì mua 1 suất xoa bóp giá 4M mỗi tháng thì nên mua 4 suất xoa bóp giá 1M mỗi tuần.


Chắc những hành vi tâm lí này giải thích tại sao các cô gái có rất nhiều giày/túi và vô số vật dụng khác vì suốt ngày đi mua sắm. Mặc dù có thể có những thứ các cô ấy chỉ dùng một lần, hoặc thậm chí không dùng lần nào. :-)

Cái này tùy thuộc vào từng người, mình tin chắc 1 điều nếu bạn là người tiếc tiền thì khi tiêu tiền bạn sẽ không hạnh phúc đâu :))

Tiêu tiền hạnh phúc nhất là tiêu tiền của người khác. Thật vậy, đồng tiền làm ra càng khó khăn thì càng khó bỏ ra. Bởi vậy mấy ông nhà giàu hay mang tiếng keo, mà mấy ông trúng số thì tiêu hết veo trong vài ngày vậy.

Còn việc tiêu tiền mình làm ra thì nên tiêu lai rai chứ đừng tiêu 1 lần. Bỏ ra từng ít, ko thấy tiếc. Lai rai ngày nào cũng vung tiền ra vẫn vui hơn là ném ra 1 cục xong ôm gối cả tháng.