Tính trách nhiệm có thể rèn luyện được không?

  1. Phong cách sống

Theo các bạn trách nhiệm cao có thể rèn luyện được không hay nó thuộc về tính cách con người.

Mình thuộc team luôn nghĩ ai cũng sẽ có trách nhiệm với việc mình nhận, nên mình dành rất nhiều niềm tin rằng con người ai cũng sẽ phải trách nhiệm & có tính cam kết với lời hứa của họ. Nếu người ta chưa làm được có thể do người ta chưa nhận thức được vai trò của họ để dành nỗ lực và trách nhiệm cao hơn. Vì vậy, mình luôn nghĩ hãy tạo ra không gian và thời gian để họ rèn luyện là đủ.

Gần đây, mình phát hiện mọi thứ không dễ dàng như mình nghĩ. Vài người nói với mình, trách nhiệm nó thuộc về tính cách, không phải ai cũng giống ai. Số lượng rèn luyện để có tính trách nhiệm cao là có nhưng khá hiếm.

Còn bạn, bạn nghĩ sao? 

Từ khóa: 

trách nhiệm

,

phát triển bản thân

,

phong cách sống

Theo mình thì "trách nhiệm" vừa là 1 loại tính cách bẩm sinh, vừa chịu ảnh hưởng từ môi trường sống xung quanh, lại vừa là 1 kỹ năng có thể đc phát triển qua thời gian và kinh nghiệm sống.

Vậy, tại sao nói "trách nhiệm" là 1 loại tính cách bẩm sinh? Trước hết, chúng ta cần phải nắm đc biểu hiện của 1 người có "trách nhiệm" là như thế nào.  Một người có trách nhiệm là người có thể tạm thời gạt bỏ khỏi suy nghĩ và tâm trí của họ những thứ thú vị, những việc mang tính giải trí hoặc dễ dàng nhưng ko quan trọng (vd: lướt web, đọc các tin tức scandals, lướt facebook, cafe cà pháo, bar pub, v.v...) để tập trung thực hiện những công việc cần thiết hơn, khó khăn hơn, đòi hỏi ý chí và khả năng tự kiểm soát nhiều hơn (vd như viết comment trả lời câu hỏi của thớt đây, hehe).

Đại học Stanford ở Mỹ, vào đầu những năm 70, đã từng thực hiện 1 bài kiểm tra tâm lý, dựa trên khả năng trì hoãn khoái cảm, ở những đứa bé (đa phần thuộc độ tuổi dưới tiểu học). Họ dẫn đứa bé vào 1 căn phòng kín và đặt trong đó thật nhiều bánh kẹo, đứa bé nào kìm chế đc việc ăn kẹo, sẽ đc thưởng tiền. Những đứa bé nào trong bài kiểm tra đc thưởng càng nhiều tiền, thì về sau càng có khuynh hướng trở thành những người thành đạt, giàu có. Bài kiểm tra này về sau đã trở thành 1 nghiên cứu rất nổi tiếng ở Mỹ, đc gọi là Marshmallow Test.

Quay trở lại với vấn đề "trách nhiệm". Khi quan sát hệ thống cấp bậc và chức danh trong các công ty, tổ chức, tập đoàn, từ thấp đến cao: chẳng phải người nắm giữ chức danh càng cao, thì mức độ trách nhiệm họ phải gánh đối với công ty, tổ chức cũng càng lớn đó sao? Như vậy có thể kết luận: khả năng trì hoãn khoái cảm có vẻ tương ứng với tinh thần trách nhiệm của 1 người. Vậy ở những đứa bé dưới tuổi tiểu học, ai dạy chúng tinh thần trách nhiệm này!? Một số có thể đã đc dạy bảo bởi phụ huynh từ rất sớm, nhưng cá nhân mình ko tin rằng gia đình nào cũng như vậy.

Điều này dẫn đến luận điểm tiếp theo của mình: tinh thần trách nhiệm chịu ảnh hưởng từ gia cảnh và môi trường sống. Chuyện này thì mình nghĩ là quá rõ ràng. Gia đình nào càng úm và cưng chiều con cái, mọi chuyện lớn nhỏ đều thay chúng thực hiện, thì sau này khi trưởng thành, chúng khó có thể có đc thói quen nhận trách nhiệm.

Và luận điểm cuối cùng của mình là: tinh thần trách nhiệm có thể đc rèn luyện và gia tăng theo thời gian và kinh nghiệm sống. Đó là bởi vì sau khi bắt đầu bước vào guồng quay kim tiền và va chạm nhiều với xã hội, chúng ta dần dần nhận ra đc rằng nếu ko hoàn tất 1 nhiệm vụ nào đó, chúng ta sẽ phải lãnh 1 "hình phạt" thích đáng (vd: bị thầy cô hoặc sếp la, bị ghi tên vào sổ đầu bài, bị trừ lương, v.v...). Những trải nghiệm đó tạo ra cho tâm lý chúng ta cảm giác lo lắng và sợ hãi, khiến cho chúng ta phải tự thay đổi cách sống của mình.

Vậy làm thế nào để rèn luyện tinh thần trách nhiệm? Cá nhân mình nghĩ, trước tiên chúng ta phải học cách dám nhận trách nhiệm. Để làm đc điều đó đòi hỏi chúng ta 1 trong 2 thứ: 1) hiểu rõ đc tầm quan trọng của 1 việc dẫn đến nhận trách nhiệm thực hiện nó; hoặc 2) hiểu đc ích lợi mà "trách nhiệm" đó có thể mang lại cho chúng ta (1 kỹ năng mới, 1 số trải nghiệm mới, 1 tầm nhìn mới, v.v...). Và một khi chúng ta tạo ra đc thói quen dám nhận trách nhiệm như thế mỗi ngày, mỗi tuần...dần dần chúng ta sẽ trở thành 1 con-người-có-trách-nhiệm.

Đôi dòng bình luận. :)))

Trả lời

Theo mình thì "trách nhiệm" vừa là 1 loại tính cách bẩm sinh, vừa chịu ảnh hưởng từ môi trường sống xung quanh, lại vừa là 1 kỹ năng có thể đc phát triển qua thời gian và kinh nghiệm sống.

Vậy, tại sao nói "trách nhiệm" là 1 loại tính cách bẩm sinh? Trước hết, chúng ta cần phải nắm đc biểu hiện của 1 người có "trách nhiệm" là như thế nào.  Một người có trách nhiệm là người có thể tạm thời gạt bỏ khỏi suy nghĩ và tâm trí của họ những thứ thú vị, những việc mang tính giải trí hoặc dễ dàng nhưng ko quan trọng (vd: lướt web, đọc các tin tức scandals, lướt facebook, cafe cà pháo, bar pub, v.v...) để tập trung thực hiện những công việc cần thiết hơn, khó khăn hơn, đòi hỏi ý chí và khả năng tự kiểm soát nhiều hơn (vd như viết comment trả lời câu hỏi của thớt đây, hehe).

Đại học Stanford ở Mỹ, vào đầu những năm 70, đã từng thực hiện 1 bài kiểm tra tâm lý, dựa trên khả năng trì hoãn khoái cảm, ở những đứa bé (đa phần thuộc độ tuổi dưới tiểu học). Họ dẫn đứa bé vào 1 căn phòng kín và đặt trong đó thật nhiều bánh kẹo, đứa bé nào kìm chế đc việc ăn kẹo, sẽ đc thưởng tiền. Những đứa bé nào trong bài kiểm tra đc thưởng càng nhiều tiền, thì về sau càng có khuynh hướng trở thành những người thành đạt, giàu có. Bài kiểm tra này về sau đã trở thành 1 nghiên cứu rất nổi tiếng ở Mỹ, đc gọi là Marshmallow Test.

Quay trở lại với vấn đề "trách nhiệm". Khi quan sát hệ thống cấp bậc và chức danh trong các công ty, tổ chức, tập đoàn, từ thấp đến cao: chẳng phải người nắm giữ chức danh càng cao, thì mức độ trách nhiệm họ phải gánh đối với công ty, tổ chức cũng càng lớn đó sao? Như vậy có thể kết luận: khả năng trì hoãn khoái cảm có vẻ tương ứng với tinh thần trách nhiệm của 1 người. Vậy ở những đứa bé dưới tuổi tiểu học, ai dạy chúng tinh thần trách nhiệm này!? Một số có thể đã đc dạy bảo bởi phụ huynh từ rất sớm, nhưng cá nhân mình ko tin rằng gia đình nào cũng như vậy.

Điều này dẫn đến luận điểm tiếp theo của mình: tinh thần trách nhiệm chịu ảnh hưởng từ gia cảnh và môi trường sống. Chuyện này thì mình nghĩ là quá rõ ràng. Gia đình nào càng úm và cưng chiều con cái, mọi chuyện lớn nhỏ đều thay chúng thực hiện, thì sau này khi trưởng thành, chúng khó có thể có đc thói quen nhận trách nhiệm.

Và luận điểm cuối cùng của mình là: tinh thần trách nhiệm có thể đc rèn luyện và gia tăng theo thời gian và kinh nghiệm sống. Đó là bởi vì sau khi bắt đầu bước vào guồng quay kim tiền và va chạm nhiều với xã hội, chúng ta dần dần nhận ra đc rằng nếu ko hoàn tất 1 nhiệm vụ nào đó, chúng ta sẽ phải lãnh 1 "hình phạt" thích đáng (vd: bị thầy cô hoặc sếp la, bị ghi tên vào sổ đầu bài, bị trừ lương, v.v...). Những trải nghiệm đó tạo ra cho tâm lý chúng ta cảm giác lo lắng và sợ hãi, khiến cho chúng ta phải tự thay đổi cách sống của mình.

Vậy làm thế nào để rèn luyện tinh thần trách nhiệm? Cá nhân mình nghĩ, trước tiên chúng ta phải học cách dám nhận trách nhiệm. Để làm đc điều đó đòi hỏi chúng ta 1 trong 2 thứ: 1) hiểu rõ đc tầm quan trọng của 1 việc dẫn đến nhận trách nhiệm thực hiện nó; hoặc 2) hiểu đc ích lợi mà "trách nhiệm" đó có thể mang lại cho chúng ta (1 kỹ năng mới, 1 số trải nghiệm mới, 1 tầm nhìn mới, v.v...). Và một khi chúng ta tạo ra đc thói quen dám nhận trách nhiệm như thế mỗi ngày, mỗi tuần...dần dần chúng ta sẽ trở thành 1 con-người-có-trách-nhiệm.

Đôi dòng bình luận. :)))

Chào bạn, giữa mọi việc đều có thể khi con người thực sự muốn. Tuy nhiên, bản năng của con người là "tránh khổ gần sướng", vậy nên không ai thực sự muốn nhận trách nhiệm nếu không có quyền lợi hay lí do chính đáng (chính đáng ở đây tức là có ý nghĩa với họ, chứ không phải người giao cho họ trách nhiệm).

Bạn thử cân nhắc thêm nhé.

Trách nhiệm là tinh thần quyết định thành bại trong nhiệm vụ. Khi nói bạn chịu trách nhiệm về việc này có nghĩa mọi người tin rằng việc đó thành công hay thất bại là do bạn.


Trách nhiệm không hẳn là một nhận thức hay tính cách. Điều này xuất phát từ thế giới quan, nó thuộc vào tầng nhận thức căn bản đó là niềm tin. Trên đời này có 02 loại người. 

Một loại người tin rằng: mọi sự trên đời sảy ra là không ngẫu nhiên, nó phụ thuộc vào chính bản thân họ. Thành hay bại là do họ.

Một loại người khác tin rằng: mọi sự trên đời xảy ra là ngẫu nhiên, và họ không kiểm soát được. Thành bại là do hoàn cảnh, do người khác, do may mắn.

Cùng một việc xảy ra, ví dụ đi làm muộn. Loại người thứ nhất tin rằng, đó là lỗi của họ đã không đi sớm, đã không tìm ra đường tốt nhất để vượt qua điểm kẹt xe. Đã không kịp báo xin phép cấp trên. Loại người thứ 2 thì tin rằng họ không làm gì sai cả vì họ vẫn đi như mọi ngày, nguyên nhân chậm là do kẹt xe. Nguyên nhân không báo sếp là do tin rằng sẽ tới kịp nên không báo trước, nào ngờ kẹt dữ quá. Hai cách tư duy này đều giúp lý giải thế giới và có thể áp dụng tất cả các hiện tượng sự việc vào hai cách nghĩ này.

Vì xuất phát từ niềm tin nên thế giới quan được hình thành và củng cố qua nhiều năm tháng nên rất vững chắc. Nó tạo thành thói quen phản ứng lại các hiện tượng sự việc nên mọi người gọi biểu hiện đó là tính cách trách nhiệm hay tính vô trách nhiệm. (Nhận thức hình thành nên tính cách).

Bạn nghĩ rằng niềm tin là thứ có dễ thay đổi không? Tôi cho rằng có thể thay đổi nhưng không dễ lắm đâu.

Mình nghĩ tính trách nhiệm có thể rèn luyện được nếu như bạn rèn được tính cá nhân, và kỹ năng tích cực cũng như yêu công việc

Theo quan sát của mình thì một người có trách nhiệm với công việc nào đó hay không phụ thuộc ở việc người đó cảm thấy công việc đó có "ý nghĩa" với họ hay không. Nếu việc đó có ý nghĩa quan trọng với một người thì ắt người đó sẽ có trách nhiệm với công việc đó. Ngược lại, không thể trông đợi một người không coi công việc đó ra gì lại có trách nhiệm trong công việc được.

Thiếu trách nhiệm xuất phát từ sự hời hợt, nhàm chán, lười biếng với 1 việc nào đó. Và do ngay bởi việc phân công trách nhiệm ko sát, việc kiểm tra ko kỹ nên khiến người ta đùn đẩy, lơ là trách nhiệm. Vì vậy, muốn một người có tính trách nhiệm, đối với cộng đồng cần phân chia, kiểm soát, xử lý đối với mỗi người mỗi trách nhiệm. Còn cơ bản mỗi cá nhân cần tự nâng cao ý thức bản thân, bỏ qua sự lười biếng ích kỷ của mình để hướng đến lợi ích chung. Lúc đó tính trách nhiệm sẽ được cải thiện.

Theo mình trách nhiệm là tính cách. Rèn luyện cũng được, nhưng sẽ không được hoàn hảo. Giống như là sống giả tạo, trách nhiệm giả tạo.


Trách nhiệm theo mình nghĩ một phần là tính cách và một phần là do môi trường (xã hội hóa) từ đó hình thành nên người có trách nhiệm hoặc là không.

Trách nhiệm sẽ được rèn luyện bởi ý thức cá nhân của người đó, có trách nhiệm với bản thân thì cũng sẽ có trách nhiệm với người khác và xã hội. Theo mình thì trách nhiệm cũng giống như tâm hồn vậy, phải nuôi dưỡng hàng ngày và có môi trường để rèn luyện cho nó tốt lên.

Đơn giản nó là nhận thức, sau đó cứ lặp đi lặp lại tốt nhất là được à :D

Theo mình tinhd trách nhiệm là do ý thức của mỗi con người thôi . Nhiều người có trách nhiệm cao với việc mình làm nhưng nhiều người không như vậy nó tùy hỉ lắm không ai giống ai cả . Nếu bạn là người có ý thức cao theo tôi thì vó thể rèn luyện sự trách nhiệm trong người mình . Chỉ cần những gì mình muốn đều có thể làm được theo tôi là vậy