Tôi và Chánh niệm

  1. Sức khoẻ

  2. Tâm lý học

  3. Tâm sự cuộc sống

Cuộc đời con người ta thường không như mơ, luôn phải đối diện với nghịch cảnh, thách thức tùy mức độ nặng nhẹ mà thôi. Và khi mọi thứ sụp đổ thì con người ta mới quay về tìm hiểu chính bản thân mình, mới biết mình mạnh hay không, có luôn suy nghĩ tích cực như vốn tưởng tượng? Những ngày tháng trầm cảm cũng đã qua với tôi. Để rồi giờ đây tôi mới có một tinh thần đủ mạnh để tiếp tục cuộc đời này và chia sẻ những gì tôi biết tới mọi người. Chánh niệm đã giúp tôi điều đó.
Chánh niệm đơn giản là sử nhận biết và soi rọi những suy nghĩ. Nhờ nó chúng ta có thể kiểm soát tâm trí hỗn loạn bên trong của mình và không chạy theo những suy nghĩ miên man tiêu cực của quá khứ hay tương lai. Định nghĩa đơn giản là vậy nhưng tập luyện thì vô cùng khó. Chánh niệm là làm việc với não bởi vậy nó rất cần nhiều năng lượng. Với lại việc chú ý quan sát ý thức cứ được rồi mất khiến ta dễ chán nản. Nó giống như đánh nhau với một đối thủ mà đối thủ chẳng biết mệt mỏi. Nhưng khi bạn đạt được một chút thành quả thì điều đó là xứng đáng với công sức bỏ ra.
Chánh niệm không chỉ là việc ngồi thiền mà nó là toàn bộ các hành động và bạn có sự nhận biết trong khi hành động - đó là việc tạo ra dòng chảy - flow. Bởi vậy tôi nó nó khó là vậy. Việc thất niệm rất dễ xẩy ra và thường xuyên tới mức bạn chả nhớ là phải giữ hay đang thực hành chánh niệm nữa. Cách đơn giản nhất để thực hành chánh niệm là tập trung vào quan sát hơi thở vào ra. Khó hơn là quan sát tâm trí mà không chạy theo những suy nghĩ không cần thiết nếu bạn chạy theo tức bạn đã thất niệm.
Để nói chi tiết về nó thì quá dài mà cũng toàn lý thuyết về nó. Bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu về nó. Nhưng cũng như việc tạo được một thói quen thì bạn cần kiên trì để bộ não có thể tạo ra được một mạch thần kinh mới. Để tìm hiểu về nó bạn có thể đọc những cuốn sách của thầy Thích Nhất Hạnh.
Hy vọng với chia sẻ sơ lược về chánh niệm và kinh nghiệm của tôi sẽ giúp các bạn có thêm một phương pháp tạo nội lực cho bản thân mạnh hơn để có đủ nghị lực để đương đầu với thách thức của cuộc sống này, với những căn bệnh tâm thần như trầm cảm hay rối loạn cưỡng chế OCD...
Tài liệu các bạn có thể tham khảo:
Từ khóa: 

sức khoẻ

,

tâm lý học

,

tâm sự cuộc sống

Nếu trong đời sống hằng ngày ta có những ý nghĩ tốt đẹp, nói những lời ái ngữ, hành động đầy thương yêu thì đó là những cách giúp ta đi về tương lai một cách tươi đẹp. Sự tàn hoại của hình hài này không phải là một sự kết thúc. Tuệ giác đó chính là nền tảng cho hạnh phúc đích thực và không sợ hãi.
Trả lời
Nếu trong đời sống hằng ngày ta có những ý nghĩ tốt đẹp, nói những lời ái ngữ, hành động đầy thương yêu thì đó là những cách giúp ta đi về tương lai một cách tươi đẹp. Sự tàn hoại của hình hài này không phải là một sự kết thúc. Tuệ giác đó chính là nền tảng cho hạnh phúc đích thực và không sợ hãi.
Khi nói về chánh niệm. Tác giả của cuốn sách” Đường về tỉnh thức” khuyên chúng ta: “Có hai khái niệm quan trọng nữa làm nền tảng cho toàn bộ nỗ lực này mà chúng ta sẽ khám phá dưới đây. Đó là: Ý định - biết lý do tại sao bạn làm điều này và bạn đang làm điều gì. Tự cảm thông - nhận thấy rằng quá trình học hỏi và phát triển sẽ dễ dàng hơn khi chúng ta tử tế, nhẹ nhàng hơn với chính mình trong khi thực hành
Hãy chấp nhận mọi cảm xúc đến trong tâm trí bạn, không cố gắng xua đuổi hay tích cực hóa vấn đề. Thực hành chánh niệm không có nghĩa rằng bạn có thể rũ bỏ hoàn toàn hay giải quyết tất cả những vấn đề trong cuộc sống. Nó chỉ giúp bạn nhận ra rằng các vấn đề như đám mây bay ngang qua đầu bạn và sẽ bay đi. Hãy nhìn nhận mọi điều với sự hiểu rằng nó tồn tại. Tổn thương hay đau khổ là điều ai cũng sẽ phải đối mặt nhưng việc chấp nhận để bản thân đau khổ là một lựa chọn của riêng mỗi người.
Tất nhiên, nói luôn dễ hơn làm, chúng ta cũng cần thời gian để có thể thực hành. Rèn luyện chánh niệm có chủ đích sẽ giúp chúng ta kéo dài khoảng thời gian tỉnh thức, hoặc vẫn có thể duy trì trạng thái tỉnh thức khi áp lực xảy ra. Trong thế giới hiện đại, nơi mà ngày càng các giá trị vật chất được chú trọng lên trên tất cả, chúng ta càng không để cho tâm hồn mình bị tổn thương, và muốn thế thì càng phải thực hành chánh niệm sớm hơn. Đó cũng là yêu bản thân!!!