Tổng hợp 2-Người tiêu dùng và Rau Thủy Canh (Volkan Vutich)

  1. Nông nghiệp

  2. Ẩm thực

  3. Sinh vật cảnh

  4. Kinh doanh và Khởi nghiệp

  5. Khởi nghiệp

https://cdn.noron.vn/2021/09/03/615061293101637-1630633249_1024.pnghttps://cdn.noron.vn/2021/09/03/87132812611468535-1630633267_1024.png

1. GIÁ THÀNH

Với chi phí đầu tư ban đầu cao, giá thành sản xuất 1 kg rau ăn lá thủy canh đã lên đến gần 25.000 đồng. Khi đến tay người tiêu dùng thì giá sẽ đội lên khoảng 30.000 – 40.000 đồng/kg hoặc cao hơn. Những loại rau ăn quả như cà chua, dưa leo, đặc biệt là dưa lưới hay dâu tây đều là những loại trái cây “đắt đỏ”, hiệu quả kinh tế cao tỷ lệ thuận với giá thành.

Nhìn chung, mức giá tùy loại rơi vào khoảng gấp rưỡi đến gấp đôi giá thành rau cùng loại thông thường. Với mức giá trên thì nhiều người tiêu dùng sẽ khó tiếp cận với sản phẩm rau sản xuất theo công nghệ này do mức thu nhập của đại bộ phận người dân vẫn còn thấp.

2. HƯƠNG VỊ

Nhạt! Đó là cảm nhận chung của nhiều khách hàng khi dùng sản phẩm rau thủy canh, nói chính xác là rau ăn lá. Cải thiện

hương vị rau thủy canh
chính là bài toán cải tiến dung dịch dinh dưỡng cho cây. Người ta chứng minh được rằng, hương vị rau phụ thuộc hoàn toàn vào những vi sinh, dinh dưỡng mà cây hấp thụ trong suốt quá trình phát triển. Dung dịch dinh dưỡng được bán tràn lan trên thị trường, song không phải ai cũng biết được mỗi loại rau lại cần những chỉ số dinh dưỡng khác nhau. Sự điều chỉnh dinh dưỡng thế nào cho phù hợp phải dựa vào tư vấn của đội ngũ kỹ sư, bởi trước hết, các chỉ số dinh dưỡng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về an toàn thực phẩm.

Mặt khác, các loại rau ăn quả như dâu tây, dưa lưới, cà chua, ớt chuông,… hương vị rất ngon ngọt, hấp dẫn. Lý giải một phần cho điều này, bởi mô hình thủy canh được sử dụng ở đây là tưới nhỏ giọt, lượng dinh dưỡng được tập trung hơn và cho hiệu suất cao hơn các mô hình thủy canh khác. Tại sao không áp dụng cho rau ăn lá? Điểm trừ của mô hình là chi phí đầu tư cao hơn hẳn mô hình NFT nên việc áp dụng cho những loại rau ăn lá sẽ không đem về hiệu quả kinh tế.

Có thể nói rằng, hương vị là điểm yếu có thể cải thiện và cần cải thiện của rau thủy canh để chiều lòng được những khách hàng khó tính nhất. Những nhà cung cấp rau, ở đây thường là các trang trại rau thủy canh, cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn những đơn vị xây dựng trang trại uy tín. Sự khác biệt về hương vị rất có thể là chìa khóa thành công của bạn so với nhiều đối thủ cũng sản xuất rau thủy canh trên thị trường.

3. KÊNH PHÂN PHỐI/NHÃN HIỆU

Vấn đề cần lưu ý hiện nay là kênh phân phối rau thủy canh còn khá hạn chế, hiện mới tiêu thụ chủ yếu ở siêu thị, các cửa hàng rau sạch và bán trực tiếp cho người tiêu dùng bằng hình thức giao hàng tận nơi. Điều này dễ hiểu bởi giá thành của rau thủy canh ở mức cao, phân khúc thị trường hướng đến là tầm trung trở lên.

Kênh phân phối như vậy sẽ có mặt hạn chế là chưa tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng, phần đông người dân vẫn quen với hàng quán, chợ cóc. Việc phổ biến rau thủy canh một cách bài bản đến phân khúc người tiêu dùng này phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái và người bán hàng, mang nhiều rủi ro và không hiệu quả. Không những vậy, nguồn khách hàng này không thực sự xem trọng vấn đề vệ sinh thực phẩm bằng việc mẫu mã tươi mới và giá cả phải chăng.

Điều cần thiết cho sự phổ biến của rau thủy canh là hình thành thương hiệu. Người tiêu dùng cần điều đó để củng cố niềm tin sử dụng sản phẩm.

Trước tình trạng báo động về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng lên cao thì thực phẩm sạch (như rau thủy canh) là điều mà nhiều bà nội trợ tìm kiếm. Từ đó mà không ít những cửa hàng đóng “mác” thực phẩm sạch và cung cấp rau sạch xuất hiện trên thị trường. Có những thương hiệu là “tự phong” và cần khách hàng tỉnh táo để không sa vào mớ bòng bong. Các thương hiệu rau sạch “xịn” phải được đăng ký và kiểm định an toàn thực phẩm, điển hình như một số tên tuổi khá nổi tiếng như VinEco hay rau sạch tiêu chuẩn VietGap,…

Mặt khác, sự hình thành các nhãn hiệu riêng cũng củng cố thói quen mua sắm trong các siêu thị và cửa hàng uy tín, những nơi có sự kiểm định và sát sao hơn trong vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Người tiêu dùng cần được tạo một hệ sinh thái các kênh phân phối để không còn mất niềm tin vào thực phẩm sạch nói chung và các nhãn hiệu thực phẩm sạch trong nước nói riêng.

Có thể thấy, việc ứng dụng rộng rãi phương pháp trồng rau thủy canh đang là tín hiệu tốt về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, bước đầu đưa ra thị trường những sản phẩm rau có giá trị cao và được khá nhiều người đón nhận. Tuy nhiên, về lâu dài, với tình trạng sản xuất theo kiểu nhỏ lẻ như hiện nay thì nguy cơ “tắc” đầu ra cho sản phẩm là điều khó tránh khỏi. Ngành nông nghiệp cần sớm có định hướng và hỗ trợ nông dân theo hướng sản xuất chuỗi để xây dựng thị trường mục tiêu và thương hiệu cho sản phẩm, tránh sa vào vòng luẩn quẩn như phát triển rau an toàn trong thời gian qua.

  • Câu hỏi đặt ra là cần bao nhiêu thời gian nữa, người tiêu dùng mới được lựa chọn rau thủy canh từ nhiều thương hiệu khác nhau?

  • Và mất bao lâu nữa để chất lượng rau thủy canh thực sự làm hài lòng khách hàng, thị trường rau thủy canh ở Việt Nam theo kịp được các nước phát triển khác?


Với 400m2, đã đầu tư khoảng 500 triệu đồng gồm: khu nhà lưới, hệ thống bơm nước, giàn thủy canh hồi lưu, hơn 13.000 rọ trồng, xốp, xơ dừa

mô hình trồng rau thủy canh mang lại nhiều lợi ích, như: không phải tốn công làm đất, không phải dùng thuốc trừ cỏ dại, trừ sâu và các côn trùng có hại trong đất, cây sinh trưởng và phát triển nhanh.. Tuy nhiện, việc chăm sóc rau thủy canh tốn nhiều công sức và thời gian hơn so với trồng rau bằng đất, nhất là khâu chăm sóc. sau khi cho từng hạt giống vào một miếng xốp nhỏ để ươm, khoảng 10 – 15 ngày kể từ khi gieo hạt, mới cho vào rọ trong máng thủy canh, do không dùng thuốc tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật nên bắt buộc phải chăm sóc rất kỹ, hàng ngày phải bắt sâu, nếu một cây rau dính sâu, bắt buộc phải mang cây đó đi phân hủy để không lây sang cây khác; khoảng 2-3 ngày phải kiểm tra nước trong máng để đảm bảo rễ rau ổn định, không bị ngập úng quá sâu trong dung dịch cũng như không bị khô do nước trong máng cạn, đồng thời phải kiểm tra nồng độ dung dịch trong máng. Nếu như rau trồng thổ canh thường phải có phân bón trong đất thì rau thủy canh rất cần dung dịch thủy canh có nồng độ dinh dưỡng phù hợp.

Dạo quanh các siêu thị, cửa hàng rau sạch và các chợ tại thành phố chúng ta dễ dàng nhận ra, sản phẩm rau thủy canh được bày bán còn rất ít, tiêu thụ chậm. Đa phần người tiêu dùng vẫn quen với việc sử dụng rau thổ canh bởi chi phí thấp, dễ tiếp cận.

Mặc dù sản phẩm rau thủy canh sạch, an toàn, đảm bảo vệ sinh và rất tốt cho sức khỏe người tiêu dùng nhưng tiêu thụ chậm và rất khó. Bởi kênh phân phối rau thủy canh còn khá hạn chế, hiện mới được bày bán ở một vài địa điểm trên địa bàn thành phố và bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Kênh phân phối chưa tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng. Phần đông người dân vẫn có thói quen mua sắm ở các hàng quán, chợ cóc. Việc phổ biến rau thủy canh đến với người tiêu dùng phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái và người bán hàng. Trước tình trạng phức tạp về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao thì thực phẩm sạch (như rau thủy canh) là sản phẩm sẽ được lựa chọn trong nay mai, mô hình này đã pđược nhiều địa phương trong nước áp dụng và phát triển”.

Mô hình thủy canh bắt buộc phải xây dựng nhà vườn, nhà lưới và đầu tư hệ thống tưới thông minh nên vốn ban đầu khá nhiều. Ban đầu anh và các cộng sự đóng góp được hơn 2 tỷ đồng đầu tư hệ thống nhà lưới và hệ thống giàn trồng, hệ thống tưới trên diện tích 2400 m2 đất.

cơn sốt trồng rau thủy canh tại đây đã bắt đầuhạ nhiệt do khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Để đầu tư trồng rau thủycanh thương mại đòi hỏi sự đầu tư ban đầu khá tốn kém, không dưới 600 triệuđồng/1.000 m2, bao gồm nhà kính, hệ thống dẫn nước, dàn đỡ, giá thể, máy bơm,hạt giống… trong đó có nhiều thiết bị phải nhập từ Thái Lan, Ấn Độ và Malaysia.Với chi phí đầu tư ban đầu cao, giá thành sản xuất 1 kg rau ăn lá thủy canh đã lên đến gần 25.000 đồng, trong khi giá thành sản xuất dường như không đổi, đãkhiến cho người trồng rau thủy canh gặp khó.

Hiện nay, sản lượng sảnxuất rau thủy canh của công ty là 300 tấn/năm, trong đó 80% sản phẩm tiêu thụtrong nước, còn lại là xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc với giá bán khoảng55.000 đồng/kg. Anh Dũng cũng cho biết, nhu cầu thị trường xuất khẩu rất lớn,trong khi quy mô sản xuất của các doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng đủ. Chính vìvậy, cần phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với nhiều hộ sảnxuất theo chuỗi liên kết mới đủ khối lượng hàng cung ứng theo hợp đồng. Mặtkhác, công nghệ xử lý sau thu hoạch của Lâm Đồng vẫn chưa phát triển, trong khirau thủy canh thường chỉ đạt chất lượng tốt nhất trong bốn ngày sau cắt gốc,phải để cho rau ở trạng thái ngủ đông, khi tới tay người tiêu dùng sản phẩmphải đảm bảo độ tươi ngon. Để làm được điều này, các công ty xuất khẩu rau phảiđầu tư hệ thống máy lạnh công nghệ mới, nhằm rút ngắn thời gian từ 20 giờ đồnghồ sơ chế trong kho lạnh hiện nay xuống còn khoảng 2 giờ, từ đó giúp doanhnghiệp và hộ nông dân giảm giá thành và tăng năng lực cạnh tranh sản phẩm cácloại rau của Lâm Đồng trên thị trường quốc tế.

ngành sản xuất rau sạch không lớn được là do đại bộ phận các cơ sở sản xuất rau đều nhỏ lẻ, năng lực quản trị sản xuất kinh doanh và tiếp cận thị trường rất thấp, nguồn lực hạn hẹp nên rất yếu thế trên thị trường, khó kết nối vào chuỗi giá trị lớn. Trong khi đó, chuỗi giá trị nông nghiệp của Việt Nam còn tồn tại quá nhiều khâu trung gian, cả ở đầu vào và đầu ra, các cơ sở sản xuất phải mua vật tư đầu vào giá cao và bán sản phẩm đầu ra giá thấp và giá bán cuối cùng tới tay người tiêu dùng thì không cạnh tranh được.

Về thành phần dinh dưỡng

Thành phần dinh dưỡng của dung dịch thủy canh được sử dụng cho sản phẩm bao gồm các nguyên tố đa lượng (như N, P, K, Ca, Mg) và vi lượng (Fe, Zn, Cu, B, Mn, Mo) với thành phần phù hợp với các quy trình hiện nay trên thế giới, trong đó hoàn toàn không có bất kỳ chất kích thích sinh trưởng, thuốc trừ bệnh hay thuốc trừ sâu nào.

Về chăm sóc và thu hoạch

Hệ thống sản xuất rau sạch thủy canh bao gồm các ống trồng cây chuyên dụng và các ống nối được kết nối trong hệ thống; với điều kiện đảm bảo sao cho dung dịch dinh dưỡng từ khi vào sẽ chảy dọc theo suốt chiều dài của mô đun cơ bản đầu tiên và chảy qua toàn bộ các mô đun cơ bản còn lại trong hệ thống để đến từng cây trong hệ thống trước khi hồi lưu trở lại về thùng chứa. Hệ thống đóng mở tự động (Timer) được nối giữa máy bơm và hệ thống dẫn nước, có tác dụng điều chỉnh thời gian và số lần bơm nước trong ngày. Hiện tại việc trồng rau thủy canh được thực hiện trên hai hệ thống dàn treo và dàn đứng phù hợp với địa hình của từng hộ gia đình.

Về thời gian thu hoạch, cây thường được thu hoạch sau khi trồng từ 4-5 tuần tuổi tùy thuộc vào từng loại rau. Thời điểm thu hoạch vào buổi sáng (trước 9:00) hoặc buổi chiều (sau 16:00) để tránh cây khỏi bị héo khi thu hoạch. Hai phương pháp thu hoạch là thu hoạch liên tục (cắt tỉa lá trong quá trình cây phát triển) và thu hoạch nguyên giỏ (cắt ngang gốc).

Về những lợi ích của việc trồng rau thủy canh tại nhà

  • Đáp ứng nhu cầu cấp bách về rau sạch hiện nay của toàn xã hội;

  • Tiết kiệm đất canh tác (ngay cả khi không có đất trồng) nên có thể áp dụng cho mọi không gian có nắng chiếu trực tiếp. Và mọi người có thể trồng rau sạch tại nhà do tiết kiệm được không gian và thời gian chăm sóc. Vì vậy, sản phẩm đặc biệt thích hợp với các căn hộ ở những khu đô thị, thành phố lớn. Một giàn hoặc một tháp rau 10 ống (diện tích 2,0m x 0,5m x 2,1m) sẽ cho lượng rau tương đương trồng trên 10m2 đất;

  • Góp phần cải thiện môi trường, cung cấp ôxy, làm giảm hiệu ứng nhà kính và tạo ra không gian xanh trong không gian tổng thể của ngôi nhà. Giàn hoặc Tháp rau có tác dụng như một lá chắn nhiệt, hơi nước tỏa ra từ những lá rau lúc nắng nóng sẽ có tác dụng làm mát ngôi nhà. Ngoài ra, người sử dụng có thể thưởng thức hoa tươi khi thay vào “vườn rau” bằng những cây hoa;

  • Nâng cao ý thức về sự thân thiện với môi trường sống và bổ sung sự hiểu biết về sinh học nông nghiệp cho các em ở độ tuổi học sinh bằng những trực quan sinh động về sự sinh trưởng và phát triển của thực vật;

  • Tạo cho người trồng một cảm giác thư giãn khi chăm sóc và ngắm nhìn những những Giàn hoặc Tháp rau xanh mơn mởn. Đồng thời khi sử dụng rau trực tiếp từ “vườn” (không qua bảo quản) bạn sẽ cảm nhận được “nghệ thuật ẩm thực” qua sự “ngon miệng”.

Về tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thủy canh

Điểm qua việc nghiên cứu trồng rau thủy canh, chúng ta thấy, từ năm 1966 đến nay đã có trên 500 sáng chế về kỹ thuật trồng cây thủy canh. Nhật Bản là nước vượt lên dẫn đầu với khoảng 260 sáng chế, chiếm 47%. Theo sau đó là Hàn Quốc với 103 sáng chế chiếm 19%, Mỹ với 46 sáng chế chiếm 9%…

Tại Việt Nam, năm 1997 Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ trồng cây thủy canh “Việt hóa” cho phù hợp với điều kiện của nước ta.

Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao công nghệ, Viện KHCNVN phối hợp với Công ty Sài Gòn Thủy canh đã có những nghiên cứu hoàn thiện và ứng dụng công nghệ này vào thị trường trong một vài năm gần đây. Tại các kỳ hội chợ Techmart ở Hải Phòng, TP.HCM, cũng như

Techmart Hà Nội 2012
những thành công bước đầu của cây Cà chua, Dưa leo, Xà lách… trồng theo công nghệ Thủy canh hoàn toàn “xanh, sạch” đã được giới thiệu và nhận được sự chào đón, chấp nhận của nhiều người dân trong cả nước.

Không có nitrate, rau quả “sẽ không lớn nổi thành”… rau quả. Người ta bón phân đạm cho cây trồng là vì vậy.Một thông tin rõ ràng, cụ thể về câu chuyện NITRAT trong rau củ quả.

Như vậy, Bạn có thể tự trả lời được là Rau thủy canh có An toàn không rồi đó! Theo đó, nếu bạn trồng rau bằng cách nào đi chăng nữa:

1. Bạn không bón thuốc trừ sâu thì không có Tồn dư Thuốc Bảo Vệ Thực Vật –> BẠN CÓ RAU SẠCH

2. Bạn giữ cho giàn rau cao ráo, sạch, Sẽ không có Vi sinh vật, ký sinh trùng, Nếu trồng trên đất thì sẽ có nguy cơ nhiều vi sinh vật và kí sinh trùng hơn trồng rau thủy canh

3. Bạn không dùng Chất kích thích sinh trưởng, chất bảo quản nông sản – –> BẠN CÓ RAU SẠCH

4. Tồn dư Kim loại nặng: Do khói bụi đường khiến rau nhiễm chì nhiều, hoặc do nguồn nước tưới rau và rửa rau không sạch..Cái này phụ thuộc vào nguồn nước nơi bạn sống.

2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống trồng rau bằng phương pháp Thủy canh. Hệ thống hoạt động theo nguyên tắc TỰ ĐỘNG – TUẦN HOÀN – KHÉP KÍN, qua trình chăm sóc và sử dụng hết sức đơn giản.

- Nguyên lý hoạt động: hệ thống công nghệ Thủy canh bao gồm 5 hệ thống hộp có kích thước 40cmX60cm và các hệ thống hộp được liên kết với nhau bằng hệ thống ống lối. Hệ thống ống lối đảm bảo sao cho dung dịch dinh dưỡng khi được cung cấp sẽ được tuần hoàn qua các Modul trước khi hồi lưu trở lại bình chứa. - Hệ thống đóng mở điện tự động (Timer): có tác dụng điều chỉnh thời gian và số lần bơm dinh dưỡng trong ngày. Máy bơm hoạt động có tác dung cung cấp dinh dưỡng nuôi cây, bơm nước làm mát cho cây. - Máy bơm và hệ thống ống dẫn nước: máy bơm được kết nối với hệ thống cài đặt giờ tự động đã được cài đặt sẵn thời gian bơm cần thiết cho hệ thống. - Thùng cấp - chứa dinh dưỡng: Thùng chứa dung dịch dinh dưỡng trong hệ thống có thể tích là 50 lít, có gắn 1 máy bơm để bơm dung dịch dinh dưỡng vào hệ thống. 3. Một vài hiểu biết về rau an toàn.Rau là những sản phẩm gồm các loại rau ăn lá, củ, than, hoa, quả có chất lượng đúng với đặc tính giống của nó, hàm lượng các chất độc, mức độ nhiễm các vi sinh vật gây hại dưới mức tiêu chuẩn cho phép, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được gọi là rau đảm bảo an toàn và vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là rau an toàn (theo WHO). Nói cách khác, rau an toàn là rau không dập nát, hư hỏng, không có đất, bụi bám quanh, không chứa các sản phẩm hóa học độc hại, hàm lượng nitrat, kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng như các vi sinh vật gây hại phải được hạn chế theo tiêu chuẩn an toàn và được trồng trên vùng đất có nguồn nước tưới không ô nhiễm kim loại nặng, canh tác theo quy trình tổng hợp, hạn chế việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học ở mức độ tối thiểu cho phép.4. Nguyên nhân của việc sản xuất rau không an toàn.Hiện nay trên cả nước đã có rất nhiều các vùng đất rộng lớn đã được quy hoạch để sản xuất rau an toàn cung cấp cho người dân. Những trước thực tế lợi nhuận của việc sản xuất mang lại nhiều người sản xuất đã bất chấp sự an nguy về sức khỏe của người tiêu dùng để sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và đặc biệt là các loại thuốc kích thích sinh trưởng không rõ nguồn gốc và liều lượng sử dụng cao hơn nhiều lần cho phép. Nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón ngoài danh mục cho phép sử dụng trên rau, dùng nồng độ cao, liều lượng và không có thời gian cách ly trước khi thu hoạch.Nhiều khu sản xuất rau an toàn được trồng ở những vùng đất bị ô nhiễm các nguồn kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ cao. Trong quá trình chăm sóc người canh tác sử dụng phân tươi, nước tiểu chưa qua xử lý bón cho rau dẫn đến nhiễm vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh. Nguồn nước để tưới cho cây trồng không được sạch cũng dẫn đến việc rau bị nhiễm độc.Thu hoạch chưa đúng kỹ thuật, chưa sơ chế đóng gói, vận chuyển và bảo quản không tốt dẫn đến dập nát, hư hỏng, lẫn tạp. 5. Kết luận. Hiện nay đang có rất nhiều các dự án phát triển rau sạch, nhiều công nghệ và giải pháp kỹ thuật đã được áp dụng nhằm nâng cao chất lượng rau sạch, từng bước nâng cao chất lượng người tiêu dùng. Nhiều quy định về an toàn thực phẩm cũng như về việc sản xuất rau sạch được đưa ra áp dụng trong cuộc sống. Nhưng trước lợi ích kinh tế nhiều người sản xuất đã không ý thức được các việc làm của mình và hậu quả của nó mang lại, thiếu sự giám sát của các cơ quan quản lý dẫn tới lượng rau được sản xuất ra và bầy bán trên thị trường là không an toàn. Thủy canh là một công nghệ sản xuất rau sạch rất thiết thực với các khu đô thị, nơi biển bảo xa xôi mà ở đó quỹ đất và nguồn nước hết sức khan hiếm. Với quy trình chăm sóc hết sức đơn giản đây sẽ là một giải pháp công nghệ hết sức ý nghĩa với người dân. Thủy canh sẽ góp phần phát triển bền vững việc sản xuất rau an toàn của các hộ gia đình cũng như của các vùng được quy hoạch sản xuất rau an toàn.

https://cdn.noron.vn/2021/09/03/615061293101647-1630634558_1024.png

1. Ưu điểm và lợi ích của kỹ thuật trồng rau bằng phương pháp Thủy canh.Có khả năng thích nghi dễ dàng với các điều kiện trồng khác nhau. Do đặc tính không cần đất, chỉ cần không gian để đặt hệ thống trồng. Do đó ta có thể tiến hành trồng ở nhiều vị trí khác nhau. Góp phần giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất do quá trình đô thị hóa nhanh và sự tác động của biến đổi khí hậu.Giải phóng một lượng lớn sức lao động. Ưu điểm này có được do không phải làm đất, cày bừa, nhổ cỏ, tưới nước,… việc chuẩn bị cho hệ thống trồng thủy canh không đòi hỏi lao động nặng nhọc; người già, trẻ em, người khuyết tật đều có thể tham gia hiệu quả.Năng suất cao. Vì có thể trồng nhiều vụ trong năm, ít bị ảnh hưởng bởi hiện tượng trái mùa như phương pháp trồng thông thường, thủy canh còn cho phép trồng liên tục, trồng gối đầu (có thể chuẩn bị cây giống cho vụ trồng tiếp theo ngay từ khi đang trồng vụ hiện tại - rút ngắn chu kỳ sản xuất), nên năng suất tổng cộng trong năm cao gấp nhiều lần so với trồng ngoài đất. Hệ thống nhà lưới giúp hạn chế gần như tối đa sâu bệnh gây hại thông thường trong mùa trái vụ.Sản phẩm hoàn toàn sạch, phẩm chất cao. Do chủ động hoàn toàn về chất dinh dưỡng cung cấp cho cây nên chất lượng rau đạt mức gần như tối ưu, cho phẩm chất rau tươi ngon, nhiều dinh dưỡng. Ngoài ra phương pháp thủy canh đựơc trồng chủ yếu trong hệ thống nhà lưới, nhà kính nên tránh đựơc các tác nhân sâu bệnh gây ra bởi côn trùng sâu bọ. Vì vậy, ở đây hầu như rất ít sử dụng thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại khác, không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường.Một khuynh hướng khác trồng thủy canh rau được ưu ái lựa chọn, là việc sử dụng các loại thuốc trừ bệnh cây có nguồn gốc thảo mộc, sinh học, vi sinh,… Đây là các loại thuốc có tính thân thiện với môi trường, ít gây độc với con người, đặc biệt là khả năng phân hủy khá nhanh, nên ít để lại dư lượng trong sản phẩm.Có ý nghĩa về mặt giáo dục đối với con trẻ, tạo cho con người gần gủi với môi trường thiên nhiên, làm giảm stress cho người có cường độ làm việc cao, đây là cách thư giản cũng rất thú vị.

Tại sao cần xây dựng hệ thống lọc nước trồng rau thủy canh?

Sử dụng

nước máy rất sạch
và an toàn cho người tiêu dùng nhưng không phải lúc nào tốt cho cây trồng. Đặc biệt là sự phát triển và sinh trưởng của rau và cây ăn trái. Bởi trong nước máy chứa nhiều clo, florua, sắt, dư thừa kim loại nặng,… có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng và chất lượng rau. Cụ thể, nếu trong nước dư thừa Clo, Flo sẽ làm thực vật bị tẩy trắng hoặc cháy lá.

Đối với các hệ thống trồng rau thuỷ canh thì nguồn nước là yếu tố quan trọng nhất. Mà nước cấp chủ yếu được dùng trong trồng rau thuỷ canh là nước máy. Thế nên, việc xây dựng các hệ thống lọc nước trồng rau thủy canh là cực kỳ cần thiết. Điều này đảm bảo được cây trồng phát triển tốt và cho nguồn rau sạch cung cấp cho đời sống con người.

  • Sử dụng bộ lọc hoạt tính

  • Hệ thống thẩm thấu ngược

Để thực hiện mô hình trồng rau thủy canh – 1 mô hình trồng rau sạch còn mới mẻ với người dân ở huyện Tiền Hải, anh Vinh đã đi học hỏi kinh nghiệm từ rất nhiều nơi và quyết định mua hơn 5 nghìn mét vuông đất ở thôn Hải Long, xã Đông Hoàng. Sau khi giành một ít diện tích xây dựng nhà ở, anh Tiến đã giành hơn 4 nghìn mét vuông đất để làm khu nhà lưới trồng rau thủy canh. Anh Vinh đầu tư 450 triệu vào việc làm nhà lưới, giàn đỡ, giá thể, máy lọc nước,máy bơm tự động, hệ thống giàn tưới, nguồn giống rau. Sau khi hoàn thiện hệ thống, tháng 4/2017, anh Tiến bắt tay vào việc trồng các loại rau sạch chủ yếu là 4 loại rau sa lát: sa lát tím, sa lát xoăn xanh, sa lát đỏ, sa lát cuộn.

Khó nhất chính là xây dựng hệ thống dàn trồng thủy canh. Hệ thống này hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam, tại Đà Lạt chưa ai biết. Mọi thứ từ nước, điện, hầm tưới, hệ thống dàn… đều phải tự mò mẫm và phải trả giá không ít. Chưa kể việc sử dụng phân bón hóa học 100%, bản thân tôi cũng lo ngại sẽ tồn dư trong cây rau. Song, khi thu hoạch, đưa rau đi kiểm nghiệm, tôi mới hiểu với kỹ thuật của nước ngoài, lượng phân bón cung cấp cho cây được tính toán kỹ, đủ cho cây phát triển chứ không tồn dư. Vì vậy, mọi chỉ tiêu luôn dưới ngưỡng cho phép nhiều lần”

Sản xuất rau thủy canh trong nhà kính có khá nhiều ưu điểm. Vì được che chắn, không phải tiếp xúc với đất, lại được trồng trên máng cao nên mô hình này hạn chế được sự lây lan của sâu bệnh, do đó không phải sử dụng các loại thuốc trừ sâu và chất bảo quản thực vật. Bên cạnh đó, toàn bộ chất dinh dưỡng được hòa tan trong nước nên có thể chủ động điều chỉnh dinh dưỡng cho cây. Hơn nữa, các chất dinh dưỡng được cung cấp theo yêu cầu của từng loại rau, quả; đồng thời, có thể can thiệp, loại bỏ các chất gây hại cho cây và không có các chất tồn dư từ vụ trước. Giảm chi phí công lao động do không phải thực hiện một số khâu như làm đất, làm cỏ, vun xới và tưới; không phải luân canh cây trồng và trồng được rau trái vụ do điều khiển được các yếu tố môi trường. Trong điều kiện nguồn dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ, rau sẽ phát triển nhanh và cho năng suất cao gấp 2 lần so với sản xuất theo phương pháp truyền thống. Theo nghiên cứu và trồng thử tại đơn vị, hiện có khoảng 20 loại rau ăn lá được sản xuất thành công qua mô hình này, từ một số loại rau thông thường, như: Rau muống, rau đay, xà lách, rau gia vị đến một số loại rau cao cấp, như: Rau chân vịt, cải xoăn Kale, cải Mizuna, cải Tatsoi Nhật Bản. Các loại cây ăn quả như dưa chuột, dưa vàng... cũng khá thích ứng với điều kiện sản xuất này. Trên diện tích 200m2 đã đầu tư, hiện nay, đơn vị đang thu hoạch khoảng 20kg rau/ngày và được tiêu thụ ra thị trường với thương hiệu Richfarm. Giá bán của các loại rau này dao động từ 40.000 - 80.000 đồng/kg. Đây cũng là mô hình khá phù hợp khi triển khai tại các hộ gia đình phục vụ nhu cầu tiêu dùng.

Các đặc điểm của nước thủy canh cần lưu ý:

+ Về pH: khoảng pH lý tưởng là từ 5.5 – 7.5 do bộ rễ nằm trong nước nên pH ảnh hưởng rất lớn sự phát triển và hút dinh dưỡng của rễ.

+ Về sinh hóa: hạn chế dùng các nước phèn, mặn, kiềm hay nước cứng (hàm lượng C2+, Mg2+…cao) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến dinh dưỡng trong nước phân thủy canh (kết tủa, biến chất…).

+ Về vi sinh: Hạn chế các nguồn nước bị nhiễm vi sinh như E.Coli, trực khuẩn…sẽ gây nhiễm cho nông sản do tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước hoặc thông qua hệ thống làm mát.

+ Về kim loại nặng: Những nguồn nước gần bãi rác khu dân cư, khu công nghiệp…những tồn dư như: Thủy ngân (Hg), Chì (Pb),Asen (As)…cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng

Do nguồn dinh dưỡng chỉ đến từ nguồn phân được thêm vào dung dịch thủy canh nên liều lượng, hàm lượng và loại phân đưa vào sẽ ảnh hưởng tất yếu đến chất lượng cũng như năng suất cây trồng

Dinh dưỡng bao gồm các nguyên tố Đa lượng như Đạm (N), Photpho (P), Kali (K) … Trung lượng như Canxi (Ca), Magie (Mg) hay Vi lượng như Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Boric (Bo) … giúp cây phát triển bình thường.

Phân bón cho thủy canh sẽ có những khác biệt so với trên đất. Lượng phân này phải đáp ứng các tiêu chuẩn như:

+ Dễ tan trong nước.

+ Ít bay hơi.

+ Ở dạng hoạt động mạnh.+ Không bị kết tủa.

Khi cho phân vào dung dịch cũng đảm bảo thứ tự trước sau giữa các loại phân để tránh bị kết tủa.

Các loại cây khác nhau sẽ cần nồng độ dung dịch khác nhau và khác nhau ở từng giai đoạn của cây ví dụ như: các loại xà lách (600-800ppm), Cải các loại (1000-1200ppm), cà chua (1500ppm cho sinh trưởng và 2500ppm cho giai đoạn mang trái),…

Giống cũng nằm trong các yếu tố quan trọng vì quyết định năng suất và chất lượng đầu vào ban đầu.

Các lưu ý khi chọn giống:

+ Chọn giống có năng suất cao, cây khỏe

+ Chọn giống phù hợp với khí hậu địa phương nếu không có hệ thống kiểm soát yếu tố bên ngoài.

+ Nên chọn các loại cây có thân lùn hoặc thân cứng cáp cho dạng nằm ngang để tối đa hóa phần tán, với trụ đứng nên chọn có dạng tỏa tròn, hình bó khi cây lớn sẽ không bị ngã đổ.

+ Giống cây cho thủy canh cần chịu được nhiều nước, có bộ rễ phát triển mạnh, ưu tiên rễ chùm hoặc có rễ bên phát triển mạnh

+ Cần am hiểu các yếu tố thích hợp của giống đang trồng như: nhu cầu dinh dưỡng, cường độ ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, pH…


Theo nhận định của Kỹ sư Nguyễn Văn Cao - Giám đốc Công ty Thủy Canh Gia Viên và của CHUYÊN GIA NÔNG NGHIỆP VŨ THẾ THÀNH THÌ:

Đối với rau củ quả, vấn đề AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố như sau:

  1. Tồn dư Thuốc Bảo Vệ Thực Vật(Đây là mối nguy hại lớn nhất và thường xuyên đối mặt nhất đối với rau quả)

  2. Vi sinh vật, ký sinh trùng,

  3. Chất kích thích sinh trưởng, chất bảo quản nông sản

  4. Tồn dư Kim loại nặng

  5. Dư lượng Nitrat

Nếu trồng trong nhà màng hoặc tự trồng, chúng ta hoàn toàn có thể loại trừ gần như triệt để 4 nguy cơ đầu tiên. Bởi vì: ta ko sử dụng thuốc BVTV và hóa chất độc hại; môi trường trồng thủy canh là giá thể phải sạch, nước phải sạch thì cây mới sinh trưởng tốt được; riêng chất dinh dưỡng lai rất an toàn, vì yêu cầu phải đủ và cân đối các chất cần thiết mới hiệu quả (dinh dưỡng được tổng hợp từ những muối khoáng tinh khiết nhập từ những tiên tiến trên ghế giới về NNCNC)- hơn nữa, nếu như sự có mặt của các yếu tố có hại (như các kim loại nặng) hoàn toàn ko có ý nghĩa đối với sinh trưởng phát triển của cây trồng).

* Còn Nitrat thì sao?

- Nitrat chính là đạm, nó thành phần không thể thiếu ở hầu hết tất cả thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Nitrat chỉ có hại khi bị chuyển hóa thành nitrit, và từ nitrit "có cơ hội thuận lợi" chuyển hóa thành nitrosamine dưới sự tham gia của tuyến nước bọt, quá trình chuyển hóa này quả thật nhiêu khê, nhưng phải có hàm lượng rất cao mới có thể để tạo nguy cơ đối với sk con người.

- Biết rằng sự tác hại của Nitrat trong rau đối với sức khỏe con người là vấn đề thứ yếu, nhưng nhiều người vẫn hoang mang, lo ngại. Cho đến nay khoa học vẫn chưa chứng minh được tác hại rõ ràng của vấn đề Nitrate đối với sức khỏe con người

Theo chuyên gia VŨ THẾ THÀNH: "Rau quả có nhiều nitrate, và có loại đặc biệt có rất nhiều nitrate. Nếu cứ nuốt nitrate là bị ung thư thì nhân loại tuyệt chủng từ lâu rồi"

Trong một bài phỏng vấn gần đây, Phóng viên hỏi chuyên gia VŨ THẾ THÀNH: "Tôi nghe người ta nói, có mấy yếu tố làm rau không an toàn, đó là kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật và vi sinh vật. Nhưng đáng sợ nhất trong mấy loại này là nitrate cơ. Nitrate là gì vậy, thưa ông?"

- Chuyên gia Vũ Thế Thành: Nitrate là đạm. Chất nào có nitơ đều gọi là đạm, chứ không chỉ có protein, có nhiều trong thịt, đậu hũ, mới được gọi là đạm.

- Nitrate là một loại đạm vô cơ. Thực vật lấy nitrate từ đất để tổng hợp protein và các chất liệu di truyền,… Không có nitrate, thực vật không thể tồn tại phát triển được (chu trình đạm). Do đó, ăn trái cây, rau quả củ là có nitrate, uống nước là có nitrate.

Ăn xúc xích, jambon, thịt xông khói, nem chua,... cũng có nitrate vì nitrate được dùng làm phụ gia để bảo quản và ổn định màu đỏ ở các sản phẩm này.

- Không có nitrate, rau quả "sẽ không lớn nổi thành"… rau quả. Người ta bón phân đạm cho cây trồng là vì vậy.Một thông tin rõ ràng, cụ thể về câu chuyện NITRAT trong rau củ quả.

Như vậy, Bạn có thể tự trả lời được là Rau thủy canh có An toàn không rồi đó! Theo đó, nếu bạn trồng rau bằng cách nào đi chăng nữa:

1. Bạn không bón thuốc trừ sâu thì không có Tồn dư Thuốc Bảo Vệ Thực Vật --> BẠN CÓ RAU SẠCH

2. Bạn giữ cho giàn rau cao ráo, sạch, Sẽ không có Vi sinh vật, ký sinh trùng, Nếu trồng trên đất thì sẽ có nguy cơ nhiều vi sinh vật và kí sinh trùng hơn trồng rau thủy canh

3. Bạn không dùng Chất kích thích sinh trưởng, chất bảo quản nông sản - --> BẠN CÓ RAU SẠCH

4. Tồn dư Kim loại nặng: Do khói bụi đường khiến rau nhiễm chì nhiều, hoặc do nguồn nước tưới rau và rửa rau không sạch..Cái này phụ thuộc vào nguồn nước nơi bạn sống..

5. Dư lượng Nitrat - Chuyên gia VŨ THẾ THÀNH đã phân tích rất rõ...Rau quả có nhiều nitrate, và có loại đặc biệt có rất nhiều nitrate. Nếu cứ nuốt nitrate là bị ung thư thì nhân loại tuyệt chủng từ lâu rồi. Xem thêm phân tích tại bài phỏng vấn:

Từ khóa: 

nông nghiệp

,

ẩm thực

,

sinh vật cảnh

,

kinh doanh và khởi nghiệp

,

khởi nghiệp