Tốt nghiệp từ trường ĐH nào có quan trọng không?

  1. Hướng nghiệp

  2. Thấu Ngành Hiểu Nghề

  3. Luật pháp

Hiện em đang là sv ngành luật tại trường ĐH Văn Lang - một trường không chuyên về luật như ĐH Luật TPHCM hay ĐH Kinh tế Luật. Như vậy không biết giá trị bằng cử nhân của em sau này có thua thiệt gì so với các bạn ở trường khác không ạ? Nhà tuyển dụng họ có phân biệt sinh viên từ các trường không hay chỉ nhìn vào bảng điểm, kĩ năng, chứng chỉ ngoại ngữ,...?

Từ khóa: 

hướng nghiệp

,

thấu ngành hiểu nghề

,

luật pháp

Về câu hỏi nhà tuyển dụng có phân biệt không? Thì câu trả lời là Có nhé bạn. Thậm chí không chỉ nhà tuyển dụng mà một số trường hợp khác bạn cũng ít được ưu tiên hơn, ví dụ như cơ hội học bổng hay trao đổi với nước ngoài. Mình tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội (HLU) và mình chưa bao giờ nghĩ rằng bản thân mình may mắn khi được học ở đây cho đến khi mình nhận thấy hầu hết tin tuyển dụng từ doanh nghiệp, các công ty luật đều ưu tiên Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật - Đại học Quốc gia...Hiện nay, phòng Pháp chế của công ty mình có 20 người thì trừ 1 chị thư ký hành chính không yêu cầu học luật ra, thì hết 16 người là học HLU, ngày trước có mấy bạn học Khoa Luật - ĐHQG, 1 chị học Luật ngoại thương, 1 bạn học NEU, và 1 chị phó phòng không học luật vì làm mảng quản trị nội bộ. Thậm chí, có những nơi họ không ghi ưu tiên nhưng sẽ âm thầm loại hồ sơ không tốt nghiệp từ các trường tốt. Đó là lý do mình nói mình thấy mình may, mình chưa chắc đã giỏi hơn ai nhưng vì mình tốt nghiệp từ trường tốt hơn nên đã có nhiều cánh cửa mở ra với mình hơn, và mình cũng thấy tự tin hơn vì thế nữa. Ở đây mình không so sánh trường nào tốt hay không tốt, mình đơn giản chỉ ra một thực tế như vậy để bạn có góc nhìn rõ hơn.
Tuy nhiên, mình nghĩ là những khó khăn bước đầu này chỉ là một chút thử thách thôi, còn như người ta vẫn nói giỏi thì vứt vào đâu cũng sống được. Dù có một xuất phát điểm không tốt bằng người khác, thì bạn luôn có thể nỗ lực để chứng tỏ bản thân bạn bằng cách:
- Chứng tỏ bạn có tư duy phù hợp với ngành nghề. Làm luật quan trọng là tư duy, mình kém nên vẫn đang phải học nè. Tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, tư duy đa chiều, tư duy đặt câu hỏi, và độ chi tiết cùng với độ chính xác cao.
- Kỹ năng thuyết phục người khác, kỹ năng viết (viết thư tư vấn, email, văn bản hành chính...)
- Ngoại ngữ tốt là tiền đề cho mọi sự thành công và tự tin trong thế giới này nên bạn cần cố gắng trau dồi bằng mọi giá nhé. 
Có ba món này thì bạn có tốt nghiệp trường nào ra cũng không quan trọng nữa.
Trả lời
Về câu hỏi nhà tuyển dụng có phân biệt không? Thì câu trả lời là Có nhé bạn. Thậm chí không chỉ nhà tuyển dụng mà một số trường hợp khác bạn cũng ít được ưu tiên hơn, ví dụ như cơ hội học bổng hay trao đổi với nước ngoài. Mình tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội (HLU) và mình chưa bao giờ nghĩ rằng bản thân mình may mắn khi được học ở đây cho đến khi mình nhận thấy hầu hết tin tuyển dụng từ doanh nghiệp, các công ty luật đều ưu tiên Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật - Đại học Quốc gia...Hiện nay, phòng Pháp chế của công ty mình có 20 người thì trừ 1 chị thư ký hành chính không yêu cầu học luật ra, thì hết 16 người là học HLU, ngày trước có mấy bạn học Khoa Luật - ĐHQG, 1 chị học Luật ngoại thương, 1 bạn học NEU, và 1 chị phó phòng không học luật vì làm mảng quản trị nội bộ. Thậm chí, có những nơi họ không ghi ưu tiên nhưng sẽ âm thầm loại hồ sơ không tốt nghiệp từ các trường tốt. Đó là lý do mình nói mình thấy mình may, mình chưa chắc đã giỏi hơn ai nhưng vì mình tốt nghiệp từ trường tốt hơn nên đã có nhiều cánh cửa mở ra với mình hơn, và mình cũng thấy tự tin hơn vì thế nữa. Ở đây mình không so sánh trường nào tốt hay không tốt, mình đơn giản chỉ ra một thực tế như vậy để bạn có góc nhìn rõ hơn.
Tuy nhiên, mình nghĩ là những khó khăn bước đầu này chỉ là một chút thử thách thôi, còn như người ta vẫn nói giỏi thì vứt vào đâu cũng sống được. Dù có một xuất phát điểm không tốt bằng người khác, thì bạn luôn có thể nỗ lực để chứng tỏ bản thân bạn bằng cách:
- Chứng tỏ bạn có tư duy phù hợp với ngành nghề. Làm luật quan trọng là tư duy, mình kém nên vẫn đang phải học nè. Tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, tư duy đa chiều, tư duy đặt câu hỏi, và độ chi tiết cùng với độ chính xác cao.
- Kỹ năng thuyết phục người khác, kỹ năng viết (viết thư tư vấn, email, văn bản hành chính...)
- Ngoại ngữ tốt là tiền đề cho mọi sự thành công và tự tin trong thế giới này nên bạn cần cố gắng trau dồi bằng mọi giá nhé. 
Có ba món này thì bạn có tốt nghiệp trường nào ra cũng không quan trọng nữa.

Mình tốt nghiệp luật của Kinh tế - Luật và may mắn là đến giờ (khoảng 6 năm) thì mình vẫn bám trụ được với nghề luật nên chắc sẽ có một số ý mà bạn có thể tham khảo:

- Về giá trị tấm bằng: vì bạn đã đặt câu hỏi nên mình nghĩ bạn cũng đã hình dung được một phần nào đó về thứ được gọi là "xếp hạng các trường về ngành luật". Nên, mình cũng thẳng thắn luôn là bạn nghĩ đúng rồi. Nhưng đừng buồn, mình sẽ nói đến ở phần sau nhé.

Trước tiên mình muốn giải thích về sự thua thiệt:

Đầu tiên, các sếp đi tuyển dụng hầu như đều từ Luật Tp, Kinh tế -Luật, các trường Luật ngoài bắc,... ý ở đây là việc ngành luật ở các trường trẻ chưa tạo được lứa nhân sự đủ để chứng minh cho một phần nào đó đáng kể những nhà tuyển dụng biết được chất lượng của trường đó. Đây là thua thiệt đầu tiên.

Tiếp, đội ngũ giảng viên, hầu như các trường đều là các giảng viên hợp đồng mà không có giảng viên cơ hữu. Hiện tại mình thấy luật ở Tôn Đức Thắng (thầy Sơn) và Hoa Sen (thầy Điện) đang dần lên vì xây dựng được đội ngũ giảng viên tốt. Chính danh tiếng của các giảng viên cũng là một phần nào đó nâng cấp tấm bằng.

Tiếp nữa, mỗi năm lứa nhân sự luật từ 2 trường mà bạn nhắc đến là rất nhiều, cạnh tranh rất nhiều và chất lượng nữa. Theo mình thấy và bản thân mình cũng ý thức được việc phải thực tập từ sớm (năm 3, năm 4 thậm chí là năm 2). Việc này cũng hạn chế cạnh tranh cho các bạn trường khác.

- Về việc nhà tuyển dụng có phân biệt không? Câu trả lời là có.

Như đã nói ở trên, các sếp thường có xu hướng chọn nhân sự từ trường mình đã học. Ngoài ra, việc chọn nhân sự từ các trường lớn sẽ loại được phần nào rủi ro từ thời gian đào tạo và khả năng xử lý công việc của nhân sự đó.

Bảng điểm, hầu như đây là tờ cuối cùng mà nhân sự nhìn vào, như mục GPA trong CV, bạn phải đạt mức tối thiểu (loại khá, loại giỏi). Kĩ năng thì chỉ được ghi trong CV, bạn phải pass phỏng vấn mới có cơ hội thi triển kĩ năng.

Chú ý nhé, đây là phần tích cực.

Đó là ngoại ngữ. Theo mình thấy đây là yếu tố quyết định cho các bạn trong việc cạnh tranh việc làm. Ngay cả đối với sinh viên 2 trường trên. Lấy ví dụ, firm Nhật thì việc bên cạnh Tiếng Anh bạn biết thêm Tiếng Nhật (tốt nhất ở mức trôi chảy) thì đã là 1 ưu tiên trước nhất mà k cần xét đến việc bạn tốt nghiệp ở đâu, GPA bao nhiêu (dĩ nhiên phải đạt mức khá, theo mình nghĩ là thấp nhất). Đây là thực tế mà mình tìm hiểu được. Kĩ năng, kiến thức thực tế có thể đào tạo nhưng ở đó họ k dạy tiếng cho bạn được. Cái họ dạy là tiếng (Anh, Nhật) pháp lý, chuyên ngành.

Tiếp, đó là thực tập. Càng đi làm sớm bạn càng xây dựng được mối quan hệ, kĩ năng để khi ra trường có được "lợi thế" khi tìm việc. Nhưng hãy kĩ trong việc chọn nơi thực tập nhé.

Theo mình ngành Luật sử dụng kiến thức lý thuyết rất nhiều vì gần như phải học và tuân thủ theo Luật ban hành nên mình nghĩ kiến thức trên trường là vô cùng quan trọng, chắc ko nhà tuyển dụng nào muốn nhìn bảng điểm của sv Luật thấp vì như thế có thể chứng tỏ kiến thức của họ về Luật pháp gần như là ko có.

Thật ra trừ 1 số ngành nghề quá đặc thù như bác sĩ, quân đội, mỏ... thì nhà tuyển dụng mới đòi hòi nhiều từ vấn đề trường chứ các ngành khác đặc biệt là khối ngành có sự lọc men cao như sale, marketing, quản trị... thì việc bợn học trường nào k quan trọng bằng ban có j, hồi tôi còn làm sale + tuyển dụng, đã thấy không ít bạn sv từ các trường vip như ftu, neu, quốc gia thậm chí du mục nước ngoài bị lép vế trc bạn gốc sư phạm, nhân văn khi đào kpi rồi.