Trà pha trà sữa là trà gì Làm thế nào để phân biệt các loại trà?

  1. Sức khoẻ

Mình được bạn cho trà để pha trà cam quế mật ong và giới thiệu đây là trà đen, không phải trà mạn, hay trà pha thưởng thức như mình uống thường xuyên đâu. Câu nhắc này làm mình tò mò, vậy trà sữa, trà hoa quả mà mình uống ngoài quán là gì? Trà ấm mà mình hay uống với ba là trà gì? khác nhau như thế nào?

https://cdn.noron.vn/2021/12/27/53250317299627007-1640588639.jpg
Từ khóa: 

trà sữa

,

trà đen

,

trà xanh

,

trà ô long

,

sức khoẻ

Có một giai đoạn của quá trình chế biến được sử dụng làm thước đo để phân loại các sản phẩm trà. Quy trình chế biến trà cơ bản trải qua 5 giai đoạn, một số loại trà có thể không có đủ 5 giai đoạn hoặc lặp lại 1 giai đoạn nào đó nhiều lần. Đó là các giai đoạn:

  1. Hái chè: thu hái búp chè hoặc lá chè và đưa về khu vực chế biến
  2. Tách nước: bằng cách làm héo lá chè (héo nắng, héo mát) giúp lá chè mềm ra
  3. Làm dập: bằng cách vò, nghiền hoặc quay lá trà
  4. Oxy hóa: thúc đẩy các enzim trong trà tương tác với oxy trong không khí, quá trình này làm thay đổi thành phần hóa học của trà.
  5. Sấy trà: đình chỉ các phản ứng và làm khô trà.

Trong 5 giai đoạn này, chúng ta cần lưu ý giai đoạn số 4 – Oxy hóa trà, vì đây là giai đoạn quan trọng tạo nên sự đa dạng về hương vị cho trà thành phẩm do trong giai đoạn này thành phần hóa học của lá trà đã thay đổi.

Còn để mà nói về các loại trà để pha trà sữa thì có thể kể đến như trà ô long, trà đen, hồng trà, trà xanh, trà thái xanh - thái đỏ,....

Trả lời

Có một giai đoạn của quá trình chế biến được sử dụng làm thước đo để phân loại các sản phẩm trà. Quy trình chế biến trà cơ bản trải qua 5 giai đoạn, một số loại trà có thể không có đủ 5 giai đoạn hoặc lặp lại 1 giai đoạn nào đó nhiều lần. Đó là các giai đoạn:

  1. Hái chè: thu hái búp chè hoặc lá chè và đưa về khu vực chế biến
  2. Tách nước: bằng cách làm héo lá chè (héo nắng, héo mát) giúp lá chè mềm ra
  3. Làm dập: bằng cách vò, nghiền hoặc quay lá trà
  4. Oxy hóa: thúc đẩy các enzim trong trà tương tác với oxy trong không khí, quá trình này làm thay đổi thành phần hóa học của trà.
  5. Sấy trà: đình chỉ các phản ứng và làm khô trà.

Trong 5 giai đoạn này, chúng ta cần lưu ý giai đoạn số 4 – Oxy hóa trà, vì đây là giai đoạn quan trọng tạo nên sự đa dạng về hương vị cho trà thành phẩm do trong giai đoạn này thành phần hóa học của lá trà đã thay đổi.

Còn để mà nói về các loại trà để pha trà sữa thì có thể kể đến như trà ô long, trà đen, hồng trà, trà xanh, trà thái xanh - thái đỏ,....