Trẻ em ngày nay học càng nhiều vậy có thực sự hiệu quả?

  1. Giáo dục

Từ khóa: 

giáo dục

Nhìn từ ngoài vào và nhìn thông qua những thời khóa biểu dày đặc của các em thì hầu hết chúng ta sẽ thấy: trẻ em học càng ngày càng nhiều. Nhưng từ trải nghiệm của bản thân mình trong lĩnh vực giáo dục, mình nhận ra mọi thứ lại hoàn toàn không phải như vậy.

Các em ngồi trong lớp lâu hơn nhưng ít tập trung hơn, thông tin nhiều hơn nhưng ít giá trị hơn, công cụ hiện đại hơn nhưng kỹ năng sử dụng thô sơ hơn, nội dung học tập đa dạng hơn nhưng lại xa rời nhu cầu thực tế của các em hơn và biết nhiều về thế giới rộng lớn bên ngoài hơn nhưng nhận thức về bản thân lại trở nên hạn hẹp hơn.

Hình như sự thực đáng buồn là trẻ em không học nhiều như người lớn nghĩ và người lớn muốn. Các em chỉ đang buông xuôi theo những bản kế hoạch cuộc đời do người khác soạn sẵn. Để rồi sau một hành trình học tập khổ hạnh như vậy, không mấy em giác ngộ được ý nghĩa của cuộc sống là gì. Khi con người ta không biết ý nghĩa của cuộc sống là gì, thì hệ quả là họ cảm thấy lạc lõng, chênh vênh, mất niềm tin để hoặc trở nên âu sầu lánh đời hoặc nổi loạn phá đời. Và rồi, kết luận lại là những cái lắc đầu ngao ngán kèm theo tiếng thở dài từ thế hệ đi trước: "giới trẻ ngày nay..."

"Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai"- nhìn vào những gì trẻ em đang trải qua, mình không biết nên nói gì về thế giới ngày mai nữa. Nhưng mình tin một điều là em nào cũng có tiềm năng và tiềm năng đó sẽ phát triển nếu các em tìm được người truyền thụ cho các em biết phương pháp tự học.

Trả lời

Nhìn từ ngoài vào và nhìn thông qua những thời khóa biểu dày đặc của các em thì hầu hết chúng ta sẽ thấy: trẻ em học càng ngày càng nhiều. Nhưng từ trải nghiệm của bản thân mình trong lĩnh vực giáo dục, mình nhận ra mọi thứ lại hoàn toàn không phải như vậy.

Các em ngồi trong lớp lâu hơn nhưng ít tập trung hơn, thông tin nhiều hơn nhưng ít giá trị hơn, công cụ hiện đại hơn nhưng kỹ năng sử dụng thô sơ hơn, nội dung học tập đa dạng hơn nhưng lại xa rời nhu cầu thực tế của các em hơn và biết nhiều về thế giới rộng lớn bên ngoài hơn nhưng nhận thức về bản thân lại trở nên hạn hẹp hơn.

Hình như sự thực đáng buồn là trẻ em không học nhiều như người lớn nghĩ và người lớn muốn. Các em chỉ đang buông xuôi theo những bản kế hoạch cuộc đời do người khác soạn sẵn. Để rồi sau một hành trình học tập khổ hạnh như vậy, không mấy em giác ngộ được ý nghĩa của cuộc sống là gì. Khi con người ta không biết ý nghĩa của cuộc sống là gì, thì hệ quả là họ cảm thấy lạc lõng, chênh vênh, mất niềm tin để hoặc trở nên âu sầu lánh đời hoặc nổi loạn phá đời. Và rồi, kết luận lại là những cái lắc đầu ngao ngán kèm theo tiếng thở dài từ thế hệ đi trước: "giới trẻ ngày nay..."

"Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai"- nhìn vào những gì trẻ em đang trải qua, mình không biết nên nói gì về thế giới ngày mai nữa. Nhưng mình tin một điều là em nào cũng có tiềm năng và tiềm năng đó sẽ phát triển nếu các em tìm được người truyền thụ cho các em biết phương pháp tự học.

Cá nhân mình thì thấy càng ép trẻ học nhiều thì càng không hiệu quả. Chị họ mình đây, có điều kiện nên cho con học đủ thứ, nào tiếng anh nào piano, con bé con không có lấy một giờ phút nghỉ ngơi trong khi nó mới có 7 tuổi. 

Giờ thời đại phát triển, bố mẹ cứ tạo điền kiện cho trẻ học đủ thứ, từ trên trường đến lớp học thêm, từ nhà đến đủ thứ trung tâm. Thành ra ở cái tuổi vốn dĩ được bay nhảy, đám trẻ lại đau đầu mệt mỏi với một đống bài tập. Kiểu bố mẹ cứ nghĩ mình cho con học là để sau này đứa trẻ không phải tiếc nuối như mình ấy.

Được học là tốt, nhưng học thì cũng phải có chừng mực. Học nhiều không chỉ khiến trẻ khó tiếp thu hiệu quả toàn bộ mà còn gây ra áp lực với nhà trường, thầy cô và cha mẹ. Vậy mới thấy làm cha làm mẹ sao cho đủ tâm lý để hiểu con mình thích gì mà cho học khó nhường nào. 

Ra thực tế thì mình chưa đánh giá được việc các em học nhiều có hiệu quả và áp dụng được vào thực tiễn một cách hiệu quả hơn hay ko? Tuy nhiên xét về mặt lý thuyết rõ ràng việc ''bắt ép'' trẻ em học hiều hơn là có hiệu quả hơn, điều này thể hiện rõ nhất qua điểm thi vào cấp 3, vào Đại học gần như là đều tăng dần qua các năm. Nhưng bên cạnh đấy thì sức khoẻ tâm lý của trẻ em ngày nay có vấn đề hơn rất nhiều so với nhiều năm trước vì áp lực học tập, áp lực thành tích đè lên vai. 

Học là tốt nhưng ba mẹ nên lựa sức học của từng trẻ để định hướng phù hợp, hãy cho trẻ môi trường và cách học các em thấy thoải mái nhất thay vì bắt ép, nhồi nhét vào đầu chúng. Hãy quan tâm đến mong muốn và sức khoẻ của trẻ nhiều hơn để các em học tập tốt nhất.

Đối với xã hội và bố mẹ đứa trẻ ấy thì thực sự hiệu quả. Còn với bản thân đứa trẻ ấy thì tôi không chắc. Phải công nhận khi nhồi kiến thức và kĩ năng cho chúng từ sớm thì tiếp thu rất nhanh, khai mở được nhiều tiềm năng ở bản thân nó, kiểu gì cũng giỏi thôi bởi vì nó được dạy tư duy theo cách đó.

Nhưng đến khi cái gì cũng giỏi, thì nó cũng chẳng biết là bản thân nó muốn cái gì, nó cần gì. Đơn giản là niềm vui, cảm xúc của nó bị che lấp bởi sự kì vọng của gia đình, xã hội mất rồi, còn thời gian để nghĩ cho mình đâu.

Vậy nên, học sớm cũng tốt nhưng cũng phải để tâm đến cảm xúc của đứa trẻ, những nguyện vọng và ước muốn của nó. Nếu mình làm cha làm mẹ, tôi cũng không yêu cầu nó phải giải cứu thế giới được, chỉ cần cho nó sống cuộc đời của nó, được tự do sống và làm điều mình thích (miễn không trái pháp luật) là được.

https://i.pinimg.com/564x/8b/6d/7f/8b6d7f95d1852051d74feb8ac23603f1.jpg