Trình bày một số hiểu biết về khái niệm Truyện cổ tích ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1. Khái niệm Truyện cổ tích ra đời từ giai đoạn cuối của xã hội nguyên thủy, phát triển mạnh trong lòng xã hội phân chia giai cấp. Có nhiều khái niệm về truyện cổ tích, trong bài viết này chúng tôi sử dụng quan điểm của Nguyễn Bích Hà: “ Truyện cổ tích là những truyện kể có yếu tố hoang đường kỳ ảo. Nó ra đời từ sớm nhưng đặc biệt nở rộ trong xã hội có sự phân hóa giàu nghèo, xấu tốt. Qua những số phận khác nhau của nhân vật, truyện trình bày kinh nghiệm sống, quan niệm đạo đức, lí tưởng và ước mơ của nhân dân lao động về một xã hội công bằng, dân chủ, hạnh phúc.” ( “Giáo trình Văn học Dân gian Việt Nam”, Nguyễn Bích Hà, Nxb Đại học Sư phạm). 2. Phân loại: Truyện cổ tích cho đến nay vẫn chưa có tiêu chí phân chia nhất quán, phần đa mọi người vẫn chia truyện cổ tích ra thành ba loại:  Truyện cổ tích loài vật: Là nhóm truyện mà các nhân vật là các con vật trong thế giới loài vật. Thông qua mối quan hệ của các con vật đó để thể hiện mối quan hệ giữa người và người.  Truyện cổ tích thần kỳ: Là nhóm truyện tiêu biểu nhất của truyện cổ tích ( mang những nét đặc trưng nhất của truyện cổ tích). Thông qua việc kết hợp các yếu tố kỳ ảo, hoang đường để thể hiện ước mơ, khát vọng của nhân dân về xã hội, cuộc sông,...  Truyện cổ tích sinh hoạt: Tinh thần thực tế đã chi phối sáng tạo nghệ thuật của nhóm này. Thể loại truyện này vẫn thể hiện ước mư của con người. 3. Đặc điểm truyện cổ tích Truyện cổ được truyền đạt thông qua người kể chuyện kể lại nó và người nghe thì tiếp nhận trước hết như một sự hư cấu thẩm mỹ, một trò chơi của trí tưởng tượng. Bên cạnh yếu tố hư cấu, tưởng tượng như một đặc điểm chủ yếu của thể loại, truyện cổ tích vẫn bộc lộ sự liên hệ với đời sống hiện thực, thông qua những đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ, tính chất của cốt truyện, mô típ, hình tượng nghệ thuật v.v. Nhiều truyện cổ tích xuất xứ từ xa xưa phản ánh được các quan hệ xã hội nguyên thủy và các biểu tượng, tín ngưỡng vật tổ,... Trong khi đó, các truyện cổ tích hình thành giai đoạn muộn hơn, như thời phong kiến, thường có những hình tượng vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa. Sang thời tư bản chủ nghĩa, truyện cổ tích thường chú ý hơn đến thương nhân, tiền bạc và các quan hệ xã hội liên quan đến mua bán, đổi chác, sự tương phản giàu nghèo,... Về nội dung tư tưởng, truyện cổ tích thường mang tinh thần lạc quan, có hậu, trong đó kết thúc truyện bao giờ cái thiện cũng chiến thắng hoặc được tôn vinh, cái ác bị tiễu trừ hoặc bị chế giễu. Là một thể loại truyền miệng, truyện cổ tích thường có nhiều dị bản. Sự dị bản hóa tác phẩm có thể do các dân tộc trên thế giới có những điểm chung nhất về văn hóa, lịch sử, sinh hoạt, lối sống; đồng thời cũng có những đặc điểm riêng trong nếp sống, đặc điểm lao động, sinh hoạt, điều kiện tự nhiên. Thêm vào đó, những người kể truyện cổ tích thường mang vào các truyện họ kể những nét cá tính riêng, sự thêm thắt nội dung theo những ý đồ nhất định.
Trả lời
1. Khái niệm Truyện cổ tích ra đời từ giai đoạn cuối của xã hội nguyên thủy, phát triển mạnh trong lòng xã hội phân chia giai cấp. Có nhiều khái niệm về truyện cổ tích, trong bài viết này chúng tôi sử dụng quan điểm của Nguyễn Bích Hà: “ Truyện cổ tích là những truyện kể có yếu tố hoang đường kỳ ảo. Nó ra đời từ sớm nhưng đặc biệt nở rộ trong xã hội có sự phân hóa giàu nghèo, xấu tốt. Qua những số phận khác nhau của nhân vật, truyện trình bày kinh nghiệm sống, quan niệm đạo đức, lí tưởng và ước mơ của nhân dân lao động về một xã hội công bằng, dân chủ, hạnh phúc.” ( “Giáo trình Văn học Dân gian Việt Nam”, Nguyễn Bích Hà, Nxb Đại học Sư phạm). 2. Phân loại: Truyện cổ tích cho đến nay vẫn chưa có tiêu chí phân chia nhất quán, phần đa mọi người vẫn chia truyện cổ tích ra thành ba loại:  Truyện cổ tích loài vật: Là nhóm truyện mà các nhân vật là các con vật trong thế giới loài vật. Thông qua mối quan hệ của các con vật đó để thể hiện mối quan hệ giữa người và người.  Truyện cổ tích thần kỳ: Là nhóm truyện tiêu biểu nhất của truyện cổ tích ( mang những nét đặc trưng nhất của truyện cổ tích). Thông qua việc kết hợp các yếu tố kỳ ảo, hoang đường để thể hiện ước mơ, khát vọng của nhân dân về xã hội, cuộc sông,...  Truyện cổ tích sinh hoạt: Tinh thần thực tế đã chi phối sáng tạo nghệ thuật của nhóm này. Thể loại truyện này vẫn thể hiện ước mư của con người. 3. Đặc điểm truyện cổ tích Truyện cổ được truyền đạt thông qua người kể chuyện kể lại nó và người nghe thì tiếp nhận trước hết như một sự hư cấu thẩm mỹ, một trò chơi của trí tưởng tượng. Bên cạnh yếu tố hư cấu, tưởng tượng như một đặc điểm chủ yếu của thể loại, truyện cổ tích vẫn bộc lộ sự liên hệ với đời sống hiện thực, thông qua những đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ, tính chất của cốt truyện, mô típ, hình tượng nghệ thuật v.v. Nhiều truyện cổ tích xuất xứ từ xa xưa phản ánh được các quan hệ xã hội nguyên thủy và các biểu tượng, tín ngưỡng vật tổ,... Trong khi đó, các truyện cổ tích hình thành giai đoạn muộn hơn, như thời phong kiến, thường có những hình tượng vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa. Sang thời tư bản chủ nghĩa, truyện cổ tích thường chú ý hơn đến thương nhân, tiền bạc và các quan hệ xã hội liên quan đến mua bán, đổi chác, sự tương phản giàu nghèo,... Về nội dung tư tưởng, truyện cổ tích thường mang tinh thần lạc quan, có hậu, trong đó kết thúc truyện bao giờ cái thiện cũng chiến thắng hoặc được tôn vinh, cái ác bị tiễu trừ hoặc bị chế giễu. Là một thể loại truyền miệng, truyện cổ tích thường có nhiều dị bản. Sự dị bản hóa tác phẩm có thể do các dân tộc trên thế giới có những điểm chung nhất về văn hóa, lịch sử, sinh hoạt, lối sống; đồng thời cũng có những đặc điểm riêng trong nếp sống, đặc điểm lao động, sinh hoạt, điều kiện tự nhiên. Thêm vào đó, những người kể truyện cổ tích thường mang vào các truyện họ kể những nét cá tính riêng, sự thêm thắt nội dung theo những ý đồ nhất định.