Trình bày về những nhà tư tưởng lỗi lạc?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Khổng Tửː Triết gia Khổng Tử (551 - 471 TCN) là một trong những nhà tư tưởng đầu tiên có cách tiếp cận riêng đến Học thuyết chính trị. Căn bản trong học thuyết của ông là "quân tử (người cầm quyền) nên học tự kỷ luật, nên cai trị người dân của mình bằng chính gương của mình, và nên đối xử với họ bằng tình thương và sự quan tâm". Niềm tin chính trị của ông gắn chặt với luân thường đạo lý và đạo đức cá nhân. Ông cho rằng chỉ những người quân tử liêm khiết và tuân theo đạo của người quân tử thì mới được cầm quyền, và những tư cách của những nhân vật đó phải kiên định với địa vị trong xã hội. Ông ta cũng nói rằng "Triều đại tốt cốt ở vua làm tròn bổn phận của vua, bề tôi làm tròn bổn phận của bề tôi, cha làm tròn bổn phận của cha, và con làm tròn bổn phận của con". Platoː Triết gia Hy Lạp cổ đại Plato (428 - 328 TCN) nói trong sách Nền Cộng hòa (The Republic) rằng tất cả những chế độ chính trị theo truyền thống như (dân chủ, quân chủ, chính thể đầu sỏ,chính thể hào hiệp - democracy, monarchy, oligarchy và timarchy) vốn đã đồi bại, tham nhũng và nhà nước nên được điều hành bởi tầng lớp những người cầm quyền cũng là triết gia được giáo dục tốt. Họ được đào tạo từ lúc chào đời và được chọn dựa trên năng lực: "những người có kỹ năng đặc biệt về quan sát tổng quan xã hội." Aristotleː Trong cuốn Chính trị của mình, triết gia Hy Lạp cổ đại Aristotle (384 - 322 TCN) quả quyết rằng về bản chất, con người là một động vật chính trị. Ông ta cho rằng luân thường và chính trị có liên kết chặt chẽ với nhau, và một đời sống thật sự đạo đức chỉ có thể có ở những người tham gia vào chính trị. Giống như Plato, Aristotle thấy rằng có nhiều hình thức nhà nước khác nhau, và ông cho rằng hình thức "đúng" của nhà nước có thể biến thành một hình thức nhà nước "lệch lạc", nơi mà thể chế bị mục nát. Theo ông, chế độ quân chủ, có một người cai trị, sẽ biến thành chuyên chế; chế độ quý tộc, với một nhóm nhỏ người cai trị, sẽ biến thành chính thể đầu sỏ; và xã hội có tổ chức (polity) do nhiều người dân cùng cai trị thì sẽ biến thành chế độ dân chủ. Theo nghĩa này, Aristotle không dùng từ "democracy" như nghĩa hiện nay là nó mang nghĩa rộng, nhưng có nghĩa đen là do demos, hay thường dân cai trị. Một cái nhìn chính xác hơn về dân chủ mà Aristotle đề cập đến chỉ là chính quyền quần chúng (ochlocracy). Niccolò Machiavelliː Trong sách của mình, cuốn The Prince (Quân vương), nhà lý luận chính trị người Ý ở giai đoạn Phục Hưng ông Niccolò Machiavelli đề nghị một tầm nhìn thế giới về chính trị để miêu tả các phương pháp thực tế cho chế độ chuyên quyền để giành và giữ quyền lực chính trị. Ông thường được xem là người phản đối quan điểm đạo đức truyền thống đối với người cầm quyền: "đối với Machiavelli, không có nền tảng đạo đức mà ở đó phân xử sự khác nhau giữa việc sử dụng quyền lực hợp pháp hay bất hợp pháp." Thuật ngữ Machiavellian (cũng có nghĩa là xảo quyệt) ra đời, đề cập đến một người thiếu đạo đức dùng các cách mánh khóe để cố thủ quyền hành. Học thuyết của ông đã được các lãnh đạo học tập và thực hành kể cả những lãnh đạo chuyên chế toàn trị như Benito Mussolini và Adolf Hitler, những người đã biện hộ cho việc hành động tàn bạo của mình là cho mục đích an toàn quốc gia. Tuy nhiên, nhiều học giả đã nghi vấn quan điểm này của chủ thuyết Machiavelli, cho rằng "Machiavelli không sáng tạo ra chủ nghĩa Machiavelli", và chưa từng là một 'Machiavellian' quỷ quyệt như ông đã bị gán cho." Thay vào đó, Machiavelli xem trạng thái ổn định của quốc gia là mục tiêu quan trọng hàng đầu, và tranh luận rằng theo truyền thống phẩm chất tốt được xem là khát vọng mang tính đạo đức, như tính độ lượng, đã không được ưa thích đối với người lãnh đạo và có thể dẫn đến việc mất quyền lực chính trị. John Stuart Millː Vào thế kỷ XIX, John Stuart Mill là người đi tiên phong trong việc dùng khái niệm tự do trong chính trị. Ông ta đã thấy được rằng dân chủ sẽ là sự phát triển chính trị chủ chốt trong thời đại ông ta và, trong cuốn Bàn về tự do (On Liberty) của mình, ông đã cổ vũ cho việc bảo vệ tốt hơn các quyền cá nhân và chống lại ảnh hưởng của nhà nước và sự cầm quyền của đa số. Ông ta cho rằng tự do là quyền quan trọng nhất của loài người. Một nhà bình luận cho rằng cuốn Bàn về tự do như là một lời bảo vệ hùng hồn và mạnh mẽ nhất cho chủ nghĩa tự do chúng ta có. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do ngôn luận, và tuyên bố rằng chúng ta không thể chắc chắn rằng ý kiến mà chúng ta cố gắng ngắt lời là ý kiến sai trái, và nếu chúng ta chắc chắn như vậy thì việc ngắt lời vẫn là điều sai quấy." Karl Marx là một trong số những nhà tư tưởng chính trị có ảnh hưởng trong lịch sử. Học thuyết của ông chỉ trích chủ nghĩa tư bản và ông biện luận rằng trong tương lai sẽ có "sự suy tàn không tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản vì các nguyên nhân kinh tế, và được thay thế bởi chủ nghĩa xã hội”. Ông ta định nghĩa lịch sử có liên quan đến đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản, hay giai cấp sở hữu tư liệu sản xuất, và giai cấp vô sản, hay giai cấp lao động. Cuộc đấu tranh được sự công nghiệp hóa tăng cường.[20] Nhiều phong trào chính trị sau đó dựa trên tư tưởng của Marx, cho ra các phiên bản rất khác nhau của chủ nghĩa cộng sản; bao gồm Chủ nghĩa Marx-Lenin, Chủ nghĩa Mao, và Chủ nghĩa Marx tự do. Có thể nói rằng người đã người thể hiện học thuyết chủ nghĩa Marx có ảnh hưởng nhất là Lenin, người sáng lập ra Liên Xô. Ông đã sáng tạo học thuyết cách mạng dựa trên nền tảng tư tưởng Marx. Tuy nhiên, những nhà tư tưởng theo Chủ nghĩa Marx tự do đã thách thức sự diễn dịch chủ nghĩa Marx của Lenin; như trường hợp Cornelius Castoriadis, đã miêu tả nhà nước Liên Xô là một hình thức của "chủ nghĩa tư bản quan liêu" hơn là nhà nước cộng sản thực sự
Trả lời
Khổng Tửː Triết gia Khổng Tử (551 - 471 TCN) là một trong những nhà tư tưởng đầu tiên có cách tiếp cận riêng đến Học thuyết chính trị. Căn bản trong học thuyết của ông là "quân tử (người cầm quyền) nên học tự kỷ luật, nên cai trị người dân của mình bằng chính gương của mình, và nên đối xử với họ bằng tình thương và sự quan tâm". Niềm tin chính trị của ông gắn chặt với luân thường đạo lý và đạo đức cá nhân. Ông cho rằng chỉ những người quân tử liêm khiết và tuân theo đạo của người quân tử thì mới được cầm quyền, và những tư cách của những nhân vật đó phải kiên định với địa vị trong xã hội. Ông ta cũng nói rằng "Triều đại tốt cốt ở vua làm tròn bổn phận của vua, bề tôi làm tròn bổn phận của bề tôi, cha làm tròn bổn phận của cha, và con làm tròn bổn phận của con". Platoː Triết gia Hy Lạp cổ đại Plato (428 - 328 TCN) nói trong sách Nền Cộng hòa (The Republic) rằng tất cả những chế độ chính trị theo truyền thống như (dân chủ, quân chủ, chính thể đầu sỏ,chính thể hào hiệp - democracy, monarchy, oligarchy và timarchy) vốn đã đồi bại, tham nhũng và nhà nước nên được điều hành bởi tầng lớp những người cầm quyền cũng là triết gia được giáo dục tốt. Họ được đào tạo từ lúc chào đời và được chọn dựa trên năng lực: "những người có kỹ năng đặc biệt về quan sát tổng quan xã hội." Aristotleː Trong cuốn Chính trị của mình, triết gia Hy Lạp cổ đại Aristotle (384 - 322 TCN) quả quyết rằng về bản chất, con người là một động vật chính trị. Ông ta cho rằng luân thường và chính trị có liên kết chặt chẽ với nhau, và một đời sống thật sự đạo đức chỉ có thể có ở những người tham gia vào chính trị. Giống như Plato, Aristotle thấy rằng có nhiều hình thức nhà nước khác nhau, và ông cho rằng hình thức "đúng" của nhà nước có thể biến thành một hình thức nhà nước "lệch lạc", nơi mà thể chế bị mục nát. Theo ông, chế độ quân chủ, có một người cai trị, sẽ biến thành chuyên chế; chế độ quý tộc, với một nhóm nhỏ người cai trị, sẽ biến thành chính thể đầu sỏ; và xã hội có tổ chức (polity) do nhiều người dân cùng cai trị thì sẽ biến thành chế độ dân chủ. Theo nghĩa này, Aristotle không dùng từ "democracy" như nghĩa hiện nay là nó mang nghĩa rộng, nhưng có nghĩa đen là do demos, hay thường dân cai trị. Một cái nhìn chính xác hơn về dân chủ mà Aristotle đề cập đến chỉ là chính quyền quần chúng (ochlocracy). Niccolò Machiavelliː Trong sách của mình, cuốn The Prince (Quân vương), nhà lý luận chính trị người Ý ở giai đoạn Phục Hưng ông Niccolò Machiavelli đề nghị một tầm nhìn thế giới về chính trị để miêu tả các phương pháp thực tế cho chế độ chuyên quyền để giành và giữ quyền lực chính trị. Ông thường được xem là người phản đối quan điểm đạo đức truyền thống đối với người cầm quyền: "đối với Machiavelli, không có nền tảng đạo đức mà ở đó phân xử sự khác nhau giữa việc sử dụng quyền lực hợp pháp hay bất hợp pháp." Thuật ngữ Machiavellian (cũng có nghĩa là xảo quyệt) ra đời, đề cập đến một người thiếu đạo đức dùng các cách mánh khóe để cố thủ quyền hành. Học thuyết của ông đã được các lãnh đạo học tập và thực hành kể cả những lãnh đạo chuyên chế toàn trị như Benito Mussolini và Adolf Hitler, những người đã biện hộ cho việc hành động tàn bạo của mình là cho mục đích an toàn quốc gia. Tuy nhiên, nhiều học giả đã nghi vấn quan điểm này của chủ thuyết Machiavelli, cho rằng "Machiavelli không sáng tạo ra chủ nghĩa Machiavelli", và chưa từng là một 'Machiavellian' quỷ quyệt như ông đã bị gán cho." Thay vào đó, Machiavelli xem trạng thái ổn định của quốc gia là mục tiêu quan trọng hàng đầu, và tranh luận rằng theo truyền thống phẩm chất tốt được xem là khát vọng mang tính đạo đức, như tính độ lượng, đã không được ưa thích đối với người lãnh đạo và có thể dẫn đến việc mất quyền lực chính trị. John Stuart Millː Vào thế kỷ XIX, John Stuart Mill là người đi tiên phong trong việc dùng khái niệm tự do trong chính trị. Ông ta đã thấy được rằng dân chủ sẽ là sự phát triển chính trị chủ chốt trong thời đại ông ta và, trong cuốn Bàn về tự do (On Liberty) của mình, ông đã cổ vũ cho việc bảo vệ tốt hơn các quyền cá nhân và chống lại ảnh hưởng của nhà nước và sự cầm quyền của đa số. Ông ta cho rằng tự do là quyền quan trọng nhất của loài người. Một nhà bình luận cho rằng cuốn Bàn về tự do như là một lời bảo vệ hùng hồn và mạnh mẽ nhất cho chủ nghĩa tự do chúng ta có. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do ngôn luận, và tuyên bố rằng chúng ta không thể chắc chắn rằng ý kiến mà chúng ta cố gắng ngắt lời là ý kiến sai trái, và nếu chúng ta chắc chắn như vậy thì việc ngắt lời vẫn là điều sai quấy." Karl Marx là một trong số những nhà tư tưởng chính trị có ảnh hưởng trong lịch sử. Học thuyết của ông chỉ trích chủ nghĩa tư bản và ông biện luận rằng trong tương lai sẽ có "sự suy tàn không tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản vì các nguyên nhân kinh tế, và được thay thế bởi chủ nghĩa xã hội”. Ông ta định nghĩa lịch sử có liên quan đến đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản, hay giai cấp sở hữu tư liệu sản xuất, và giai cấp vô sản, hay giai cấp lao động. Cuộc đấu tranh được sự công nghiệp hóa tăng cường.[20] Nhiều phong trào chính trị sau đó dựa trên tư tưởng của Marx, cho ra các phiên bản rất khác nhau của chủ nghĩa cộng sản; bao gồm Chủ nghĩa Marx-Lenin, Chủ nghĩa Mao, và Chủ nghĩa Marx tự do. Có thể nói rằng người đã người thể hiện học thuyết chủ nghĩa Marx có ảnh hưởng nhất là Lenin, người sáng lập ra Liên Xô. Ông đã sáng tạo học thuyết cách mạng dựa trên nền tảng tư tưởng Marx. Tuy nhiên, những nhà tư tưởng theo Chủ nghĩa Marx tự do đã thách thức sự diễn dịch chủ nghĩa Marx của Lenin; như trường hợp Cornelius Castoriadis, đã miêu tả nhà nước Liên Xô là một hình thức của "chủ nghĩa tư bản quan liêu" hơn là nhà nước cộng sản thực sự