Trước khi có tủ lạnh thì con người bảo quản đồ ăn thế nào?

  1. Ẩm thực

Mình hơi tò mò về cuộc sống ngày xưa của mọi người ^^

Từ khóa: 

ẩm thực

1. Đóng hộp

images

Đóng hộp là cách thức bảo quản thực phẩm phổ biến trong quá khứ. Đầu tiên thực phẩm sẽ được chế biến sơ hoặc nấu kỹ để khử trùng, sau đó cho vào lọ (thường là thủy tinh) và vặn chặt nắp để không khí không lọt vào. Cách này có thể sử dụng với hầu như toàn bộ các loại thực phẩm, ví dụ như thịt, rau củ, cá, v.v...

2. Làm khô

maxresdefault

Làm khô được cho là cách đơn giản và đỡ tốn sức nhất trong việc bảo quản thực phẩm. Đa số các loại nấm mốc/vi khuẩn đều cần môi trường ẩm ướt để tồn tại, làm khô thực phẩm sẽ khiến nó có thể lưu trữ trong thời gian dài vì thành phần nước trong thức ăn đã bị thoát ra ngoài hết. Người xưa thường treo thực phẩm để làm khô tự nhiên dưới ánh mắt trời và gió, hoặc làm khô bằng lò.

3. Lên men

ky-thuat-len-men

Lên men cũng tương tự như việc đóng hộp, tuy nhiên nó không kín khí vì lên men cần sự trợ giúp từ các vi khuẩn tốt bên ngoài để đẩy lùi các loại vi khuẩn có hại trong thực phẩm. Thực phẩm lên men nổi tiếng thế giới là kim chi của Hàn Quốc. Ngoài ra còn có thể lên men nhiều loại thực phẩm khác nhau, ví dụ như sữa (yogurt), cá, thịt, rau củ, v.v...

4. Muối

salt_bae_3

Dùng muối để bảo quản thịt là cách bảo quản được dùng từ rất lâu. Vi khuẩn không thể sống và sản sinh ở những nơi có nồng độ muối trên 10%. Người xưa đã dùng hỗn hợp muối và đường để xát lên những miếng thịt mỏng, sau đó trữ ở môi trường thoáng mát. Nếu muốn ăn chỗ thịt đó, người ta phải ngâm nước và rửa thịt nhiều lần để khử muối. Thực phẩm phổ biến để muối là cá biển.

5. Xông khói

cach-lam-thit-xong-khoi-1

Xông khói là một dạng làm khô thực phẩm, đồng thời tăng thêm hương vị và màu sắc. Thịt xông khói thường khó bị mốc hơn thịt thông thường. Người xưa thường muối thịt, sau đó xông khói để bảo quản tốt hơn.

Nguồn : m.genk.vn

Trả lời

1. Đóng hộp

images

Đóng hộp là cách thức bảo quản thực phẩm phổ biến trong quá khứ. Đầu tiên thực phẩm sẽ được chế biến sơ hoặc nấu kỹ để khử trùng, sau đó cho vào lọ (thường là thủy tinh) và vặn chặt nắp để không khí không lọt vào. Cách này có thể sử dụng với hầu như toàn bộ các loại thực phẩm, ví dụ như thịt, rau củ, cá, v.v...

2. Làm khô

maxresdefault

Làm khô được cho là cách đơn giản và đỡ tốn sức nhất trong việc bảo quản thực phẩm. Đa số các loại nấm mốc/vi khuẩn đều cần môi trường ẩm ướt để tồn tại, làm khô thực phẩm sẽ khiến nó có thể lưu trữ trong thời gian dài vì thành phần nước trong thức ăn đã bị thoát ra ngoài hết. Người xưa thường treo thực phẩm để làm khô tự nhiên dưới ánh mắt trời và gió, hoặc làm khô bằng lò.

3. Lên men

ky-thuat-len-men

Lên men cũng tương tự như việc đóng hộp, tuy nhiên nó không kín khí vì lên men cần sự trợ giúp từ các vi khuẩn tốt bên ngoài để đẩy lùi các loại vi khuẩn có hại trong thực phẩm. Thực phẩm lên men nổi tiếng thế giới là kim chi của Hàn Quốc. Ngoài ra còn có thể lên men nhiều loại thực phẩm khác nhau, ví dụ như sữa (yogurt), cá, thịt, rau củ, v.v...

4. Muối

salt_bae_3

Dùng muối để bảo quản thịt là cách bảo quản được dùng từ rất lâu. Vi khuẩn không thể sống và sản sinh ở những nơi có nồng độ muối trên 10%. Người xưa đã dùng hỗn hợp muối và đường để xát lên những miếng thịt mỏng, sau đó trữ ở môi trường thoáng mát. Nếu muốn ăn chỗ thịt đó, người ta phải ngâm nước và rửa thịt nhiều lần để khử muối. Thực phẩm phổ biến để muối là cá biển.

5. Xông khói

cach-lam-thit-xong-khoi-1

Xông khói là một dạng làm khô thực phẩm, đồng thời tăng thêm hương vị và màu sắc. Thịt xông khói thường khó bị mốc hơn thịt thông thường. Người xưa thường muối thịt, sau đó xông khói để bảo quản tốt hơn.

Nguồn : m.genk.vn

Ngày xưa nhà mình, các cụ hay bảo quản hoa quả trong cát. Gói kín lại rồi phủ cát lên. Mình nhớ là cụ hay giữ chanh bằng kiểu này. Để được vài tháng luôn.

AB757F46-C95D-426B-91F0-801498A7830A

Đồ khô thì gác bếp. Một số món thì phơi khô bỏ lọ, hoặc mang ngâm muối, ngâm đường.

Có một phương pháp tân tiến đã rất phổ biến ở Ba Tư vào khoảng 400 năm trước công nguyên. Người ta dự trữ đồ ăn ở trong những cấu trúc đặc biệt, được biết đến với cái tên Yakhchal. Chúng là những tòa nhà được xây lên từ gạch bùn nhằm giữ cho đá bên trong không bị tan chảy kể cả vào những tháng hè nóng nực nhất. Những công trình đó vẫn còn đứng vững và được sử dụng đến tận ngày nay, chúng giữ nhiệt tốt như vậy là nhờ vào những cái tường dày đến 6 feet (khoảng gần 2m).

Vào thời kì Trung Cổ, loài người khi đó bảo quản đồ ăn bằng cách ướp muối hoặc hun khói chúng. Họ cũng sấy khô nhiều loại đồ ăn khác nữa, trong đó có bao gồm ngũ cốc. Rau củ thì thường được ướp muối hoặc ngâm chua. Hoa quả thì đem sấy hoặc làm mứt. Những loại đồ ăn này có thể để được ở những nơi thông thoáng, như tầng hầm hay hang động. Điều này giúp con người thời đó dự trữ thức ăn cho những thời khắc đói kém như hạn hán hay nạn đói.

Trứng đựng hủ muối. Thịt gác bếp lò. cá muối khô. Thịt phơi sương. Ngâm hủ chôn dưới đất( rượu). Mì phơi trên nóc nhà. Đậu lên men. Ko ăn ngâm giấm

con người ko bảo quản đồ ăn mà họ ăn bao nhiêu dùng bấy nhiêu

Ngày xưa nhà mình chưa có tủ lạnh,hay dúi chanh vào trong bao cát,tưới nước lên,chanh cũng bảo quản được tuần. Có người còn bày,đào cái hố,xong chôn cái chum xuống,có đồ ăn gì muốn bảo quản,bỏ vào chum đó,cũng ok nek.