Truyền thông là gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Truyền thông là kiểu hình thức tương tác xã hội trong đó có hai tác nhân tương tác với nhau, chia sẻ thông điệp và tín hiệu chung. Ở dạng dễ, thông tin được truyền tải từ người gửi tới người tiếp nhận. Ở dạng khó hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người tiếp nhận
Trả lời
Truyền thông là kiểu hình thức tương tác xã hội trong đó có hai tác nhân tương tác với nhau, chia sẻ thông điệp và tín hiệu chung. Ở dạng dễ, thông tin được truyền tải từ người gửi tới người tiếp nhận. Ở dạng khó hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người tiếp nhận
Truyền thông (communication) là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền thông là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận. Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một người hiểu những giừ người khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểu tượng, và học được cú pháp của ngôn ngữ. Truyền thông thường gồm ba phần chính: nội dung, hình thức, và mục tiêu. Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm, hiểu biết, đưa ra lời khuyên hay mệnh lệnh, hoặc câu hỏi. Các hành động này được thể hiện qua nhiều hình thức như động tác, bài phát biểu, bài viết, hay bản tin truyền hình. Mục tiêu có thể là cá nhân khác hay tổ chức khác, thậm chí là chính người/tổ chức gửi đi thông tin.
Truyền thông từ tiếng Anh: Communication có nghĩa là sự truyền đạt, thông tin, thông báo, giao tiếp, trao đối, liên lạc, giao thông... Thuật ngữ truyền thông có nguồn gốc từ tiếng Latinh “Commune” có nghĩa là chung hay cộng đồng. Nội hàm của nó là nội dung, cách thức, con đường phương tiện để đạt đến sự hiểu biết lẫn nhau, giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng, xã hội. Nhờ truyền thông giao tiếp mà con người tự nhiên trở thành con người xã hội. Theo định nghĩa của một số nhà khoa học thì lý thuyết truyền thông thể hiện mối quan hệ giữa các dữ kiện truyền thông trong hành vi của con người, và truyền thông là một quá trình có liên quan đến nhận thức (thái độ) hoặc hành vi. Giữa nhận thức và hành vi của con người bao giờ cũng có khoảng cách. Truyền thông là nhằm mục đích tạo nên sự đồng nhất hoặc ít ra cũng rút ngắn khoảng cách ấy. Từ những phân tích trên có thể hình thành khái niệm chung về truyền thông: Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kĩ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đối trong hành vi và nhận thức